17-01-2024 12:04

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em đang gia tăng, đây là nhóm đối tượng dễ mắc các bệnh về đường ruột vì hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện như người lớn. Bé bị loạn khuẩn đường ruột kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn điện giải, kiệt sức và suy dinh dưỡng.

1. Loạn khuẩn đường ruột là gì?

Loạn khuẩn đường ruột là một tình trạng rất hay gặp ở trẻ nhỏ, nguyên nhân là do trong đường ruột bị mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn. Bình thường, trong đường ruột của cơ thể con người thì 85% là lợi khuẩn và 15% còn lại là có hại. Tỷ lệ này muốn ổn định cân bằng thì phải duy trì đều, không bị lệch nhau thì quá trình tiêu thụ thức ăn khi cơ thể nạp vào sẽ hiệu quả nhiều hơn.

Ngược lại, nếu tỷ lệ này bị phá vỡ, không còn cân bằng nữa thì sẽ xảy ra các vấn đề cho trẻ nhỏ, như đi ngoài phân lỏng, phân sống, táo bón hoặc đi kèm là chất nhầy, đôi lúc có máu khiến trẻ bị đầy bụng và có triệu chứng sốt nhẹ do nhiễm khuẩn.

Ở một số trường hợp, bé bị loạn khuẩn đường ruột kéo dài, cha mẹ không phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách thì dẫn tới hệ cân bằng không còn, trẻ bị mất nước, rối loạn điện giải, kiệt sức và suy dinh dưỡng kéo dài.

2. Nguyên nhân gây ra loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em là gì?

Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột ở trẻ có thể do một số bệnh lý. Mỗi tình trạng đều có nguyên nhân và độ tuổi chẩn đoán trung bình riêng. Các rối loạn có thể xảy ra vì nhiều lý do, bao gồm:

- Phản ứng tự miễn dịch (cơ thể tấn công các tế bào khỏe mạnh)

- Bệnh ung thư

- Bẩm sinh

- Môi trường (khói thuốc lá hoặc uống chất tẩy rửa gia dụng)

- Di truyền (di truyền qua các gia đình)

- Các yếu tố khởi phát không xác định (vô căn)

Ngoài ra, có thể do trong quá trình nuôi trẻ, cha mẹ cho ăn dặm quá sớm hoặc chế độ ăn chưa phù hợp, trẻ bị thấp còi suy dinh dưỡng, môi trường thời tiết thay đổi tạo điều kiện gây nhiễm trùng đường ruột ở trẻ.

loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em
Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em có thể do một số bệnh lý

3. Những dấu hiệu và triệu chứng của loạn khuẩn đường ruột ở trẻ?

Về dấu hiệu bé bị loạn khuẩn đường ruột, các triệu chứng sẽ xuất hiện ở nhiều độ tuổi, vị trí và mức độ nghiêm trọng khác nhau. Trẻ em có thể gặp một hoặc nhiều điều sau đây:

  • Mụn mọc nhiều
  • Thiếu máu
  • Chảy máu từ trực tràng hoặc trong phân
  • Bụng đầy hơi hoặc chướng
  • Táo bón
  • Buồn nôn hoặc nôn.

Nhiều khi trẻ bị mắc các bệnh khác liên quan đến các cơ quan như gan, lá lách, bệnh chàm, bệnh tiêu chảy. Có lúc trẻ bị giảm cân nhưng cha mẹ cũng không biết nguyên nhân từ đâu.

4. Hậu quả khi trẻ bị loạn khuẩn đường ruột

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em sẽ làm cho cơ thể bị thiếu hấp thu các chất dinh dưỡng. Cơ thể bị thiếu các chất làm cho trẻ biếng ăn, tăng cân rất chậm, bị suy dinh dưỡng ở thể trạng nhẹ cân và nếu thời gian lâu hơn thì dẫn tới suy dinh dưỡng thể thấp còi.

Hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn làm giảm các tỷ lệ vi khuẩn có lợi ở đường ruột, sức đề kháng cơ thể bị giảm một cách đáng kể. Từ đó làm cho trẻ dễ bị mắc các bệnh nguy hiểm như lỵ, tả, đại tràng mãn tính...

Nguy hiểm hơn, bé bị loạn khuẩn đường ruột kéo dài sẽ khiến cơ thể suy nhược, suy thận, hôn mê xảy ra và đe dọa đến tính mạng nếu không kịp thời bù đủ các chất điện giải.

loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em
Dấu hiệu loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em có thể là buồn nôn hoặc nôn

5. Phòng bệnh rối loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em

Trẻ em là niềm vui trọn vẹn của mỗi bậc cha mẹ. Tuy nhiên, việc chăm sóc chúng không chỉ thú vị mà còn đầy thử thách. Khi bé cảm thấy khó chịu, bé sẽ khó bày tỏ điều đó, điều quan trọng là cha mẹ phải hiểu nhu cầu của bé. Trẻ sơ sinh dễ gặp các vấn đề về về tiêu hóa như đầy hơi và đau bụng. Do đó, theo dõi chặt chẽ và tìm ra các dấu hiệu cho thấy sự khó chịu về tiêu hóa có thể giúp bạn loại bỏ vấn đề một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Khả năng ăn và tiêu hóa thức ăn của trẻ là điều cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh hỗ trợ sự phát triển khỏe ở trẻ sơ sinh và là tiền đề trong chặng đường dài đối với sức khỏe tổng thể của trẻ. Do đó, để phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em, cha mẹ cần:

  • Cho trẻ ăn với số lượng nhỏ và cách quãng đều đặn. Đảm bảo rằng trẻ tiêu thụ đủ chất lỏng để tiêu hóa thức ăn. Nên cho trẻ bú 2 giờ một lần trong vài tháng đầu.
  • Vỗ nhẹ vào lưng sau mỗi lần cho bú sẽ giúp trẻ giảm chướng bụng. Co thắt dạ dày là do khí tích tụ trong quá trình tiêu hóa. Cho trẻ bú từ từ, giữ trẻ thẳng đứng trong suốt cữ bú và thêm một thời gian nữa sau khi bú. Đảm bảo bạn cho trẻ ợ hơi đều đặn trong khi bú để loại bỏ khí trong dạ dày.
  • Trong khi cho con bú sữa mẹ, mẹ cần tránh quá sử dụng các đồ ăn hay thức uống chứa nhiều cafein. Ngoài ra, tránh tiêu thụ thức ăn cay, thức ăn gây đầy hơi và các loại thực phẩm có thể gây dị ứng.
  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để đánh giá bất kỳ vấn đề tiêu hóa tiềm ẩn nào ở trẻ.

Khi dùng thuốc, nên sử dụng các loại thuốc có thành phần thảo dược giúp chống rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh, giúp điều hòa nhu động ruột và kiểm soát chứng đầy hơi, đau bụng và các rối loạn tiêu hóa khác.

Ngoài ra bé cũng cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.

Để có thêm kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, cha mẹ hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi - Dinh dưỡng hàng đầu của Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec khi cần tư vấn về sức khỏe của trẻ.

XEM THÊM:
  • Đặc điểm bệnh viêm ruột do ký sinh trùng Giardia lamblia
  • Vì sao kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột?
  • Trẻ bị loạn khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan