Mục lục
Đưa chân lên cao giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch đặc biệt đối với những người phải đứng hoặc ngồi cả ngày. Hơn nữa, việc nâng cao chân còn giúp máu lưu thông thay vì buộc hệ tuần hoàn chống lại trọng lực của nó đẩy máu lên tim. Chính những lý do đó khiến cho việc nâng cao chân khi ngồi thư giãn hay khi ngủ có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
1. Liệu pháp nâng cao chân
Thực hiện liệu pháp nâng chân cao có thể giúp cho máu lưu thông hiệu quả hơn đồng thời giúp giảm áp lực xuống chi dưới, giúp cho tim được nghỉ ngơi. Hơn nữa, khi chân ở vị trí này còn có thể giúp cơ thể giảm viêm, giảm sưng. Hoặc nếu bạn bị căng cơ thì khi thực hiện nâng cao chân có thể giúp giảm bớt tình trạng này khiến cho máu lưu thông tốt hơn và tứ chi được nghỉ ngơi.
2. Lợi ích của nâng cao chân đối với sức khỏe
Tư thế ngồi hoặc nằm với chân nâng cao có thể có một số lợi ích sức khỏe tiềm năng như cải thiện lưu lượng máu. Máu thiếu oxy trở về tim qua tĩnh mạch. Không giống như động mạch của bạn, áp lực trong tĩnh mạch của bạn tương đối thấp. Để giúp máu di chuyển, tĩnh mạch của bạn sử dụng các van nhỏ và sự co lại của các cơ xung quanh để hỗ trợ đưa máu trở về tim. Khi bạn đang ngồi hoặc đứng, máu thiếu oxy ở chân cũng phải hoạt động chống lại trọng lực để trở về tim. Nâng cao chân sẽ khiến cho chúng cao hơn tim của bạn tạo ra trọng lực giúp cải thiện lưu lượng máu trong các tĩnh mạch ở chân
Giảm sưng tấy. Sưng có thể xảy ra do sự tích tụ của chất lỏng dư thừa (phù nề) hoặc viêm hoặc có thể do chấn thương hoặc một số tình trạng sức khỏe nhất định có thể khiến chân bạn bị sưng. Tương tự như vậy, khi nâng chân cao sẽ giúp cải thiện lưu lượng máu, đồng thời nâng cao chân của bạn cao hơn mức tim có thể giúp chất lỏng dư thừa thoát ra ngoài hiệu quả hơn.
Giảm áp lực. Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài có thể khiến máu đọng lại trong các tĩnh mạch ở chân của bạn và có thể dẫn đến sự gia tăng áp lực trong các tĩnh mạch này. Do đó, có thể góp phần vào sự phát triển của các tình trạng như giãn tĩnh mạch. Nâng cao chân có thể giúp giảm áp lực ở chân bằng cách cho phép máu đã tích tụ thoát ra ngoài. Nếu bạn đã đứng được một lúc, thì việc ngồi xuống với chân nâng cao cũng có thể giúp giảm bớt áp lực và giảm đau cho đôi chân mỏi.
Giảm đau lưng. Nằm ngửa khi ngủ được biết có thể sẽ gây áp lực lên vùng lưng dưới của bạn. Nằm nghỉ ở tư thế này trong khi nâng cao bàn chân hoặc đầu gối của bạn có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn để ngủ, vì có thể làm giảm áp lực khó chịu cho cột sống dưới bằng cách xoay ngược khung xương chậu. Nếu bạn bị đau lưng nghiêm trọng hoặc bị đau lưng mãn tính, bạn có thể muốn nâng cao chân lên đáng kể bằng cách sử dụng một chiếc gối lớn hoặc dụng cụ hỗ trợ đầu gối.
Cải thiện căn chỉnh cột sống. Nhiều người cho rằng nằm ngửa khi ngủ phù hợp cho việc điều chỉnh cột sống. Tuy nhiên, các gai của cột sống cong tự nhiên, gần như hình chữ “S”, đặc biệt là về phía lưng dưới của chúng ta. Nằm nghỉ ở tư thế bằng phẳng có thể gây áp lực khó chịu lên độ cong tự nhiên này, gây khó chịu, đau đớn và khiến cột sống của chúng ta bị căng thẳng không cần thiết. Những người nằm ngửa có thể giải quyết vấn đề này bằng cách đặt một chiếc gối dưới đầu gối để xoay xương chậu lên trên và làm giảm cột sống.
Phục hồi nhanh hơn sau chấn thương. Chấn thương thường dẫn đến sưng tấy và mặc dù điều này không nhất thiết phải lo lắng, nhưng sưng tấy có thể gây khó chịu. Các bộ phận cơ thể bị thương sẽ sưng lên vì hệ thống tuần hoàn của chúng ta gửi thêm chất lỏng và các tế bào bạch cầu đến khu vực đó để giúp cơ thể chúng ta chữa lành. Sưng không chỉ có thể gây khó chịu, nó cũng có thể gây đau đớn. Cơn đau xảy ra do các mô sưng lên ép vào dây thần kinh, chúng truyền tín hiệu đau đến não của chúng ta. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu cơn đau hoặc sự khó chịu này bằng cách kê cao chân để giảm sưng và thúc đẩy lưu thông máu nhiều hơn.
3. Những trường hợp nào được cải thiện nhờ nâng cao chân ?
Tình trạng tĩnh mạch. Ngồi, đứng hoặc không hoạt động trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng tĩnh mạch. Nâng cao chân phần nào giúp bạn ngăn ngừa hoặc giảm bớt tình trạng tĩnh mạch, chẳng hạn như:
- Viêm tắc tĩnh mạch bề ngoài. Viêm tắc tĩnh mạch bề ngoài với một cục máu đông trong tĩnh mạch ngay dưới da của cơ thể có thể gây sưng và đau. Trong khi một số có nguy cơ thấp, những người khác có thể liên quan đến huyết khối tĩnh mạch sâu.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) khi cục máu đông hình thành ở một trong những tĩnh mạch sâu của chân bạn. Những cục máu đông này có thể làm tắc nghẽn lưu lượng máu, dẫn đến sưng hoặc đau chân. Cục máu đông này cũng có thể di chuyển đến phổi, gây ra thuyên tắc phổi.
- Suy tĩnh mạch. Giãn tĩnh mạch xảy ra khi máu đọng lại trong tĩnh mạch. Những tĩnh mạch này nằm ngay dưới bề mặt da và gây sưng lên, có màu xanh và bị xoắn. Giãn tĩnh mạch có thể gây ra các triệu chứng thường nặng hơn sau khi ngồi hoặc đứng trong thời gian dài.
- Suy tĩnh mạch mãn tính (CVI) xảy ra khi máu không thể trở về tim một cách hiệu quả, khiến máu đọng lại ở chân và có thể gây ra nhiều triệu chứng ở chân, bao gồm đau, sưng và giãn tĩnh mạch.
- Thương tích. Nếu bị chấn thương ảnh hưởng đến chân, bạn sẽ có thể gặp phải các triệu chứng như đau, nhức và sưng. Nâng cao chân trước khi ngủ có thể giúp giảm bớt các triệu chứng này.
- Sau khi phẫu thuật. Nâng cao chân sau khi phẫu thuật cũng có thể giúp giảm đau và sưng. Ngoài ra, cục máu đông chẳng hạn như huyết khối tĩnh mạch sâu DVT hoặc viêm tắc tĩnh mạch được quan tâm sau khi phẫu thuật, đặc biệt là với phẫu thuật hông hoặc chân. Mặc dù phải vận động nhẹ nhàng và không ở một tư thế quá lâu nhưng việc nâng cao chân định kỳ có thể giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
- Trong khi mang thai. Sưng phù ở chi dưới thường gặp khi mang thai, do tăng giữ nước, thay đổi nội tiết tố và áp lực từ tử cung mở rộng. Nâng cao chân có thể giúp giảm bớt tình trạng sưng tấy này.
- Viêm mô tế bào. Viêm mô tế bào - nhiễm trùng da thường do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua các vết nứt trên da và có thể gây ra các triệu chứng như đau, đỏ da và sưng tấy. Bản thân nhiễm trùng được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm mô tế bào phát triển trên cánh tay hoặc chân của bạn, bác sĩ có thể khuyên bạn nên kê chi bị ảnh hưởng cao hơn tim để giảm sưng.
- Phù bạch huyết. Phù bạch huyết có thể xảy ra do hệ thống bạch huyết của bạn bị tổn thương và có thể khiến chất lỏng bạch huyết tích tụ trong cơ thể, dẫn đến sưng tấy ở nhiều bộ phận trên cơ thể, bao gồm cả chân. Và phù bạch huyết có thể tiến triển, dần dần xấu đi theo thời gian. Nâng cao chân có thể giúp giảm sưng trong giai đoạn đầu của tình trạng này, nhưng không hiệu quả trong các giai đoạn sau.
4. Cách nâng cao chân
Thời gian và tần suất bạn nên nâng cao chân có thể phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như sự cố gắng của bản thân. Một số cách nâng cao chân giúp giảm bớt các triệu chứng do giãn tĩnh mạch.
Chuyển sang tư thế ngả hoặc nằm thoải mái. Đặt chân sao cho cao hơn tim và bạn có thể sử dụng một chiếc gối để đạt được yêu cầu. Nếu bạn không thể nâng cao chân của mình ngang với tim, thì hãy cố gắng gác chân lên bàn hoặc ghế dài hoặc ghế sofa, như vậy sẽ vẫn giúp làm chậm tác dụng của trọng lực. Bạn thực hiện nâng cao chân và giữ trong khoảng thời gian 15 phút với tần suất từ 3 đến 4 lần mỗi ngày.
Nâng cao chân có thể có lợi cho sức khỏe của bạn theo một số cách. Một số lợi ích chính bao gồm cải thiện lưu lượng máu, giảm viêm và giảm áp lực trong các tĩnh mạch ở chân của bạn. Bạn có thể nâng cao chân để giúp giảm bớt các triệu chứng do giãn tĩnh mạch và giảm sưng khi mang thai. Nó cũng có thể là một cách hữu ích để ngăn ngừa cục máu đông sau phẫu thuật. Tuy nhiên, để thực hiện được hành động này bạn cần đảm bảo rằng bạn có đủ sự hỗ trợ cho lưng và chân trước khi thử nâng cao chân. Nếu bạn có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi thử nâng cao chân.
- Feparac là thuốc gì ?
- Chú ý viêm gân achilles khi chơi thể thao
- Công dụng thuốc Tana Nasidon