Mục lục
Khám sức khỏe định kỳ là một bước quan trọng, giúp sàng lọc và phát hiện sớm những bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, cao huyết áp và đột quỵ. Tuy nhiên, thực tế không phải tất cả các xét nghiệm đều bắt buộc thực hiện, trong đó có một số bài kiểm tra thực sự có thể trì hoãn hoặc bỏ qua.
1. 5 bài kiểm tra sức khoẻ thực sự cần thiết đối với bạn
1.1 Kiểm tra mức huyết áp
Đo mức huyết áp là một bước không thể thiếu trong buổi kiểm tra sức khoẻ tổng thể. Đây là một phương pháp giúp đo áp lực của máu đối với động mạch.
Thông thường, mức huyết áp ở người khoẻ mạnh là dưới 120 / 80. Tuy nhiên, nếu mức huyết áp của bạn đạt 130 / 80 hoặc cao hơn, điều đó có nghĩa là bạn đang bị tăng huyết áp.
Huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý về tim mạch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ. Bởi vậy, hầu hết các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đều khuyến cáo mọi người, đặc biệt là đối tượng thuộc nhóm có rủi ro cao, nên đi kiểm tra huyết áp tối thiểu 2 năm / lần và nên bắt đầu từ độ tuổi 18.
1.2 Chụp quang tuyến vú
Khi kiểm tra sức khỏe định kỳ, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện xét nghiệm chụp quang tuyến vú nhằm giúp phát hiện sớm những thay đổi bất thường ở vú của bạn. Phương pháp xét nghiệm này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với những người bước sang độ tuổi 40.
Từ 40 tuổi trở đi, cứ sau 1 – 2 năm bạn nên đi chụp quang tuyến vú để tầm soát ung thư vú từ sớm. Đối với những người có nguy cơ cao mắc các vấn đề liên quan đến vú, tốt nhất nên trao đổi với bác sĩ về tần suất khám để phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.
1.3 Các xét nghiệm giúp sàng lọc bệnh ung thư cổ tử cung
Xét nghiệm Pap smear có thể được thực hiện trong những lần kiểm tra sức khỏe tổng quát, giúp tìm kiếm bất kỳ sự thay đổi nào trong cổ tử cung của người phụ nữ có thể chuyển hoá thành ung thư. Trong quá trình tiến hành phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ mỏ vịt để mở rộng âm đạo và lấy một số mẫu tế bào ở tử cung để mang đi kiểm tra.
Ngoài xét nghiệm Pap smear, phụ nữ cũng nên thực hiện xét nghiệm HPV nhằm giúp phát hiện vi – rút gây ra những thay đổi tế bào dẫn đến ung thư cổ tử cung. Những cách kiểm tra sức khoẻ này nên được thực hiện định kỳ hàng năm đối với nữ giới dưới 30 tuổi, hoặc 2 – 3 năm/lần nếu trên 30 tuổi và đã có ba lần xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung bình thường trong 3 năm liên tiếp.
1.4 Nội soi đại tràng giúp sàng lọc bệnh ung thư đại trực tràng
Nội soi đại tràng là một phương pháp giúp phát hiện khối ung thư trong ruột kết hoặc trực tràng bằng cách kiểm tra máu và các polyp. Xét nghiệm này thường được khuyến cáo thực hiện trong những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Nếu bạn không thuộc nhóm nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng, phương pháp tầm soát này nên bắt đầu thực hiện ở độ tuổi 50. Tuy nhiên, đối với người Mỹ gốc Phi nên bắt đầu làm xét nghiệm này ở độ tuổi 45. Theo các chuyên gia, nội soi đại tràng nên được thực hiện 5 năm / lần và kiểm tra toàn bộ ruột kết khoảng 10 năm / lần.
1.5 Khám da giúp tầm soát ung thư da
Bạn nên thường xuyên đi khám da để phát hiện sớm bất kỳ sự thay đổi nào về nốt ruồi, tàn nhang hoặc các vết bớt trên da. Các bác sĩ da liễu cũng khuyến cáo bạn nên tự khám da mỗi tháng một lần.
Khi ung thư da được phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ khỏi bệnh của bạn sẽ càng cao. Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình mắc ung thư da, thì việc đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để khám da thường xuyên là điều cần thiết.
2. Các bài kiểm tra sức khoẻ có thể trì hoãn hoặc bỏ qua
2.1 Kiểm tra mật độ xương
Khi tuổi ngày một cao, xương của bạn sẽ trở nên mỏng dần và yếu hơn. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến bệnh loãng xương, khiến cho xương yếu và rất dễ gãy.
Sở dĩ, bạn có thể trì hoãn hoặc bỏ qua bài kiểm tra sức khoẻ này vì nó thường được khuyến cáo thực hiện cho những phụ nữ trên 65 tuổi và đàn ông từ 70 tuổi trở lên. Phương pháp xét nghiệm này chỉ được yêu cầu thực hiện sớm hơn nếu bạn có một trong các tình trạng sau đây:
- Đã từng bị gãy xương trước đó.
- Mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Lạm dụng hoặc đã dùng steroid lâu ngày.
- Có cân nặng dưới 127 pound.
- Có cha mẹ bị gãy xương hông sau một chấn thương nhẹ.
2.2 Chụp CT toàn thân
Chụp CT toàn thân là phương pháp sử dụng tia X kỹ thuật số chụp ảnh 3 D cho phần trên của cơ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, xét nghiệm này không nhất thiết phải được thực hiện khi đi kiểm tra sức khoẻ tổng thể.
Thực tế, phương pháp chụp CT toàn thân không những sử dụng mức độ phóng xạ rất cao mà còn thường cho ra kết quả sai. Điều này có thể tiềm ẩn những rủi ro sức khoẻ khác cho người bệnh.
Nguồn tham khảo: healthline.com, webmd.com
- Các bệnh lây qua đường tình dục là những bệnh nào?
- Bị đau tức lưng trên là vì sao?
- Trẻ em mắc gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?