Mục lục
- 1. 1. Sơ lược về rối loạn lưỡng cực
- 2. 2. Nói dối có liên quan tới chứng rối loạn lưỡng cực?
- 3. 3. Hậu quả của nói dối do rối loạn lưỡng cực
- 4. 4. Nói dối do rối loạn lưỡng cực có phải nói dối bệnh lý không?
- 5. 5. Điều trị rối loạn lưỡng cực và nói dối
- 6. 6. Bạn nên làm gì nếu người thân bị rối loạn lưỡng cực
- 7. Đánh giá
Các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực thường là: Hưng cảm, trầm cảm, có những hành vi nguy hiểm, không có khả năng tập trung,... Ngoài ra, một số người bị rối loạn lưỡng cực còn có biểu hiện hay nói dối. Câu hỏi đặt ra là: Họ nói dối do rối loạn lưỡng cực hay do nguyên nhân nào khác?
1. Sơ lược về rối loạn lưỡng cực
Rối loạn lưỡng cực là tình trạng rối loạn cảm xúc, ảnh hưởng tới nhiều người trên thế giới. Những người bị rối loạn lưỡng cực thường trải qua nhiều thay đổi cảm xúc như hạnh phúc tột độ (hưng cảm) hoặc buồn bã dữ dội (trầm cảm).
Có 3 loại rối loạn lưỡng cực là:
- Loại 1: Các giai đoạn hưng cảm có thể xảy ra trước hoặc sau các giai đoạn trầm cảm;
- Loại 2: Một giai đoạn trầm cảm xảy ra trước hoặc sau một giai đoạn hưng cảm;
- Loại 3: Rối loạn chu kỳ, đặc trưng bởi các triệu chứng trầm cảm và hưng cảm đều không đạt tới mức độ quá nghiêm trọng. Để chẩn đoán mắc bệnh rối loạn lưỡng cực chu kỳ, các triệu chứng cần kéo dài tối thiểu 2 năm.
Mặc dù các dấu hiệu của rối loạn lưỡng cực là khác nhau nhưng nói dối không nằm trong các triệu chứng chính của tình trạng này.
2. Nói dối có liên quan tới chứng rối loạn lưỡng cực?
Hiện chưa có bất kỳ bằng chứng lâm sàng nào cho thấy mối liên hệ giữa rối loạn lưỡng cực và việc nói dối, mặc dù một số báo cáo có thể cho thấy có sự liên quan giữa 2 tình trạng này. Người ta cho rằng một số người bị rối loạn lưỡng cực có thể nói dối do:
- Rối loạn lo âu, suy nghĩ dồn dập và nói quá nhanh
- Trí nhớ có sự sai sót
- Hấp tấp, bốc đồng và khả năng phán đoán kém
- Thổi phồng cái tôi
Có nhiều lý do giải thích vì sao một người bị rối loạn lưỡng cực có thể nói dối. Vào thời điểm đó, họ có thể không nhận ra rằng những gì họ nói là không đúng sự thực. Vì điều này, có thể đưa ra câu trả lời hoặc những giải thích khác sau này. Họ có thể nói dối để thổi phồng cái tôi của mình trong những giai đoạn hưng cảm hoặc nói dối để che giấu việc mình lạm dụng rượu hoặc chất kích thích.
Nghiện có thể xảy ra cùng lúc với rối loạn lưỡng cực. Điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nói dối. Người nghiện có thể muốn che đậy hành vi sai trái của mình bằng cách nói dối thường xuyên hơn. Một số nguyên nhân khác như nghiện rượu, cờ bạc,...
3. Hậu quả của nói dối do rối loạn lưỡng cực
Mặc dù một số người mắc chứng rối loạn lưỡng cực có thể nói dối và câu chuyện của họ có thể gây tổn thương cho người khác. Nói dối thường xuyên sẽ làm rạn nứt lòng tin của người khác đối với bạn. Càng nói dối nhiều, tình cảm giữa 2 người sẽ càng trở nên rạn nứt nhiều hơn, thậm chí không thể duy trì được mối quan hệ.
Đánh mất các mối quan hệ có thể khiến bệnh nhân rối loạn lưỡng cực tự tách xa mọi người hơn nữa. Và điều này có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của họ.
4. Nói dối do rối loạn lưỡng cực có phải nói dối bệnh lý không?
Nói dối thông thường là một hành vi. Khi ai đó nói dối, thường có lý do rõ ràng để họ làm vậy nhằm đạt một mục đích nào đó. Nhưng những người mắc bệnh nói dối (nói dối bệnh lý) thì có thể nói dối mà không cần lý do. Họ thường không thể kiềm chế mong muốn bịa chuyện (kể cả khi điều này làm tổn hại chính họ). Đó là một hành vi suốt đời và người mắc bệnh thì không thể kiểm soát ý muốn nói dối.
4 hành vi của người mắc bệnh nói dối là:
- Nói dối quá mức, bịa chuyện quá nhiều khiến người khác tin tưởng. Sau đó, họ phải dùng thêm nhiều lời nói dối để bảo vệ lời nói dối ban đầu;
- Nói dối mà không có lý do chính đáng, không có động cơ rõ ràng, bất chấp hậu quả;
- Nói dối bệnh lý xảy ra trong nhiều năm, bắt đầu từ khi một người còn trẻ và tiếp tục kéo dài vô thời hạn;
- Người nói dối bệnh lý có thể có tình trạng trầm cảm hoặc lo lắng nhưng đây không phải là nguyên nhân khiến họ nói dối. Bệnh nói dối là một tình trạng sức khỏe, không phải là một triệu chứng của vấn đề tâm thần nào khác.
Như vậy, nói dối bệnh lý hoàn toàn là một tình trạng khác so với nói dối do rối loạn lưỡng cực.
5. Điều trị rối loạn lưỡng cực và nói dối
Liệu pháp nhận thức hành vi có thể giúp người thân của người mắc bệnh rối loạn lưỡng cực xác định được hành vi nói dối và nguyên nhân dẫn tới hành vi nói dối. Liệu pháp này cũng hướng dẫn người bệnh có thể từ bỏ việc nói dối, xây dựng các hành vi lành mạnh hơn.
Liệu pháp trò chuyện cũng có thể giúp ích nhiều cho bệnh nhân rối loạn lưỡng cực hay nói dối. Việc đó sẽ giúp người bệnh chia sẻ được suy nghĩ, vấn đề của họ và biết cách đối phó hiệu quả với tình trạng bệnh.
6. Bạn nên làm gì nếu người thân bị rối loạn lưỡng cực
Nếu bạn bè hoặc người thân của bạn mắc chứng rối loạn lưỡng cực, bạn nên tham khảo một số lưu ý sau:
- Tìm hiểu về bệnh rối loạn lưỡng cực: Tìm đọc thêm các tài liệu về bệnh sẽ giúp bạn hiểu rõ rối loạn lưỡng cực, các triệu chứng của nó và mối liên hệ của bệnh với việc nói dối. Từ đó, bạn có thể biết được khi nào người thân nói dối, cách ứng phó trong trường hợp đó như thế nào,...;
- Tạo không gian an toàn cho chính bạn: Việc phải ứng phó với hành vi nói dối của người thân cùng các vấn đề nghiêm trọng khác có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Vì vậy, bạn nên dành thời gian để quan tâm tới chính mình, rèn luyện khả năng tự chăm sóc bản thân, nên tập luyện nhiều hơn và lên lịch vui chơi cùng bạn bè;
- Trao đổi với bác sĩ tâm lý: Bạn có thể nói chuyện với bác sĩ tâm lý để được cung cấp thông tin chuyên môn về bệnh, đưa ra lời khuyên cho cả người mắc bệnh và người chăm sóc
- Tham gia các nhóm hỗ trợ: Bạn có thể gặp gỡ những gia đình đang gặp vấn đề giống mình để giúp đỡ nhau khi cần.
Mặc dù các nghiên cứu khoa học có thể không chứng minh rõ mối liên hệ giữa rối loạn lưỡng cực và nói dối nhưng từ thực tế cho thấy có tình trạng này. Nếu người thân của bạn bị rối loạn lưỡng cực và họ hay nói dối thì bạn hãy cố hiểu rằng điều này thường là do họ không cố ý. Bạn hãy cố gắng giúp người thân đối phó với tình trạng này và cũng tự cho mình đủ không gian để chăm sóc cảm xúc của bản thân.
- Tại sao chúng ta lại sợ hãi?
- Thường xuyên lo lắng, hồi hộp khi đo huyết áp có sao không?
- Các loại cảm xúc con người có thể từng trải qua