Mục lục
Tình trạng không muốn ăn, chán ăn đang xảy ra ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại và gây ra nhiều hậu quả cũng như biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, nếu gặp những tình trạng này không nên chủ quan và cần xây dựng một chế độ ăn hợp lý cùng với lối sống lành mạnh giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng ăn không ngon kéo dài.
1. Tổng quan về hội chứng ăn không ngon, chán ăn
Không muốn ăn hay chán ăn có thể bắt nguồn từ các yếu tố nguy cơ về sức khỏe khiến cho cơ thể mất cảm giác ngon miệng. Đây cũng được xem như dấu hiệu có thể gặp vấn đề về sức khỏe. Theo thời gian khi cơ thể có khả năng tự phục hồi kết hợp cùng với nghỉ dưỡng và điều chỉnh lối sống phù hợp có thể khiến cho các triệu chứng ăn không ngon kéo dài mất đi. Mặc dù vậy, trong một số trường hợp nếu tình trạng mất vị giác kéo dài có thể gây nên các bệnh nguy hiểm đối với cơ thể. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan trước bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào tiến triển tình trạng ăn không ngon.
2. Nguyên nhân ăn không ngon
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên cảm giác ăn không ngon như:
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Sự phát triển của xã hội đã kéo theo những ảnh hưởng của lối sống không lành mạnh như ăn uống không điều độ, thiếu chất dinh dưỡng gây cho cơ thể bị thiếu hụt và suy nhược cơ thể. Trong một vài trường hợp, làm việc quá sức hay hoạt động thể thao quá sức và diễn ra thường xuyên cùng với sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá... khiến cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Bệnh lý
Ăn không ngon có thể coi nhu dấu hiệu bệnh lý hoặc biến chứng của nhiều bệnh lý.
Đái tháo đường khiến cho cơ thể thường xuyên xuất hiện cảm giác khát nước và đi tiểu nhiều. Do đó việc kiểm soát đường trong cơ thể gặp nhiều khó khăn khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và chán ăn.
Thiếu máu do thiếu sắt: Mức độ của bệnh khác nhau sẽ biểu hiện tùy theo từng đối tượng cụ thể. Tuy nhiên tình trạng thiếu máu gây cản trở nghiêm trọng đến quá trình vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể, đồng thời gây nên các dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi.
Các bệnh liên quan đến gan mật: Khi gan mật tổn thương sẽ dẫn đến quá trình hấp thu và chuyển hoá các chất dinh dưỡng gặp khó khăn. Đồng thời còn làm giảm quá trình đào thải các chất có hại ra khỏi cơ thể.
Các bệnh liên quan đến rối loạn và viêm nhiễm hô hấp: Rối loạn tiền đình, hoặc gan thận hoạt động quá tải khiến cho cơ thể mệt mỏi, chán ăn gây nên tình trạng rối loạn và viêm đường hô hấp. Những dấu hiệu của tình trạng này thường đi kèm với các triệu chứng như sốt cao, ho, viêm họng... Những người liên quan đến bệnh này thường chủ quan và bỏ qua các triệu chứng khiến cho bệnh diễn biến phức tạp và khó điều trị.
Các bệnh liên quan đến tuyến giáp: Bởi vì tuyến giáp giúp sản sinh hormone để kiểm soát chức năng trao đổi chất trong cơ thể. Khi tuyến giáp hoạt động kém thì cơ thể cảm thấy mệt mỏi do tăng và nhạy cảm với nhiệt độ thấp khiến cho bạn ăn không ngon và mệt mỏi.
Bệnh liên quan đến tuyến thượng thận: Nếu người mắc bệnh giảm năng tuyến thượng thận có thể ảnh hưởng đến tuyến thượng thận với triệu chứng cơ thể thiếu hụt adrenaline được tiết ra khi con người có sự sợ hãi hoặc căng thẳng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bạn ăn cảm thấy không ngon miệng. Bệnh này thường bị nhầm lẫn với một số bệnh khát có triệu chứng như mệt mỏi, yếu cơ... vì vậy rất dễ chủ quan và bỏ qua triệu chứng của bệnh khiến cho bệnh tiến triển nguy hiểm hơn.
Nhiễm trùng Giardia do sử dụng nước uống không hợp vệ sinh và có thể lây từ người này sang người khác. Bệnh khá hiếm tuy nhiên triệu chứng của bệnh thường bao gồm: đau cơ, khó tiêu, buồn nôn...
Tinh thần không ổn định thường xuyên chịu các áp lực, căng thẳng, lo lắng hay buồn bã có thể khiến cho cơ thể bị mệt mỏi dẫn đến ăn uống không ngon miệng. Trong trường hợp này, chủ yếu do căng thẳng dẫn đến viêm loét dạ dày, táo bón hay tiêu chảy... Hiện nay các bệnh liên quan đến tâm lý ngày càng trở nên nghiêm trọng và báo động. Bệnh có tiến triển chậm và diễn biến lâu dài khiến cơ thể kiệt sức và gây ra những hậu quả ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ.
Do uống rượu bia quá nhiều: Khi uống quá nhiều đồ uống kích thích như rượu bia... có thể khiến cho người uống cảm thấy không ngon miệng, do khi say người uống ói mửa nhiều nên sau đó tỉnh lại không muốn ăn cái gì. Hơn nữa, uống nhiều rượu bia khiến cho gan không thực hiện được chức năng thải độc làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá, hấp thu cũng như dự trữ thức ăn.
Điều kiện thời tiết oi bức hoặc thay đổi thất thường chẳng hạn như thời điểm nắng nóng kỷ lục của mùa hè hoặc lạnh giá của mùa đông khiến cho cơ thể mệt mỏi cảm thấy ăn uống không ngon miệng. Thêm vào đó, thời tiết nắng nóng có thể khiến cho cơ thể bị mất nước nên cần tăng cường bổ sung những loại thức ăn ở dạng lỏng để giúp bổ sung nước hao hụt thông qua quá trình đổ mồ hôi của cơ thể.
Có thể gặp các vấn đề dị ứng liên quan đến gluten. Gluten là một loại protein trong ngũ cốc, nên ở một số người mắc các bệnh như Celiac không có khả năng nạp gluten vào hệ tiêu hoá của cơ thể dẫn đến tiêu chảy và khó tiêu hoặc đau bụng và gây nên cảm giác chán ăn.
3. Giải pháp giúp cải thiện tình trạng ăn không ngon miệng
Thưởng thức món ăn ngon luôn được mọi người quan tâm, tuy nhiên đôi lúc chúng ta lại có cảm giác không muốn ăn và ăn cảm giác không ngon miệng. Để có những giải pháp cụ thể cải thiện tình trạng này đầu tiên bạn phải tìm hiểu được chính xác nguyên nhân của tình trạng này có liên quan đến vấn đề gì. Có thể là vấn đề liên quan đến bệnh lý nhưng cũng có thể là vấn đề liên quan đến lối sống.
Để ăn ngon miệng hơn cũng như thúc đẩy quá trình hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể được tốt hơn, bạn cần kiểm soát tâm lý một cách ổn định. Nếu có thấy trong người có những triệu chứng bất thường thì cần đi khám bác sĩ để có thể kịp thời phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả. Hơn nữa, nếu tình trạng của bạn liên quan đến bệnh lý thì bạn có thể trao đổi với bác sĩ tất cả những thuốc bạn đã sử dụng trước đó, để bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân rõ ràng giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn. Qua đây cho thấy việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh có thể giúp điều trị bệnh tận gốc. Thêm vào đó, bạn có thể điều chỉnh lối sống bao gồm thực hiện chế độ ăn lành mạnh và cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Bổ sung các loại thực phẩm có chứa hàm lượng vi chất dinh dưỡng tốt nhu rau xanh, hoa quả, hải sản... những thực phẩm có hàm lượng vitamin A, vitamin B, vitamin C, kẽm.... có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp cơ thể được kích thích vị giác tạo cảm giác ngon miệng khi ăn.
- Chia thành nhiều bữa ăn trong ngày để giúp cho hệ tiêu hoá tiêu hoá thức ăn được nhanh hơn và tránh được việc ăn quá nó khiến thức ăn lâu tiêu. Ngoài ra, chia nhỏ bữa ăn còn giúp cho một số người giảm được hiện tượng đầy bụng, ợ hơi...
- Trong mỗi bữa ăn, có thể thêm một chút gừng hoặc sử dụng một cốc trà gừng vào buổi sáng có thể khiến cho bạn cảm thấy ngon miệng hơn. Bên cạnh đó, gừng còn giúp giảm cảm giác khó tiêu, đầy hơi.
- Triệu chứng sốt, đau đầu kèm đau phổi, chán ăn là bệnh gì?
- Hóa chất trong não có thể là chìa khóa trong rối loạn ăn uống
- Bổ sung vitamin D cho trẻ 3 tháng tuổi như thế nào?