17-01-2024 11:30

Lượng đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Lượng đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Nội dung video được tư vấn bởi Bác sĩ nội Tổng Quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

“Đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?” là thắc mắc được nhiều người quan tâm hiện nay. Về vấn đề này, Bác sĩ tại Vinmec Nha Trang cho biết, tiểu đường là bệnh mạn tính liên quan đến rối loạn nội tiết tố, với đặc điểm làm tăng nồng độ glucose máu, rối loạn chuyển hóa carbohydrate, lipid, protein. Khi bị tiểu đường, người bệnh sẽ có nguy cơ mắc các thêm các bệnh thận, đáy mắt, thần kinh và tim mạch.

Một số đối tượng nguy cơ có khả năng cao mắc bệnh tiểu đường bao gồm:

  • Người trong độ tuổi trên 45;
  • Người có chỉ số BMI lớn hơn 23;
  • Người có huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg hoặc/ và huyết áp tâm trương ≥ 85 mmHg;
  • Tiền sử gia đình có người mắc phải bệnh tiểu đường trong 1 thế hệ bao gồm bố, mẹ, anh chị em ruột, con ruột;
  • Tiền sử bản thân mắc phải hội chứng chuyển hóa, tiền tiểu đường;
  • Nữ giới có những bệnh lý trong thời gian mang thai như tiểu đường thai kỳ, sinh con nặng trên 4000 gram, sảy thai tự nhiên nhiều lần, thai lưu...;
  • Người có tiền sử rối loạn lipid máu khi chỉ số HDL-c < 0.9 mmol/L và chỉ số Triglyceride > 2.2 mmol/L.

Về vấn đề “Đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?” - bác sĩ Vinmec cho biết: Để chẩn đoán tiểu đường một cách chính xác, cần dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán đường huyết của WHO, IDF- 2012 như sau:

  • Hàm lượng glucose huyết tương khi đói ≥ 7.0 mmol/L (≥126 mg/dL);
  • Hàm lượng glucose huyết tương ≥ 11.1 mmol/L (≥200 mg/dL) lúc 2 giờ sau khi thực hiện dung nạp glucose bằng đường uống;
  • HbA1C ≥ 6.5% (48 mmol/mol theo tiêu chuẩn của Liên đoàn sinh hóa lâm sàng quốc tế- IFCC), hoặc
  • Xuất hiện những triệu chứng lâm sàng của tiểu đường và hàm lượng glucose ở thời điểm bất kỳ ≥ 11.1 mmol/L (≥200 mg/dL).

Đường huyết tăng cao sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe, cụ thể:

  • Biến chứng cấp: Hôn mê tăng đường huyết, hôn mê hạ đường huyết,
  • Biến chứng mạn tính ở các mạch máu lớn như não, mạch vành, chi dưới, Mạch máu nhỏ: Mắt; ở thần kinh tự động: Gây hạ huyết áp tư thế, gây nhịp tim nhanh, rối loạn cơ thắt bàng quang gây tiểu rắt, bí tiểu, liệt dạ dày, ruột
  • Các biến chứng khác: Sâu răng, dễ bị nhiễm trùng,

Nhằm ngăn ngừa biến chứng của tiểu đường, mỗi người cần phải:

  • Giữ cân nặng chuẩn theo chiều cao, tránh thừa cân, béo phì bằng cách: Ăn đúng nhu cầu năng lượng cơ thể cần mỗi ngày.
  • Duy trì, đều đặn tập thể dục, uống đủ nước mỗi ngày.
  • Sống vui vẻ, yêu thương, suy nghĩ tích cực.Tránh stress tâm lý.
Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại đây.
XEM THÊM:
  • Carbohydrate và lượng đường trong máu
  • Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu và xử trí
  • Vì sao chỉ số đường máu thử buổi sáng cao hơn buổi chiều?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan