Sữa tươi là nguồn dinh dưỡng phổ biến đối với trẻ em, tuy nhiên tình trạng trẻ uống quá nhiều sữa tươi có thể dẫn đến những ảnh hưởng không tốt đối với sự phát triển và sức khỏe toàn diện. Vì vậy, cha mẹ cần nắm rõ một số thông tin cần thiết về sữa tươi cũng như cách cho trẻ sử dụng sữa tươi phù hợp nhất.
1. Trẻ uống quá nhiều sữa tươi
Đối với trẻ sơ sinh thì cha mẹ không nên cho trẻ uống sữa tươi vì ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh nên khi đưa sữa tươi vào thì trẻ sẽ không tiêu hóa được. Trong thành phần của sữa tươi có chứa đạm và chất khoáng rất nhiều nên khi trẻ uống quá nhiều sữa tươi ở độ tuổi này thì sẽ khiến thận làm việc quá sức. Bên cạnh đó, sữa tươi không cung cấp sắt, vitamin C đủ cho trẻ em trong giai đoạn này, dễ dẫn đến tình trạng thiếu sắt hay thiếu vitamin C. Vì vậy, khi trẻ trong độ tuổi sơ sinh thì không nên cho trẻ uống sữa tươi.
Ở giai đoạn nhũ nhi thì có thể bắt đầu cho trẻ làm quen với sữa tươi kèm với một chế độ ăn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ. Tuy nhiên, vẫn không nên để trẻ uống quá nhiều sữa tươi trong một ngày mà chỉ nên giới hạn ở dưới 1 lít sữa tươi/ngày. Nếu cho trẻ uống nhiều hơn lượng sữa này thì có thể trẻ sẽ gặp phải tình trạng dư năng lượng cũng như mất đi cảm giác thèm ăn những loại thực phẩm khác.
Có 3 loại sữa tươi đó là sữa được vắt trực tiếp, sữa thanh trùng và sữa tiệt trùng. Cha mẹ nên lựa chọn loại sữa thanh trùng và tiệt trùng cho trẻ uống để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với loại sữa được vắt trực tiếp thì vẫn còn vi khuẩn trong sữa nên khi trẻ uống sữa này thì sẽ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và những bệnh lý liên quan.
Với những sản phẩm được làm từ sữa như phô mai, sữa chua... thì nên cho trẻ sử dụng khi trẻ được 6 tháng tuổi trở lên. Những loại thực phẩm này chỉ nên cho trẻ dùng thêm với số lượng hợp lý để hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.
2. Trẻ em uống nhiều sữa tươi có tốt không?
Một số nguy cơ không tốt đối với sức khỏe khi cho trẻ uống quá nhiều sữa tươi đó là:
- Táo bón: Vì trong sữa không có chứa chất xơ kèm với việc khi trẻ uống quá nhiều sữa tươi thì dạ dày của trẻ sẽ bị đầy, từ đó không hấp thu được những thực phẩm có chứa chất xơ khác.
- Béo phì: Khi uống quá nhiều sữa tươi trong thời gian dài thì sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa calo nạp vào, từ đó dẫn đến thừa cân.
- Thiếu sắt: Vì trong sữa không chứa sắt cùng với khi uống nhiều sữa, trẻ sẽ mai no mà từ đó khiến trẻ không thể bổ sung thêm sắt từ những loại thực phẩm khác. Quá trình này nếu diễn ra trong thời gian dài thì sẽ dẫn đến thiếu máu, cần phải truyền máu cho trẻ khi có chỉ định của bác sĩ điều trị.
Tóm lại, trẻ uống quá nhiều sữa tươi sẽ gây ra những bất lợi đối với sức khỏe của bé. Do đó, cha mẹ cần cung cấp một thực đơn đầy đủ dinh dưỡng, cho trẻ uống sữa phù hợp và bổ sung thêm các vi chất cần thiết như kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
- Khi nào nên cho trẻ uống sữa tươi?
- Sữa vừa hết hạn có còn an toàn?
- Chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi