Mục lục
Nuôi dạy con thông minh là điều mà bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng mong muốn. Tuy nhiên làm thế nào để nuôi dạy con thông minh lại làm cho nhiều bậc phụ huynh đau đầu. Chúng ta đều biết cách thức chăm sóc của cha mẹ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cũng như trí thông minh của trẻ sau này. Sau đây là một số phương giúp bạn nuôi dạy con thông minh.
1. Không bao giờ bỏ cuộc trên hành trình nuôi dạy con
Ngày nay sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đã làm cha mẹ thay đổi hoàn toàn phương pháp dạy con. Họ biết chọn lọc và đưa ra phương pháp hiệu quả nhất giúp trẻ thông minh hơn. Đồng thời việc nuôi con cái không còn là một cuộc chiến tranh trường kỳ.
Thật vậy, từ khi công nghệ xâm nhập, các phân tích về chỉ số IQ của trẻ đều có dấu hiệu cao hơn mặt bằng lúc trước. Tuy nhiên đó không phải là công cụ giúp trẻ thông minh hơn. Cha mẹ người hướng dẫn con dùng và áp dụng công nghệ trong học tập mới thực sự là nguồn gốc của sự phát triển này.
Cha mẹ là những người đầu tiên bước đi cùng con và luôn theo sát trên chặng đường phát triển. Họ thấu hiểu cũng như nắm rõ điều mà những đứa con đang cần. Đây là bản năng làm mẹ tự nhiên nên cũng sẽ là nguồn năng lượng tích cực truyền cảm hứng cho sự phát triển trưởng thành của các bé.
Bản năng làm mẹ khiến bạn luôn nghĩ đến những điều tốt nhất cho con. Sự gắn kết sẽ giúp bé yên tâm và an toàn khi được che chở bao bọc. Nhờ đó đứa trẻ bình yên trưởng thành cũng vì thế mà trí não phát triển toàn diện giúp trẻ nhớ lâu.
Một vấn đề đáng ngại hơn đó là cha mẹ có xu hướng mong muốn con mình phải nổi bật. Nhưng cách họ làm chính là ép buộc chúng làm theo suy nghĩ bản thân. Điều này sẽ tạo ra áp lực khiến hệ thần kinh bị ức chế. Trẻ có thể sang chấn tâm lý hoặc tự kỷ vì cảm thấy mệt mỏi.
Với những bé còn nhỏ cách tốt nhất là cho bé làm quen dần môi trường vạn vật. Sự trải nghiệm sẽ cho các bạn nhỏ kinh nghiệm đầu tiên. Chúng có thể cảm nhận được mọi thứ xung quanh đang diễn ra thế nào. Điều này sẽ kích thích sự sáng tạo và tư của não bộ.
2. Bạo lực đòn roi không phải là cách tốt để giúp con
Theo các nghiên cứu được công bố, tình yêu của phụ huynh có sự tác động không nhỏ đến kết quả học tập của các con. Những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường hòa bình và tràn ngập yêu thương sẽ nhu mì điềm tĩnh và luôn tràn đầy năng lượng tích cực.
Tuy nhiên yêu thương không đòn roi với chiều chuộng thái quá lại không giống nhau. Việc quá nghiêm khắc hay dùng đòn roi để dạy con sẽ tạo tác dụng ngược lại. Đứa trẻ bị bạo hành từ chính cha mẹ sẽ có thể gây tổn thương cho bạn bè hoặc ai đó khiến chúng không hài lòng. Bên cạnh đó việc cho các bé nhỏ sử dụng thiết bị thông minh quá sớm không phải là phương pháp nuôi dạy yêu thương.
Ban đầu bé có thể thích ti vi, máy tính hay điện thoại. Điều đó làm cho nhiều người lầm tưởng con đang hạnh phúc vì chúng được đáp ứng mọi nhu cầu. Tuy nhiên khi tiếp xúc với sóng và tia UV thì trẻ lại bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đầu tiên là cận thị rồi dẫn đến trầm cảm hay tự kỷ. Đây đều là những bệnh lý nguy hiểm và dễ mắc ở trẻ nhỏ.
3. Sử dụng đồ chơi hợp lý giúp con cải thiện kỹ năng
Những món đồ chơi trí tuệ luôn là lựa chọn hàng đầu cho trẻ để giúp trẻ thông minh hơn. Nhu cầu tiêu thụ đồ chơi của phụ huynh hiện đại từ đó mà tăng cao. Kết quả là sự lựa chọn sẽ có phần thiếu chính xác. Chưa kể đến đồ chơi vượt xa lứa tuổi thì chọn nhà cung cấp uy tín cũng là một vấn đề hết sức khó khăn.
Nếu bạn cho con chơi món đồ vượt xa tuổi thực, chúng sẽ rất mau cảm thấy chán nản. Điều đó dễ hiểu, nhưng mong muốn con phát triển tốt hãy để chúng làm quen từ những món đồ phù hợp sau đó tiến lên dần. Như vậy con sẽ tích thúc và chăm chú đến món đồ chơi. Như vậy mới giúp bạn nuôi dạy con thông minh.
Hãy chơi cùng con và dạy con cách chơi. Việc làm này giúp cho tình cảm gắn kết đồng thời bạn vừa hỗ trợ vừa truyền cảm hứng đến cho con. Bé được quan tâm và chia sẻ kỹ năng cơ bản sẽ có khả năng thúc đẩy tư duy.
4. Sự phát triển giúp trẻ thông minh theo độ tuổi
4.1 Trẻ từ sơ sinh đến khi 3 tuổi
Mọi thứ trong tầm nhìn sẽ được bé chú ý và vận dụng. 4 tháng đầu đời, bé khám phá mọi thứ lọt vào tầm mắt. Những màu sắc sặc sỡ hay giai điệu âm nhạc đều sẽ được bé cảm nhận.
Từ 4 - 6 tháng tuổi bé sẽ bắt đầu biết chơi với thú nhồi bông. Lúc này bé đang tập ngồi khả năng cầm nắm bắt đầu phát triển. Bạn hãy cố gắng dạy bé cách nhận biết và chọn đồ vật bé cần. Sự vận động của các ngón tay cùng khả năng nhận biết đồ vật sẽ không ngừng kích thích tư duy của trẻ.
Từ 6 tháng đến 18 tháng bé sẽ có một bước tiến vượt bậc. Lúc này bé đã nhận biết màu sắc cụ thể hơn. Bạn cũng có thể đưa ra các câu mệnh lệnh yêu cầu với bé. Việc này sẽ tạo cho trẻ những thói quen giúp đỡ người khác. Đồng thời bé mau chóng làm quen và nhớ được tên nhiều đồ vật hơn.
Từ 18 tháng đến 2 tuổi bé sẽ hoàn thiện và bắt đầu có thể tự làm một số việc. Đừng ngại giao việc cho con vì điều đó tốt cho bé. Bạn sẽ giúp trẻ thông minh hơn nhờ những công việc bé được học mỗi ngày.
Những kỹ năng còn lại sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện đến khi bé được 3 tuổi. Con đã có thể cầm nắm đi vững và nói rõ ràng hơn. Bạn cũng có thể dạy con học và ghi nhớ những đồ vật sau đó yêu cầu con nói lại tên chúng.
4.2 Giai đoạn trẻ đi mẫu giáo
Đây là giai đoạn các bé hình thành khá toàn diện về mặt nhận thức. Trẻ đã biết yêu cầu và chia sẻ với bố mẹ bằng ngôn ngữ. Tuy nhiên đây là thời điểm bé đi học mẫu giáo có thêm bạn bè nên rất cần được quan tâm chăm sóc.
Hãy hạn chế tối đa cho trẻ tiếp xúc với những đồ công nghệ như điện thoại, máy tính bảng... Thay vì đó dạy con tập chơi trò chơi dân gian cùng các câu đố mẹo sẽ có ích hơn.
Bé sẽ bắt đầu làm quen với mặt chữ vào học cách đánh vần rồi ghép chúng lại sao cho có nghĩa. Việc này thường sẽ bắt đầu khi con 5 tuổi. Tuy nhiên một số bé có khả năng thiên phú đã biết đọc và đánh vần từ rất sớm. Việc mà bạn nên làm chính là luôn khuyến khích động viên con thực hiện những việc làm nâng cao tư duy.
Làm thế nào để trẻ thông minh? Điều đó phụ thuộc vào cách bạn cho con một thế giới quan. Hãy tạo cho trẻ môi trường trong lành và thân thiện nhất với khả năng của trẻ. Đồng thời đừng quên khen ngợi và dành cho con nhiều tình yêu hơn nữa.
Nguồn tham khảo: webmd.com
- Đọc sách hiệu quả với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Đọc sách hiệu quả đối với trẻ độ tuổi mầm non
- 6 bí quyết để nuôi dạy trẻ thông minh