17-01-2024 22:14

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân lao phổi ho ra máu

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân lao phổi ho ra máu

Ho ra máu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra với nhiều mức độ ho ra máu khác nhau, trong đó phổ biến là bệnh lao phổi ho ra máu. Nếu không được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách thì tình trạng mày có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho tính mạng. Vì vậy, mọi người cần có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ho ra máu đúng cách và hiệu quả để giúp bệnh nhân nhanh khỏi bệnh và phục hồi.

1. Ho ra máu là gì?

Ho ra máu là tình trạng ho, khạc, ộc ra máu từ đường hô hấp dưới ra ngoài qua đường miệng mũi. Ho ra máu là một cấp cứu nội khoa có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng phần lớn là do các bệnh lý của hô hấp. Trong đó, ho ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh lao phổi hoặc cũng có thể là hậu quả của bệnh lao phổi cho dùng bệnh đã được chữa trị khỏi.

Ho ra máu có nhiều thể nặng nhẹ khác nhau, trong đó phổ biến thường gặp là ở thể nhẹ và ít gây nguy hiểm. Tuy nhiên, có thể gặp thể ho ra máu nặng và rất nặng gọi ho ra máu sét đánh và ho ra máu tắc nghẽn. Trường hợp này không được xem thường vì máu ộc ra với lượng nhiều không cầm được có thể dẫn đến trụy tuần hoàn, suy hô hấp và dẫn đến tử vong. Hoặc lượng máu ho ra làm tắt nghẽn đường thở và người bệnh bị suy hô hấp dẫn tới tử vong.

2. Biểu hiện lâm sàng

Khi mắc bệnh lao phổi ho ra máu, người bệnh sẽ thấy máu ho ra màu đỏ tươi, ra trong hoặc sau cơn ho. Máu có bọt và có các bóng khí, không lẫn thức ăn, máu có thể lẫn đờm.

Số lượng máu ho ra có thể ít, chỉ lẫn vài tia máu trong các chất khạc hoặc ra với số lượng trung bình từ vài chục đến một vài trăm ml. Hoặc máu có thể ra nhiều hơn là trên 200ml ộc ra ngoài ào ạt, người bệnh vừa ọc máu, vừa ho và càng ho càng ộc ra nhiều máu hoặc máu chảy ra không thoát ra ngoài được mà bị đông lại trong đường hô hấp, gây bít tắc phế quản dẫn đến nghẹt thở.

Ho ra máu có thể ngắn chỉ một vài ngày hoặc kéo dài hơn 5-7 ngày rồi bớt dần và ngừng hẳn. Có trường hợp ho ra máu kéo dài cả tháng và thành từng đợt, mỗi đợt cách nhau vài ngày. Trung bình thì máu ra nhiều trong ít hôm đầu rồi giảm dần và sau 10-15 ngày thì không ra máu nữa.

Ho ra máu nhiều hoặc ho ra máu lần đầu thì người bệnh thường hốt hoảng, lo sợ, da tái xanh, bị vã mồ hôi và mạch nhanh. Nếu máu ra nhiều thì có tình trạng sốc do huyết áp tụt và bệnh nhân có thể sốt.

3. Nguyên nhân gây ho ra máu

Nguyên nhân gây ho ra máu có thể là do một số nguyên nhân chính sau đây mà người bệnh cần hết sức cảnh giác, cụ thể là:

  • Lao phổi: Bệnh lao phổi ho ra máu chính là nguyên nhân hàng đầu trong các bệnh lý gây tình trạng ho ra máu. Tỷ lệ người ho ra máu được chẩn đoán mắc bệnh lao phổi hoặc biến chứng của lao phổi chiếm phần lớn trong các bệnh nhân ho ra máu.
  • Giãn phế quản: Ho ra máu cũng là một trong những biểu hiện của bệnh giãn phế quản. Người bệnh thường xuyên ho và khạc đờm thành đợt, đờm có lẫn cả máu. Thậm ch, nếu bệnh nặng thì còn có thể ho ộc ra máu hoặc ho ra máu sét đánh.
  • Ung thư phổi phế quản: Những trường hợp bị ung thư phế quản thường sẽ có các triệu chứng như: ho ra máu kéo dài, khó thở và đau tức ngực...

Ngoài ra, ho ra máu còn có thể do một số nguyên nhân sau đây:

  • Bệnh phế quản như viêm phế quản hay hen phế quản...
  • Bệnh tim mạch như bệnh tăng huyết áp hoặc suy tim, bệnh mạch vành...
  • Bệnh toàn thân: bệnh sinh chảy máu, nhiễm khuẩn huyết, đông máu rải rác trong lòng mạch, bệnh thiếu vitamin C...
  • Ngoại khoa: chấn thương, đụng giập lồng ngực hoặc bị gãy xương sườn, sức ép do bom, do chất nổ...

4. Xử trí khi bị ho ra máu

Tùy vào tình trạng nặng hay nhẹ và từng nguyên nhân gây ho ra máu cụ thể mà việc điều trị có thể thực hiện tại nhà hay cần phải chuyển đến bệnh viện.

4.1. Ho ra máu nhẹ

Nếu ho ra máu với lượng máu ho ra dưới 50ml/ngày và máu chỉ lẫn trong đờm hoặc chỉ ho ra vài ngụm máu nhỏ. Thì nguyên tắc chung là: nằm nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, dùng các thuốc an thần hoặc thuốc cầm máu, thuốc giảm ho... Bên cạnh đó, ăn đồ lỏng và uống nước mát, lạnh. Không ăn các thức ăn khó tiêu, không uống các đồ uống có cồn, có gas hoặc chất kích thích.

Ho ra máu nhẹ thì có thể điều trị và chăm sóc tại nhà. Nếu bệnh nhân được cầm máu thì sau đó cần đi khám để xác định nguyên nhân gây bệnh nhằm có biện pháp điều trị triệt để. Còn nếu ra máu nhiều hơn hoặc ho ra máu dai dẳng thì cần phải chuyển đến bệnh viện để được điều trị.

4.2. Ho ra máu trung bình

Khi lượng máu ho ra từ 50-200 ml/ngày thì bệnh nhân cần được điều trị tại bệnh viện. Sau khi thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân, tình trạng bệnh cụ thể của người bệnh. Các bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp và hiệu quả nhất cho bệnh nhân.

4.3. Ho ra máu nặng

Khi lượng máu ho ra trên 200ml/ngày thì bệnh nhân cần phải được điều trị và theo dõi tại bệnh viện. Tùy từng mức độ và tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa hoặc can thiệp ngoại khoa. Trong trường hợp mất máu quá nhiều thì cần thiết phải truyền máu.

5. Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ho ra máu

Khi có người thân bị ho ra máu, để giúp bệnh nhân đạt được hiệu quả điều trị tốt và nhanh chóng hồi phục thì người thân cần lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ho ra máu như sau:

5.1. Chăm sóc người bệnh

Ngay khi bệnh nhân có dấu hiệu ho ra máu ở mức độ nhẹ thì cần cho bệnh nhân nghỉ ngơi hoặc nằm ở nơi yên tĩnh. Bên cạnh đó, cần đặt 1 chiếc cốc gần với bệnh nhân để bệnh nhân có thể thuận tiện ho khạc ra máu. Không để bệnh nhân nuốt ngược lại vào trong có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Đồng thời, đối với những bệnh nhân ho ra máu nặng thì phải được nghỉ ngơi hoàn toàn ngay lập tức. Kê đầu cao hơn thân và tốt nhất là nên nằm nghiêng một bên khi đang ho ra máu. Cần có người thân ở bên cạnh chăm sóc, không để cho bệnh nhân di chuyển nhiều.

5.2. Cần chú ý đến vấn đề tâm lý trong quá trình chăm sóc bệnh nhân ho ra máu

Người thân cần động viên tinh thần trấn tĩnh và đưa ra lời khuyên điều trị với những hướng lạc quan để giúp người bệnh không hoang mang và lo lắng mà an tâm hơn khi điều trị.

5.3. Chế độ dinh dưỡng

Trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ho ra máu không thể thiếu chế độ dinh dưỡng cho người bệnh. Nên cho người bệnh ăn những thức ăn nhẹ, lỏng để dễ tiêu hóa như sữa, súp, cháo, canh... Tuyệt đối không được cho bệnh nhân uống rượu và ăn thức ăn cay bởi dễ gây xúc tác cho quá trình ho ra máu.

6. Phòng ngừa ho ra máu

Có rất nhiều nguyên nhân ho ra máu nên để phòng ngừa ho ra máu thì cần phòng ngừa các nguyên nhân. Đặc biệt là mọi người cần phòng ngừa và điều trị sớm các bệnh về đường hô hấp (bệnh lao phổi, các bệnh phế quản...). Bên cạnh đó cần tránh hút thuốc lá, nên điều trị bệnh huyết áp, tim mạch...

Hy vọng với những thông tin được cung cấp và chia sẻ trong bài viết này đã giúp mọi người biết được nguyên nhân, cách chữa trị, cũng như có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ho ra máu nói chung và bệnh lao phổi ho ra máu nói riêng hiệu quả.

Những thông tin này chỉ mang tính tham khảo, vì thế để được chẩn đoán và điều trị tình trạng ho ra máu hiệu quả nhất. Thì người bệnh nên trực tiếp đến các cơ sở y tế để thăm khám và thực hiện theo đúng các chỉ định, tư vấn của bác sĩ có chuyên môn.

XEM THÊM:
  • Điều trị ho ra máu bằng phương pháp nút động mạch phế quản
  • Điều trị ho ra máu bằng nút động mạch phế quản
  • Bị ho ra máu uống thuốc gì?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan