17-01-2024 13:17

Làm gì khi trẻ không chịu nói?

Làm gì khi trẻ không chịu nói?

Có một sự thật đó là ngôn ngữ của trẻ không tự nhiên mà có, ngôn ngữ chỉ xuất hiện khi trẻ có sự tương tác với người lớn theo thời gian, vì vậy hiện tượng trẻ chậm nói đang ngày càng phổ biến. Khi đủ 18 tháng tuổi mà tình trạng bé không chịu nói theo hay trẻ không chịu giao tiếp thì bố mẹ nên đưa con đến các đơn vị chuyên trị liệu âm ngữ để kiểm tra càng sớm càng tốt.

1. Trẻ không chịu giao tiếp khi đã được 18 tháng

Trẻ ở độ tuổi 18 - 31 tháng tuổi nhưng trẻ không chịu nói, không hiểu tốt ngôn ngữ không lời (ngôn ngữ thông qua cử chỉ, điệu bộ...) hoặc khả năng nói của trẻ quá thua sút so với các bạn cùng độ tuổi thì được gọi là chậm nói. Nếu đã qua 31 tháng - 5 tuổi, hiện tượng chậm nói vẫn còn tiếp diễn thì lúc này trẻ được xác định là chậm phát triển ngôn ngữ.

Cần dựa vào nhiều yếu tố khác như nguyên nhân, độ tuổi của bé, mức độ trẻ không chịu nói để can thiệp bằng các biện pháp và lộ trình riêng, khi trẻ được can thiệp càng sớm thì hiệu quả càng cao. Khi đủ 18 tháng tuổi mà tình trạng bé không chịu nói theo hay trẻ không chịu giao tiếp thì bố mẹ nên đưa con đến các đơn vị chuyên trị liệu âm ngữ để kiểm tra càng sớm càng tốt.

Các chuyên gia chuyên về âm ngữ trị liệu cảnh báo rằng nếu phụ huynh không can thiệp sớm mà cứ giữ tâm lý chờ đợi và mong con tự biết nói sẽ làm ảnh hưởng nhiều hơn đến sự phát triển của trẻ.

Thực tế trong số trẻ bị thiếu hụt ngôn ngữ đặc hiệu, dễ hiểu hơn là chậm nói, có các bé thuộc dạng nói muộn, khoảng 3 tuổi tự nhiên bé thay đổi và bắt kịp bạn bè, trường hợp này không được can thiệp cũng không sao. Tuy nhiên, nhóm trẻ còn lại sẽ không thể tự bắt kịp ở tuổi lên 3, khi vào môi trường mầm non, trẻ bắt đầu gặp khó khăn do những hạn chế về mặt giao tiếp, từ đó ảnh hưởng đến việc học tập và sinh hoạt của trẻ. Theo độ tuổi càng lớn, khó khăn mà trẻ gặp phải càng tăng dần, đặc biệt trong việc học tập.

Ngoài mốc 18 tháng tuổi, một mốc cảnh báo thứ hai mà bố mẹ nhất định không được bỏ qua đó là giai đoạn khoảng 2 tuổi. Nếu trẻ đã được 2 tuổi nhưng chỉ nói được dưới 50 từ đơn, không thể tự kết hợp 2 từ thì nên đưa đưa trẻ đến khám để được can thiệp hỗ trợ sớm, bố mẹ đừng bỏ lỡ thời kỳ quan trọng này vì đây là giai đoạn vô cùng thuận lợi để dạy con học ngôn ngữ do não bộ trẻ đang rất linh hoạt.

Nếu để ý trẻ từ sớm, bố mẹ sẽ nhận thấy vào khoảng 9 - 10 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu có những giao tiếp theo chủ ý đầu tiên, ví dụ như khi muốn một vật nào đó, trẻ sẽ nhìn vật đó rồi nhìn người muốn nhờ vả để lấy giúp bé. Nếu trẻ ở độ tuổi này nhưng không có dấu hiệu nêu trên, bố mẹ nên lưu tâm để theo dõi trẻ ở giai đoạn tiếp theo. Nếu nghi ngờ về khả năng ngôn ngữ của con, dù ở bất cứ độ tuổi nào bố mẹ nên tìm đến những cơ sở y tế có đơn vị âm ngữ trị liệu ngay để được chẩn đoán chính xác từ sớm.

trẻ không chịu nói
Tùy vào mức độ trẻ không chịu nói để can thiệp bằng các biện pháp và lộ trình riêng

2. Bố mẹ cần làm gì khi trẻ không chịu nói?

Ngôn ngữ là kỹ năng cần được sử dụng và luyện tập thường xuyên, vì vậy trong nhiều trường hợp trục trặc về ngôn ngữ nói ở trẻ hầu hết đều có liên quan đến cách cha mẹ tiếp xúc, chơi đùa và giao tiếp với con. Có trẻ chưa kịp nói ra yêu cầu của mình thì cha mẹ đã vội vàng đáp ứng ngay, do đó bé không có điều kiện cũng như nhu cầu phải nói. Một số gia đình quá bận rộn, bố mẹ đã giao việc trông con cho người giữ trẻ ít nói hoặc cho con chơi với điện thoại thông minh/máy tính bảng dẫn đến trẻ thiếu cơ hội để tập nói, lâu ngày dẫn đến tình trạng trẻ không chịu giao tiếp.

Khi trẻ không chịu giao tiếp, trẻ chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ, bố mẹ phải bắt đầu từ việc học kỹ năng chơi với con, kiên trì đưa ra lời nói mẫu cùng với các cử chỉ, điệu bộ, tranh ảnh... kèm theo, giúp trẻ hiểu và bắt chước dễ dàng hơn. Bố mẹ cần phải học cách chờ đợi trẻ đáp ứng trong khi giao tiếp, thường xuyên đặt các câu hỏi chọn lựa cho con trả lời kèm theo việc “mớm từ” nếu trẻ gặp khó khăn khi nói, điều này sẽ giúp trẻ “tự vận động” để nói tốt hơn.

Rất nhiều các công trình nghiên cứu cho thấy não của trẻ dưới 6 tuổi chưa hoàn thiện nhưng độ tuổi này lại có khả năng nghe và giải mã ngôn ngữ rất tốt. Từ 6 tuổi trở đi, bộ não của trẻ đã hoàn thiện tương tự người lớn tuy nhiên khả năng giải mã ngôn ngữ tự nhiên này sẽ biến mất. Do đó bố mẹ cần nói chuyện với trẻ ngay từ những ngày đầu tiên chào đời chứ không đợi đến khi trẻ biết nói mới bắt đầu giao tiếp với con.

Khi giúp trẻ chậm nói, người lớn cần phải vừa nói vừa biểu cảm, ra điệu bộ liên tục bởi các thông điệp trong giai đoạn đầu của trẻ chủ yếu là phi ngôn ngữ, nếu người lớn chỉ nói đơn thuần như một cái máy, trẻ có nguy cơ bắt chước như một con vẹt.

Bố mẹ cần lưu ý, nếu trẻ có vấn đề chậm nói hoặc có bệnh lý gây ra tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ thì ưu tiên hàng đầu đó là can thiệp sớm, tốt nhất là giai đoạn dưới 3 tuổi, nếu không kịp thì không nên để quá 6 tuổi, sự can thiệp cần được kết hợp từ nhiều phía gồm có y khoa, tâm lý và giáo dục. Sau đây là một số bước cơ bản giúp phát triển ngôn ngữ tại nhà cho bé:

  • Luyện tập thói quen đọc sách cho bé nghe, tập cho bé thực hiện động tác chỉ bằng ngón trỏ, nói cho bé biết tên của những vật dụng quen thuộc;
  • Sử dụng các từ ngữ đơn giản khi nói chuyện với con, luôn đặt câu hỏi và nói lên điều trẻ đang làm là gì;
  • Bố mẹ cần liên tục động viên, khen ngợi mỗi khi trẻ cố gắng nói chuyện;
  • Lặp lại cho chuẩn và bổ sung từ vào lời nói của trẻ, bố mẹ cần kiên nhẫn chờ đợi trẻ nói cho đúng, không nóng vội;
  • Không ép buộc trẻ nói bằng cách không cho trẻ món đồ mà trẻ yêu cầu, việc bắt buộc trẻ nói có thể làm cho con bị căng thẳng và ấm ức;
  • Cần hạn chế tối đa việc cho trẻ xem TV, máy tính, điện thoại... vì các vật dụng này có bản chất là không thể đối thoại với trẻ.
trẻ không chịu giao tiếp
Khi trẻ không chịu giao tiếp bố mẹ phải bắt đầu từ việc học kỹ năng chơi với con

Sau một thời gian cố gắng, nếu trẻ vẫn không thay đổi thì bố mẹ nên đưa con đến khám ở bệnh viện có các trung tâm hỗ trợ tâm lý để được chẩn đoán một cách toàn diện, đánh giá về mức độ phát triển ngôn ngữ của con và đưa ra phương pháp hỗ trợ trẻ phát triển tốt nhất.

XEM THÊM:
  • Trẻ phát triển ngôn ngữ thế nào trong 4 năm đầu đời?
  • Tăng động giảm chú ý ở trẻ: Những điều cần biết
  • Đọc sách hiệu quả với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan