17-01-2024 12:43

Lưu ý khi chăm sóc trẻ chậm nói

Lưu ý khi chăm sóc trẻ chậm nói

Trong quá trình chăm sóc trẻ chậm nói, mặc dù trẻ không thể sử dụng ngôn ngữ bằng lời nói để giao tiếp và yêu cầu điều trẻ muốn nhưng trẻ có thể sử dụng cử chỉ, thái độ, ánh mắt... Khi đó, cha mẹ hãy để cho trẻ tự làm bằng hành động và giải thích thêm cho trẻ hiểu. Đây là cách dạy trẻ chậm nói khá đơn giản nhưng được các chuyên gia đánh giá khá cao.

1. Tình trạng chậm nói ở trẻ

Quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ được thể hiện qua từng giai đoạn. Cụ thể:

  • Trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi có thể nhìn chăm chú người xung quanh mình nói chuyện hoặc trẻ có thể quay đầu về phía phát ra tiếng động;
  • Trẻ từ 6 đến 9 tháng có thể nói được từ hai âm như “mama, dada”...;
  • Trẻ 9 đến 12 tháng tuổi thì có thể phát âm “ê, a” kéo dài hơn thành một âm thanh;
  • Trẻ từ 12 đến 18 tháng có thể sử dụng được 4 từ và phát âm có tiết tấu, thậm chí có thể nối ghép hai từ lại với nhau;
  • Trẻ 2 tuổi có thể gọi tên, chào hỏi và biết khoảng 25 từ;
  • Trẻ từ 2 đến 3 tuổi nói rất nhiều và biết từ 50 đến 200 từ, lúc này trẻ có thể tự nói chuyện khi chơi. Ở độ tuổi này trẻ có thể tạo một cụm từ có đầy đủ thành phần chủ vị;
  • Trẻ từ 3 đến 4 tuổi bắt đầu nói được các câu phức tạp, sử dụng ngôn ngữ tốt hơn, đồng thời tự kiểm soát được cường độ giọng nói, ngữ điệu sử dụng ngôn ngữ như người lớn.

Chậm nói khiến cho khả năng ngôn ngữ của trẻ chậm hơn so với những trẻ bình thường. Trẻ chậm nói có thể do đơn thuần, điều này không quá lo ngại. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ chậm nói có thể do mất thính giác, rối loạn phát triển hoặc do các vấn đề tiềm ẩn về thần kinh. Vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân để chăm sóc trẻ chậm nói phù hợp.

Trẻ chậm nói thường có 3 dạng chính bao gồm:

  • Trẻ chậm nói đơn thuần;
  • Trẻ chậm nói do trong quá trình phát triển não bộ bị khuyết;
  • Trẻ chậm nói do vấn đề về cơ - miệng - lưỡi.
chăm sóc trẻ chậm nói
Cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân để chăm sóc trẻ chậm nói phù hợp

2. Những lý do gây ảnh hưởng đến khả năng nói của trẻ

Trẻ vẫn chưa biết nói có thể do các nguyên nhân như sau:

  • Nguyên nhân do thực thể: Có thể xuất phát từ các vấn đề tại bộ phận hoặc cơ quan trong cơ thể có chức năng đảm nhiệm phát âm như tai, mũi, họng, lưỡi, não hoặc các bệnh lý liên quan đến não như viêm màng não, dị tật bẩm sinh...
  • Nguyên nhân do tâm lý: Có thể xảy ra khi trẻ bị sốc về tâm lý hoặc không được gia đình quan tâm chăm sóc khiến cho trẻ ít nói chuyện.

Khi cha mẹ đã xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chưa biết nói thì cần phải chủ động thúc đẩy quá trình học nói của trẻ phù hợp với lứa tuổi. Bởi vì não phát triển nhanh nhất ở thời kỳ trẻ 3 tuổi, sau đó tốc độ này sẽ giảm dần. Với những trẻ sau 6 tuổi mà không nói được thì cần có sự can thiệp điều trị nhưng kết quả thu được cũng khá hạn chế.

Một số nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng trẻ chưa biết nói:

  • Các yếu tố liên quan đến thính lực của trẻ: Có thể cha mẹ sẽ lo lắng khi trẻ gặp tình huống này, nhưng nếu trước 5 tuổi có thể điều trị tình trạng này bằng phẫu thuật thì sẽ mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, nếu trường hợp xấu xảy ra thì trẻ có thể không nghe được và bắt buộc phải sử dụng máy trợ thính.
  • Vùng não bộ đảm nhiệm vai trò ngôn ngữ của trẻ có vấn đề: Nếu gặp trường hợp này cần đưa đến bác sĩ khám và thực hiện các tác động tích cực để giúp trẻ có thể cải thiện tình trạng nói của mình.
  • Chế độ ăn uống không đảm bảo chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ. Hơn nữa, chế độ dinh dưỡng của trẻ không đủ có thể khiến cho trẻ kém ăn, hấp thu chất dinh dưỡng kém...
  • Chứng bệnh tự kỷ: Nếu trẻ không may mắc bệnh tự kỷ, cha mẹ không nên tập trung vào lời nói khi giao tiếp mà cần biết cách để tiếp cận trẻ thông qua các trò chơi tăng cường sự chú ý, đồng thời giúp trẻ bắt chước các âm thành cũng như lời nói.
Chăm sóc trẻ chậm nói
Chăm sóc trẻ chậm nói đòi hỏi cha mẹ phải kiên trì

3. Một số phương pháp chăm sóc trẻ chậm nói

Khi trẻ chậm nói, cha mẹ cần phải có phương pháp phù hợp để chăm sóc trẻ, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ như bình thường. Dưới đây là một số cách chăm sóc trẻ chậm nói hiệu quả:

  • Cha mẹ nên tìm cách chăm sóc trẻ con và nói chuyện với trẻ nhiều hơn. Để cải thiện được khả năng giao tiếp bao gồm khả năng nói của trẻ, cách tốt nhất khi chăm sóc trẻ chậm nói là hãy dành nhiều thời gian để trò chuyện với trẻ, ngay cả khi trẻ chưa thể nói được. Với trẻ mới bắt đầu tập nói, cha mẹ nên sử dụng những âm từ ngắn, đơn giản như “ba, má”... trẻ nghe nhiều lâu dần sẽ bắt chước và nói nhại lại theo cha mẹ. Đồng thời cha mẹ nên khơi gợi và tạo động lực để trẻ đáp lại, còn trong trường hợp trẻ không nói được, cha mẹ hãy khuyến khích trẻ tiếp tục phát âm và tập luyện mỗi ngày.
  • Với trẻ lớn hơn, khi cha mẹ trò chuyện nên cố gắng nói thật chậm và rõ từng từ từng chữ một, đặc biệt cha mẹ cần hạn chế nói ngọng sẽ khiến cho trẻ khó phát âm và bắt chước theo. Thêm vào đó, kết hợp cùng với nói cha mẹ có thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể để hướng dẫn trẻ nói, chẳng hạn vẫy tay chào khi tạm biệt, khoanh tay trước ngực nhận quà... Cha mẹ cố gắng tạo mọi cơ hội nói chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi như trong lúc cho trẻ ăn, tắm cho trẻ, ru trẻ ngủ...
  • Cha mẹ có kể những chuyện mình đang làm cho bé nghe. Việc áp dụng nói tất cả những gì có thể với trẻ và giải thích những việc cha mẹ đang làm có thể giúp cho trẻ mở rộng được vốn từ và biết cách gắn kết các từ với hoàn cảnh nhất định. Cha mẹ cứ thực hiện lặp đi lặp lại hàng ngày, lâu dần trẻ sẽ học được rất nhiều.
  • Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tự giải quyết vấn đề. Trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ chậm nói, mặc dù trẻ không thể sử dụng ngôn ngữ bằng lời nói để giao tiếp và yêu cầu điều trẻ muốn nhưng trẻ có thể sử dụng cử chỉ, thái độ, ánh mắt... Khi đó, cha mẹ hãy để cho trẻ tự làm bằng hành động và sau khi trẻ thực hiện hành động đó, cha mẹ có thể giải thích thêm cho trẻ hiểu. Đây là cách dạy trẻ chậm nói khá đơn giản nhưng được các chuyên gia đánh giá khá cao. Tuy nhiên, với một số trường hợp trẻ còn bị gặp phải vấn đề về thính giác cha mẹ có thể đưa trẻ đi khám bác sĩ. Nếu trẻ trước 5 tuổi thì việc điều trị có thể áp dụng bằng phẫu thuật. Nếu điều trị cho trẻ không đạt hiệu quả tối ưu thì trẻ có thể sử dụng máy trợ thính.
  • Cha mẹ không nên bắt chước các ngôn ngữ của trẻ. Khi trẻ mới bắt đầu tập nói thường trẻ phát âm sẽ không chuẩn, thậm chí trẻ còn nói ngọng, lâu dần thành thói quen không tốt và khó sửa.
  • Cha mẹ tạo môi trường để trẻ có thể phát triển kỹ năng nói. Sử dụng tivi, điện thoại hay bất kỳ phương tiện điện tử nào cũng không thể giúp trẻ có thể nói chuyện được, mà cần tạo điều kiện và môi trường cho trẻ, chẳng hạn như cho trẻ chơi với các bạn cùng trang lứa. Khi trẻ được tiếp xúc với các bạn trẻ sẽ trở nên mạnh dạn, nhanh nhẹn và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
  • Cha mẹ dành thời gian đọc sách hoặc kể chuyện cho trẻ nghe. Sách có lẽ được xem như “liều thuốc” thần kỳ với những trẻ chậm nói. Khi cha mẹ ôm con vào lòng và đọc cho con nghe những câu chuyện hấp dẫn sẽ giúp trẻ làm quen được nhiều từ mới trong mọi ngữ cảnh.
  • Cha mẹ tìm kiếm và hát cho trẻ nghe những bài hát thiếu nhi để trẻ có thể dễ dàng ghi nhớ từ mới. Ngoài ra, nhịp điệu của bài hát cũng khiến cho trẻ dễ học và cảm thấy thoải mái hơn. Cách này khá đơn giản nhưng hiệu quả với trẻ chậm nói.

Trong quá trình đồng hành và dạy trẻ tập nói cha mẹ không nên ép trẻ khi trẻ không thích. Điều đó có thể làm cho trẻ phản ứng tiêu cực và ảnh hưởng nhiều đến quá trình dạy nói của trẻ.

chăm sóc trẻ chậm nói
Trong quá trình chăm sóc trẻ chậm nói cần tạo môi trường để trẻ có thể phát triển kỹ năng nói

Tóm lại, trẻ chậm nói có thể là do tâm lý hoặc bệnh lý như mất thính lực, vấn đề về não,... Do đó, nếu cha mẹ đã thử áp dụng các phương pháp dạy trẻ tập nói nhưng ngôn ngữ của trẻ không phát triển thì nên đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán chính xác.

XEM THÊM:
  • Công dụng thuốc Poziats 15mg
  • Cách kích thích giao tiếp sớm cho trẻ nhỏ
  • Các vấn đề về ngôn ngữ ở trẻ tuổi từ 5 đến 8

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan