17-01-2024 13:11

Làm gì khi trẻ thích nghiến răng?

Làm gì khi trẻ thích nghiến răng?

Nghiến răng là một thói quen có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ thích nghiến răng khi ngủ. Hiện tượng này thường gặp ở độ tuổi mẫu giáo. Vậy nếu trẻ thích nghiến răng, phụ huynh cần làm gì để khắc phục?

1. Nguyên nhân trẻ nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng khi ngủ là hiện tượng hay xuất hiện ở những người thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi trong công việc hay nghiêm trọng hơn đây là dấu hiệu của một rối loạn thần kinh. Thông thường hiện tượng này không gây ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy vậy, nghiến răng khi ngủ nếu xảy ra với tần suất cao, kéo dài liên tục trong nhiều ngày thì vẫn có khả năng tác động không tốt đến hệ thần kinh.

Đặc biệt, trẻ hay nghiến răng khi ngủ là tình trạng cần nhận được sự quan tâm đặc biệt của cha mẹ. Hiện tượng trẻ nghiến răng khi ngủ diễn ra thường xuyên có thể tác động không tốt, gây ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt và thói quen ăn uống của bé. Một số biểu hiện khác hay đi kèm với tình trạng trẻ thích nghiến răng khi ngủ, bao gồm:

  • Bé bị sứt mẻ răng vô cớ;
  • Xuất hiện dấu hiệu đau hàm, đau tai, đau âm ỉ ở trán hoặc thậm chí đau nhức toàn thân;
  • Trẻ lớn gặp khó khăn trong khả năng nhai, tiêu hóa thức ăn.

Hiện tại vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ nghiến răng khi ngủ. Tuy nhiên trẻ thích nghiến răng nói chung vẫn liên quan đến một số yếu tố nguy cơ, cả khách quan lẫn chủ quan. Trong đó có thể gợi ý một số nguyên nhân gây ra hiện tượng bé nghiến răng khi ngủ:

  • Tâm lý không ổn định: Đây được xem là nguyên nhân chính làm trẻ thích nghiến răng khi ngủ. Ở trẻ nhỏ, việc thay đổi các các trạng thái cảm xúc khác nhau là không hề xa lạ. Bé có thể đang vui vẻ chơi đùa và đột ngột quấy khóc, buồn bã ngay lập tức vì một lý do đơn giản nào đó. Tâm lý không ổn định, dễ bị tác động và thay đổi đột ngột có thể tác động đến hệ thần kinh trẻ nhỏ, từ đó làm xuất hiện tình trạng hay nghiến răng khi ngủ;
  • Khớp cắn bị lệch: Các nghiên cứu đã chứng minh được rằng bé bị lệch khớp cắn thường hay nghiến răng khi ngủ với tỉ lệ cao hơn so với những đứa trẻ bình thường;
  • Trẻ nghiến răng khi ngủ do quá trình mọc răng: Giai đoạn bắt đầu mọc răng khiến trẻ đau nhức, khó chịu khi thức và đêm đến sẽ xuất hiện hiện tượng nghiến răng để cảm thấy thoải mái hơn;
Trường hợp trẻ hay nghiến răng có thể do khớp cắn bị lệch
Trường hợp trẻ hay nghiến răng có thể do khớp cắn bị lệch

Trẻ nghiến răng khi ngủ có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc mà trẻ sử dụng, đặc biệt là thuốc trầm cảm hay điều trị loạn thần...).

Hiện tượng này kéo dài sẽ dẫn đến một số biến chứng như:

  • Tình trạng sâu răng nghiêm trọng hơn do răng bị mài mòn;
  • Lòi tủy răng ra ngoài;
  • Nứt hay thậm chí gãy xương hàm;
  • Nguy cơ mắc hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm;
  • Răng nhạy cảm hơn do bào mòn lớp men răng.

2. Phụ huynh cần làm gì khi trẻ thích nghiến răng?

Bé hay nghiến răng gây ra âm thanh khó chịu đối với các thành viên trong gia đình. Thói quen nghiến và siết chặt răng vào ban đêm về lâu dài có thể làm mòn răng, vỡ răng, răng nhạy cảm hơn với nhiệt độ cao, gây đau mặt nghiêm trọng và các vấn đề hàm như hội chứng khớp thái dương hàm (TemporoMandibular Joint - TMJ).

Nếu các bậc phụ huynh nhận thấy con mình nghiến răng, hãy thử cho trẻ một thứ đồ chơi có thể gặm được như đồ chơi làm bằng cao su tự nhiên hoặc silicone không có chất hóa học gây hại.

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể sáng tạo những món đồ mà con có thể gặm được. Ví dụ, cha mẹ có thể làm ẩm một miếng khăn khô, rồi gấp làm bốn. Sau đó, làm khăn trong ngăn đá tủ lạnh rồi cho trẻ gặm. Độ lạnh và cứng của khăn có thể giúp trẻ thoải mái hơn trong giai đoạn mọc răng.

Nhiều phụ huynh thắc mắc mình phải làm gì để con từ bỏ thói quen nghiến răng khi ngủ hoặc hạn chế tác động của hiện tượng này đến sức khỏe răng miệng. Tương tự bất cứ vấn đề nào khác, muốn chữa bệnh thì chúng ta cần phải tìm được nguyên nhân gây bệnh. Do đó, cha mẹ nên tìm hiểu xem con mình đang mắc phải vấn đề gì để dẫn đến hiện tượng trẻ nghiến răng khi ngủ.

  • Nếu tâm lý trẻ căng thẳng, không ổn định: Cha mẹ nên có biện pháp để cùng con giải quyết những vấn đề tác động không tốt đến tâm lý. Cha mẹ có thể kể chuyện, hát ru hay nói chuyện cùng con, ngủ cùng bé để con cảm thấy thoải mái hơn khi ngủ và hạn chế việc trẻ hay nghiến răng;
  • Nếu không thể chấm dứt hiện tượng trẻ nghiến răng khi ngủ, hoặc khi trẻ xuất hiện dấu hiệu đau hay các biến chứng xảy ra, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đi khám răng. Hiện nay có một số dụng cụ bảo vệ hàm đặc biệt, có thể vừa khít với răng để ngăn ngừa những tổn thương răng vĩnh viễn ở những trẻ thích nghiến răng;
  • Đối với những bé có răng không xếp đúng vị trí, bác sĩ nha khoa có thể phải mài răng để chứng khớp được với nhau. Những trẻ lớn có thói quen nghiến răng khi ngủ kéo dài có thể cho sử dụng một thiết bị bảo vệ răng vào ban đêm. Dụng cụ này làm từ nhựa, có thể tương thích với khoang miệng để hạn chế động tác cắn và nghiến răng trong lúc ngủ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được cân nhắc ở những bé có tối thiểu 5 răng vĩnh viễn hoặc khi bé được 5 tuổi.
Nếu trẻ hay nghiến răng, cha mẹ có thể đưa trẻ tới gặp bác sĩ chuyên khoa để xử trí
Nếu trẻ hay nghiến răng, cha mẹ có thể đưa trẻ tới gặp bác sĩ chuyên khoa để xử trí

Rất nhiều trẻ hay nghiến răng một cách tự nhiên và không cần điều trị do biến chứng xảy ra ở tuổi này thường rất hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu trẻ lớn mắc tật nghiến răng cần phải được theo dõi sát để đảm bảo rằng không tổn thương răng vĩnh viễn. Trẻ có thể mắc chứng rối loạn khớp thái dương hàm do thói quen thường xuyên siết chặt hàm khi nghiến răng.

3. Phòng ngừa trẻ nghiến răng

Trong một số trường hợp, nghiến răng là phản ứng tự nhiên của trẻ trong quá trình tăng trưởng và phát triển, vì vậy phần lớn là không thể ngăn chặn được. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên bị căng thẳng, phụ huynh nên tìm cách nói chuyện với trẻ thường xuyên giúp con giải tỏa cảm xúc, giải quyết được các vấn đề căng thẳng sẽ ít nguy cơ dẫn đến tật nghiến răng. Ngoài ra phụ huynh cũng nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ thăm khám các vấn đề răng miệng, đảm bảo khớp cắn giúp trẻ có sức nhai tối đa và hạn chế được tật nghiến răng.

Chọn kem đánh răng cho bé thế nào để chống sâu răng?
XEM THÊM:
  • Nghiến răng khi ngủ: Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị
  • Tật nghiến răng khi ngủ ở người lớn có thể khiến bạn "già trước tuổi"
  • Nghiến răng ở trẻ nhỏ có cần can thiệp?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan