Mục lục
Buồn ngủ là trạng thái khiến con người ta dễ lờ đờ, uể oải và không thể tập trung vào việc gì. Nguyên nhân gây nên là do ngủ không đủ giấc, tác dụng phụ của thuốc hay suy nhược cơ thể. Vậy làm cách nào hết buồn ngủ và duy trì năng lượng cho một ngày làm việc hiệu quả?
1. Tác hại của việc thiếu ngủ đối với sức khỏe con người
Việc ngủ không đủ giấc có thể khiến não bộ con người trở nên trì trệ, gây giãn đoạn khả năng giao tiếp giữa các tế bào não, từ đó làm giảm sự nhạy bén tạm thời của tư duy, khả năng nhận thức qua thị giác và cả trí nhớ. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thiếu ngủ có liên quan đến việc giảm khả năng mã hóa và truyền tải thông tin từ thị giác vào tư duy của các nơron não bộ.
Việc chống lại tình trạng thiếu ngủ triệt để gần như là không thể, các chất kích thích như cà phê hay thậm chí là thuốc sẽ giúp lấy lại tỉnh táo nhưng cũng chỉ tạm thời. Vậy trong các trường hợp cần giữ sự tỉnh táo mà buồn ngủ quá phải làm sao? Những phương pháp sau đây sẽ giúp bạn cải thiện được cơn buồn ngủ.
2. Làm cách nào hết buồn ngủ khi cần sự tỉnh táo?
2.1. Thay đổi chế độ ăn
Nếu bạn chưa biết “làm sao để hết buồn ngủ” thì việc thay đổi chế độ ăn uống là lựa chọn tốt:
- Không dùng nhiều thức uống chứa caffeine: Sử dụng cà phê hay nước tăng lực quá nhiều trong thời gian ngắn có thể giúp bạn tỉnh táo nhưng khiến phần năng lượng vốn có của cơ thể bị mất đi, người sử dụng khó có thể hồi phục hoàn toàn vào hôm sau.
- Hạn chế thức ăn ngọt: Lượng đường trong máu cao có thể khiến cơ thể mệt mỏi, nếu ưa thích các thức ăn vị ngọt thì trái cây sẽ là sự lựa chọn lành mạnh hơn.
- Phân chia khẩu phần ăn vừa phải: Việc ăn quá no có thể khiến kích thích cảm giác buồn ngủ ở con người.
- Uống nhiều nước cũng là cách hiệu quả để giảm buồn ngủ. Vì tình trạng mất nước khiến cơ thể mệt mỏi và buồn ngủ hơn. Ngoài ra, bù nước thường xuyên cũng đồng nghĩa với việc cơ quan bài tiết hoạt động tích cực hơn, vận động đi tiểu thường xuyên để xua đi cảm giác buồn ngủ
- Nhai kẹo cao su: Đặc biệt là kẹo hương bạc hà có thể giúp giảm bớt cơn buồn ngủ dù chỉ là giải pháp tạm thời
2.2. Hết buồn ngủ bằng việc thay đổi chế độ vận động
Một chế độ vận động phù hợp sau đây có thể giúp bạn hết buồn ngủ:
- Đi dạo hay tăng cường vận động ở nơi có môi trường hít thở oxy tốt cũng là một cách để đánh thức trí não và cảm giác tràn đầy năng lượng.
- Tập thể dục buổi sáng đơn giản cũng đủ giúp gia tăng năng lượng để bắt đầu ngày mới.
- Tắm nắng thường xuyên giúp kiểm soát hệ tuần hoàn trong cơ thể, kích thích sự hoạt động của các bộ phận trong não bộ có liên quan đến khả năng tập trung, làm vực dậy tinh thần lờ đờ do buồn ngủ.
- Đi bộ thường xuyên trong 10 phút có thể tỉnh táo khoảng 2 giờ nhờ hoạt động oxy qua tĩnh mạch, não và cơ bắp.
2.3. Thay đổi chế độ sinh hoạt nếu bạn chưa biết “làm cách nào hết buồn ngủ”
Thay đổi chế độ sinh hoạt bằng các phương pháp sau sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn:
- Tắm hay rửa mặt bằng nước lạnh là một trong những cách phổ biến giúp tỉnh táo tức thì.
- Thư giãn đôi mắt thường xuyên: Mỏi mắt do cường độ làm việc với ánh sáng màn hình liên tục có thể khiến bạn buồn ngủ. Vì vậy bạn nên rời mắt khỏi màn hình và nhìn xung quanh, thực hiện các bài tập cải thiện thị lực hoặc dùng dung dịch nhỏ mắt.
- Trò chuyện thường xuyên: Những câu chuyện giải trí và hài hước luôn hiệu quả để giảm stress và buồn ngủ.
- Làm việc ở nơi đủ ánh sáng: Môi trường với ánh sáng mờ nhạt có thể khiến bạn mệt mỏi và buồn ngủ.
- Lập kế hoạch làm việc rõ ràng: Có thể giúp giải phóng bộ não khỏi sự đầy ứ thông tin, từ đó tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể thay vì ghi nhớ chúng.
- Nghe nhạc: Âm nhạc cũng là biện pháp hiệu quả để giúp con người phấn chấn và lấy lại tinh thần, xua tan cơn buồn ngủ.
Tóm lại, ngủ không đủ giấc có thể khiến não bộ con người trở nên trì trệ, giảm sự nhạy bén tạm thời của tư duy, khả năng nhận thức qua thị giác và trí nhớ. Do đó, trong các trường hợp cần giữ sự tỉnh táo, bạn có thể thực hiện các phương pháp trên để cải thiện cơn buồn ngủ.
- Bí mật về sức mạnh của giấc ngủ ngắn
- Liệu pháp xoa bóp chữa mất ngủ như thế nào?
- Giấc ngủ tốt cho trí nhớ và học tập như thế nào?