Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trịnh Ngọc Duy - Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City
Gần đây, có nhiều trường hợp bị say nắng, say nóng phải cấp cứu tại bệnh viện, đặc biệt là vào mùa hè với nhiệt độ ngày càng tăng lên. Nội dung video được tư vấn bởi Bác sĩ Trịnh Ngọc Duy, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City.
Nguyên nhân say nắng nóng: Người làm việc tại môi trường nắng nóng, ngoài trời Hoặc ngay cả nhân viên văn phòng trong môi trường nhưng phải ra ngoài khi nắng nóng.
Cơ chế của bệnh: Do rối loạn trung tâm điều hòa nhiệt và cơ thể bị mất nước.
Đối tượng dễ gặp say nắng nóng: Người già, trẻ em, người hoạt động thể lực nặng hay ngay cả người trẻ do thay đổi môi trường làm việc đột ngột.
Người bệnh có thể gặp biểu hiện nhẹ như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu hoặc nặng hơn là buồn nôn, chuột rút, đau khắp cơ thể...Có thể diễn biến nặng như hôn mê, trụy tim mạch, có thể dẫn tới tử vong.
Với các trường hợp bị nhẹ, cách cấp cứu say nắng nóng ban đầu có thể thực hiện là:
- Cần tìm nơi thoáng mát, hoặc dùng quạt, chườm mát vùng cổ, nách, bẹn...
- Bổ sung nước, tốt nhất là uống oresol
Với các trường hợp nặng hơn, nếu người bệnh sốt cao thì nên sử dụng thuốc hạ sốt. Nếu tình trạng người bệnh không tiến triển tốt thì cần liên hệ cấp cứu sớm để được điều trị tùy vào bệnh lý.
Để phòng ngừa say nắng nóng, bạn nên:
- Hạn chế ra ngoài vào thời điểm nắng nóng;
- Luôn đảm bảo cơ thể đủ nước;
- Che nắng, đặc biệt tránh ánh nắng trực tiếp vào vùng sau gáy;
- Nếu phải làm việc ngoài thời tiết nắng nóng, cần có thời gian nghỉ phù hợp.
- Cường độ tia UV mạnh nhất vào lúc nào trong ngày?
- Tia UV là gì? Chỉ số tia UV bao nhiêu là có hại?
- Mặc áo chống nắng có tránh được tia UV không?