17-01-2024 11:31

Kiểm tra tình trạng thiếu kẽm ở trẻ em, gây chán ăn

Kiểm tra tình trạng thiếu kẽm ở trẻ em, gây chán ăn

Tình trạng thiếu kẽm ở trẻ đang là một vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cũng như các bậc phụ huynh có con nhỏ đang ở độ tuổi phát triển. Khi cơ thể trẻ bị thiếu kẽm có thể dẫn đến một loạt các vấn đề như biếng ăn, thấp còi, suy giảm hệ miễn dịch và cản trở nhiều chức năng khác trong cơ thể.

1. Vai trò của kẽm đối với cơ thể trẻ

Kẽm là một yếu tố quan trọng và cần thiết để sản xuất ra hàng trăm enzym trong cơ thể. Mặt khác, nó cũng giúp kiểm soát các chức năng đa dạng của con người, bao gồm thị lực, móng tay, da, tóc, mô liên kết, chức năng tiêu hoá, thính giác, tình dục và phản ứng miễn dịch.

Mặc dù kẽm chỉ chiếm một lượng nhỏ trong trọng lượng khô của cơ thể, tuy nhiên nó được xem là một vi chất có vai trò sinh học vô cùng trọng yếu đối với sức khoẻ của con người, nhất là ở trẻ em. Theo các nhà nghiên cứu cho biết, loại vi chất này tham gia vào thành phần của hơn 300 loại enzym khác nhau và giữ nhiệm vụ là một chất xúc tác thiết yếu của ARN-polymerase trong quá trình nhân đôi DNA. Chức năng quan trọng này của kẽm là yếu tố chính giúp kích thích sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, kẽm cũng tham gia vào việc duy trì các chức năng của một loạt các cơ quan trong cơ thể. Nếu xét nghiệm kẽm trong máu cho thấy trẻ đang bị thiếu đi loại vi chất này ở một số cấu trúc thần kinh, nó có thể dẫn đến các tình trạng rối loạn thần kinh nhất định.

Một trong những chức năng quan trọng khác của kẽm là giúp điều hoà hệ thống nội tiết và tham gia vào các thành phần của hormone tuyến yên, tuyến sinh dục và tuyến thượng thận. Thông thường, hệ thống nội tiết sẽ phối hợp với hệ thần kinh trung ương và kiểm soát các hoạt động sống ở bên trong cũng như bên ngoài cơ thể.

Kẽm cũng được xem là một vi chất thiết yếu, có thể giúp tăng cảm giác ăn ngon miệng ở trẻ. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho biết, kết quả xét nghiệm thiếu kẽm ở trẻ có thể phản ánh tình trạng trẻ bị thiếu hụt kẽm từ mức độ nhẹ cho tới nghiêm trọng. Khi trẻ bị thiếu kẽm, nó có thể gây ra tình trạng biếng ăn, lười ăn, còi xương, chậm lớn và suy dinh dưỡng. Do đó, việc bổ sung kẽm đầy đủ cho trẻ có thể giúp cải thiện đáng kể sự phát triển về chiều cao đối với trẻ bị thấp lùn, đồng thời giúp tăng cân nhanh chóng đối với trẻ bị suy dinh dưỡng nhẹ cân.

2. Các triệu chứng cho thấy trẻ đang bị thiếu kẽm

Trong quá trình hấp thu và chuyển hoá, cơ thể chúng ta có thể hấp thụ được khoảng 5mg kẽm trong một ngày. Tỷ lệ hấp thụ này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm hàm lượng kẽm trong loại thực phẩm nhất định, nguồn gốc của thực phẩm, sự hiện diện của các chất kích thích hoặc ức chế sự hấp thu kẽm.

Thông thường, xét nghiệm kẽm trong máu có thể cho biết trẻ đang bị thiếu kẽm hay không. Ngoài ra, bạn cũng có thể quan sát thấy một số biểu hiện nhận biết thiếu kẽm của trẻ như:

  • Rụng tóc
  • Trẻ biếng ăn hoặc chán ăn
  • Tiêu chảy kéo dài
  • Chậm phát triển
  • Tổn thương ở mắt
  • Tốc độ làm lành vết thương chậm
  • Có các triệu chứng của thiếu máu như chóng mặt, da nhợt nhạt hoặc đau đầu
  • Vị giác và khứu giác của trẻ bị ảnh hưởng – đây cũng là lý do vì sao thiếu kẽm gây biếng ăn ở trẻ.

Về lâu dài, tình trạng thiếu kẽm có thể gây suy dinh dưỡng và chậm lớn ở trẻ. Sự thiếu hụt loại vi chất dinh dưỡng này sẽ đem lại những tác động tiêu cực đối với quá trình phát triển thể chất, chiều cao, hệ miễn dịch cũng như hệ thần kinh của trẻ nhỏ. Hơn nữa, trẻ cũng sẽ bị thấp còi, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn do giảm chức năng miễn dịch và có nguy cơ tử vong cao khi cơ thể chúng không đáp ứng đủ nhu cầu kẽm hàng ngày.

thiếu kẽm gây biếng ăn
Thiếu kẽm gây biếng ăn ở trẻ nhỏ có thể gây suy dinh dưỡng

3. Xét nghiệm kẽm trong máu là gì?

Nhìn chung, xét nghiệm kẽm trong máu được xem là phương pháp hiệu quả nhất giúp đánh giá nguy cơ thiếu kẽm ở trẻ. Mặc dù xét nghiệm thiếu kẽm có thể tồn tại một số điểm hạn chế nhất định trong việc xác định mức độ thiếu kẽm nhẹ, vừa hoặc nghiêm trọng, tuy nhiên chỉ số này vẫn rất hữu ích khi đánh giá tình trạng thiếu hụt kẽm nặng.

Các chuyên gia cho biết, nồng độ kẽm trong huyết thanh có xu hướng dao động lên đến 20% trong vòng 24 giờ. Điều này chủ yếu là do sự ảnh hưởng của việc bổ sung các chất dinh dưỡng thông qua thực phẩm. Sau bữa ăn, nồng độ kẽm ban đầu sẽ gia tăng ngay lập tức và có dấu hiệu giảm dần trong 4 giờ tiếp theo, sau đó tiếp tục tăng lên cho đến khi cơ thể tiêu thụ thức ăn trở lại. Vào buổi tối, nồng độ kẽm trong máu có xu hướng tăng nhẹ. Do đó, mức kẽm trong cơ thể đạt điểm cao nhất trong ngày thường là vào buổi sáng.

Xét nghiệm kẽm trong máu cho thấy nồng độ kẽm giảm do viêm cấp tính hoặc nhiễm trùng, điều này thường xảy ra do kẽm được vận chuyển từ huyết tương đến gan nhằm đáp ứng cho quá trình kháng viêm của cơ thể. Trong phản ứng giai đoạn viêm cấp tính, cytokine sẽ được giải phóng ra và kích hoạt tổng hợp metallothionein (MT) – một loại protein liên kết với kim loại nặng, giữ vai trò điều hoà gan hấp thụ kẽm.

Ngoài ra, xét nghiệm thiếu kẽm cũng có thể cho thấy cơ thể bạn đang bị stress hoặc mắc phải tình trạng nhồi máu cơ tim. Do kẽm được cơ thể vận chuyển trong huyết tương có liên kết chủ yếu với các albumin, vì vậy một số bệnh như suy dinh dưỡng năng lượng protein hoặc xơ gan có thể tạo ra chứng hạ đường huyết, khiến làm giảm nồng độ kẽm trong huyết thanh.

Dưới đây là các chỉ số bình thường của xét nghiệm kẽm trong máu:

  • Trẻ nhỏ: 63,8 – 110 mcg / dL
  • Nữ giới: 70 – 114 mcg / dL
  • Nam giới: 72,6 – 127 mcg / dL

4. Làm thế nào để phòng ngừa thiếu kẽm ở trẻ em?

Nhìn chung, nhu cầu kẽm dành cho trẻ nhỏ sẽ phụ thuộc vào từng độ tuổi nhất định. Theo khuyến cáo của các chuyên gia chăm sóc khỏe cho biết, trẻ em dưới 3 tháng tuổi sẽ cần khoảng 3 mg kẽm / ngày, trẻ từ 5 – 12 tháng tuổi cần 4 mg kẽm / ngày và trẻ từ 1 – 10 tuổi cần 5 – 8 mg kẽm / ngày để có thể phát triển tối ưu cả chiều cao lẫn thể chất.

Do cơ thể con người không tự nhiên sản xuất được lượng kẽm cần thiết, do đó việc bổ sung kẽm cho trẻ sẽ hoàn toàn thông qua thực phẩm hoặc các chất bổ sung. Nhằm ngăn ngừa tình trạng thiếu kẽm gây biếng ăn ở trẻ, các bậc phụ huynh nên cho con tiêu thụ nhiều loại thực phẩm giàu kẽm như thịt động vật, đậu, cá, các loại hải sản, các sản phẩm từ sữa, hạt và ngũ cốc nguyên hạt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, loại thực phẩm cung cấp hàm lượng kẽm cao nhất, bao gồm thịt bò nạc, hàu sống, đậu nướng, đậu Hà Lan, gạo, thịt lợn thăn, tôm hùm, đậu phộng hoặc sữa chua.

thiếu kẽm gây biếng ăn
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng giúp phòng ngừa tình trạng thiếu kẽm gây biếng ăn

Ngoài việc cho bé ăn nhiều loại thực phẩm giàu kẽm, bố mẹ cũng có thể cho trẻ sử dụng các thực phẩm bổ sung dưới dạng viên nén hoặc viên nang. Mặc dù vậy, các chất dinh dưỡng ở dạng bổ sung sẽ không thể đem lại lợi ích sức khỏe giống như các chất dinh dưỡng được tiêu thụ từ thực phẩm. Do đó, tốt nhất bạn nên cho trẻ tập trung vào nhu cầu kẽm từ thực phẩm hàng ngày, sau đó mới cho trẻ dùng chất bổ sung như một phương án dự phòng khi cần thiết.

Nhằm giúp cải thiện tình trạng thiếu kẽm gây biếng ăn và hỗ trợ trẻ ăn ngon tự nhiên, bạn có thể cho bé sử dụng sản phẩm bổ sung có chứa thành phần như Lysine, kẽm, vitamin B, Betaglucan, chiết xuất gừng và chiết xuất quả sơ ri, giúp hoàn thiện gai vị giác, tăng cường hệ miễn dịch đường ruột, kích thích vị giác, tiêu hoá và quá trình chuyển hoá thức ăn trong cơ thể trẻ.

XEM THÊM:
  • Kẽm: Mọi thứ bạn cần biết
  • Ốm vặt, đề kháng kém có phải thiếu kẽm
  • Vai trò của kẽm trong phòng chống ung thư đường tiêu hoá

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan