17-01-2024 22:09

Làm gì khi bị ho và xì mũi ra máu?

Làm gì khi bị ho và xì mũi ra máu?

Ho và xì mũi ra máu thường liên quan đến những tổn thương của những mao mạch nhỏ trong niêm mạc mũi. Nguyên nhân gây tình trạng này có thể là do thời tiết hanh khô hoặc do thói quen ngoáy mũi... Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý mà mọi người cần phải hết sức lưu ý.

1. Xì mũi ra máu là như thế nào?

Xì mũi hoặc hỉ mũi ra máu là tình trạng có một ít máu lẫn trong dịch mũi. Bất cứ ai cũng có thể bị xì mũi ra máu ít nhất một vài lần trong đời, nhất là những người thường xuyên bị viêm mũi hay sổ mũi.

2. Triệu chứng xì mũi ra máu

Bên cạnh dấu hiệu dịch mũi, gỉ mũi có máu khô thì người bệnh xì mũi ra máu sẽ có những triệu chứng khác như là:

  • Khô và kích ứng mũi
  • Nghẹt mũi
  • Hắt xì liên tục
  • Ho.

3. Nguyên nhân gây ho và xì mũi ra máu

Tổn thương ở bên trong đường mũi sẽ gây chảy máu nặng hoặc nhẹ khi xì mũi. Đa phần các trường hợp chảy máu mũi xảy ra ở trong vách ngăn mũi do nhiều nguyên nhân làm tổn thương mạch máu trong mũi, cụ thể như là:

3.1. Thời tiết khô lạnh

Khi thời tiết hanh khô khiến cho mũi không có đủ độ ẩm và điều này khiến các mạch máu mũi bị tổn thương. Các mạch máu mũi bị tổn thương sẽ lâu lành lại do tình trạng khô mũi và dẫn đến nhiễm trùng mũi, khiến cho dịch mũi khi xì ra ngoài thường xuyên có máu.

Các mạch máu ở trong mũi cũng sẽ bị tổn thương do ngoáy mũi, nhất là trẻ em và đây là nguyên nhân phổ biến gây tình trạng chảy máu mũi khi ngoáy mũi.

3.2. Có vật thể lạ trong mũi

Nếu trong mũi có vật thể lạ cũng sẽ gây chấn thương mũi và mạch máu mũi. Đây cũng là lý do phổ biến gây chảy máu mũi ở trẻ nhỏ do trẻ có thể đưa bất kì đồ vật nào vào trong mũi.

3.3. Nghẹt mũi, nhiễm trùng đường hô hấp

Nghẹt mũi hoặc bị nhiễm trùng đường hô hấp cũng là nguyên nhân gây ho xì mũi ra máu.

Thường xuyên hắt hơi, ho hoặc xì mũi do tình trạng hô hấp làm cho các mạch máu bị vỡ gây tình trạng xì mũi ra máu.

Cảm lạnh thông thường, cúm hoặc bị dị ứng, viêm xoang hoặc do tình trạng sức khỏe khác sẽ gây nghẹt mũi hoặc viêm đường hô hấp. Khi gặp các vấn đề này, người bệnh thường gặp tình trạng ho xì mũi ra máu, thậm chí là ho ra máu và chảy máu mũi.

3.4. Cấu trúc mũi bất thường

Một số cấu trúc mũi bất thường như lệch vách ngăn, lỗ trên vách ngăn hay gai xương, hoặc bị gãy mũi... đều có thể làm bạn xì mũi ra máu. Bên cạnh đó, cấu trúc mũi bất thường còn khiến cho mũi không đủ độ ẩm và dẫn đến chảy máu.

3.5. Chấn thương hoặc có phẫu thuật ở mũi

Chảy máu mũi khi xì mũi hoặc khi hắt hơi có thể là do chấn thương hoặc can thiệp phẫu thuật ở mũi hoặc mặt.

3.6. Tiếp xúc với chất hóa học

Khi bạn sử dụng các loại thuốc như cocaine hoặc có tiếp xúc với các hóa chất như amoniac... sẽ làm các mạch máu trong mũi bị tổn thương và dẫn đến dịch mũi có máu khi xì mũi.

3.7. Thuốc

Một số loại thuốc như thuốc làm loãng máu Aspirin, thuốc Warfarin và các loại thuốc khác ảnh hưởng đến khả năng đông máu cũng sẽ là một trong các nguyên nhân xì mũi ra máu.

3.8. Khối u trong mũi

Dịch mũi có máu cũng có thể liên quan đến khối u ở trong mũi, kèm theo các triệu chứng khác trong mũi bao gồm: đau quanh mắt, nghẹt mũi càng dần càng nặng hơn, giảm khứu giác.

Trên đây là một số nguyên nhân gây ho và xì mũi ra máu mà mọi người có thể tham khảo. Tuy nhiên để biết được chính xác nguyên nhân và có biện pháp chữa trị phù hợp, hiệu quả thì người bệnh cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và chỉ định hiệu quả.

4. Xì mũi ra máu khi nào nên gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ dấu hiệu xì mũi ra máu nào sau đây thì bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán chính xác. Các triệu chứng bao gồm:

  • Chảy máu mũi kéo dài.
  • Xì mũi ra máu tái phát nhiều lần.
  • Xì mũi ra máu kèm theo ho, ho ra máu và sốt.
  • Nhức đầu, nhức mắt, ù tai.
  • Sưng mắt hoặc có quầng thâm xung quanh mắt.
  • Nhạy cảm với ánh sáng, liệt vận nhãnsong thị.
  • Đau sau gáy, nổi hạch cổ.
  • Mệt mỏi, khó chịu.
  • Nôn mửa kéo dài.

5. Làm gì khi bị ho và xì mũi ra máu?

Khi có triệu chứng ho và xì mũi ra máu, kèm theo những bất thường khác ở vùng mũi, đầu, mắt thì người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

5.1. Chẩn đoán

Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi các triệu chứng gặp phải, tiến hành khám tổng quát và hỏi về tiền sử bệnh của người bệnh. Đồng thời, bác sĩ sẽ lấy dịch mũi để làm xét nghiệm chuyên sâu.

Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang ngực hoặc chụp CT, hoặc nội soi phế quản để loại trừ hoặc xác định cụ thể nguyên nhân gây bệnh.

5.2. Điều trị

Việc điều trị xì mũi ra máu nhằm mục đích cầm máu và chữa trị các nguyên nhân khiến dịch mũi có máu, bao gồm:

  • Dùng thuốc steroid khi tình trạng ho và xì mũi ra máu liên quan đến viêm.
  • Thuốc kháng sinh khi ho ra máu và chảy máu mũi do viêm phổi hoặc lao phổi.
  • Nội soi phế quản nhằm loại bỏ huyết khối (nếu có).
  • Chữa lành các mao mạch bị vỡ khiến xì mũi ra máu.
  • Truyền máu, truyền huyết tương, tiểu cầu và các yếu tố đông máu.
  • Hóa trị hoặc xạ trị nếu có khối u ở mũi.
  • Phẫu thuật mũi là phương pháp cuối cùng nếu các cách trên không đem lại hiệu quả.

Bên cạnh việc điều trị thì người bệnh khi bị ho xì mũi ra máu cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt phù hợp bằng việc thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Khi thấy chảy máu mũi nhiều thì hãy ngồi thư giãn, cúi đầu về phía trước và thở bằng miệng.
  • Sau khi hết chảy máu mũi thì cần xịt nước muối sinh lý để giữ ẩm mũi.
  • Tránh ngoáy mũi, xì mũi hoặc nhét các vật lạ vào trong mũi
  • Khi thời tiết hanh khô thì nên sử dụng máy tạo độ ẩm để cung cấp ẩm tránh để mũi bị khô.

Hy vọng với những thông tin trong bài viết này đã giúp mọi người biết được nguyên nhân và phải làm gì khi bị ho và xì mũi ra máu.

Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không nhằm mục đích thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Vì vậy, người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị, thay vào đó nên tìm đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có chỉ định, biện pháp phù hợp và hiệu quả nhất.

XEM THÊM:
  • Sốt xuất huyết gia tăng ở người lớn, cảnh giác nguy cơ bùng phát dịch
  • Chảy máu cam là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý gì?
  • Tổn thương mạch máu đường tiêu hoá

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan