17-01-2024 13:44

Kiểm soát cơn ho của bạn

Kiểm soát cơn ho của bạn

Ho thường là một triệu chứng của nhiều tình trạng sức khoẻ khác nhau. Những cơn ho không kiểm soát được hoặc kéo dài dai dẳng có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc kiểm soát cơn ho đúng cách ngay từ sớm có thể giúp ngăn ngừa được những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

1. Các loại ho thường gặp

Cơn ho có thể bắt nguồn từ nhiều tình trạng sức khoẻ khác nhau. Để xác định được nguyên nhân cụ thể, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu xem có bao nhiêu loại cơn ho thường gặp nhất.

Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe phân loại ho như sau:

  • Ho cấp tính: Là cơn ho có xu hướng xuất hiện đột ngột và kéo dài khoảng 3 tuần.
  • Ho bán cấp: Là cơn ho cũng xuất hiện đột ngột tương tự như ho cấp tính, tuy nhiên thời gian thường kéo dài từ 3 – 8 tuần.
  • Ho mãn tính: Là cơn ho kéo dài quá 8 tuần.
  • Ho khan: Là cơn ho không có đờm.
  • Ho có đờm: Là cơn ho thường đi kèm chất nhầy từ phổi.
  • Ho ra máu: Cơn ho có lẫn máu hoặc máu lẫn chất nhầy từ phổi.
  • Ho về đêm: Là tình trạng ho chỉ xuất hiện chủ yếu vào ban đêm.

2. Nguyên nhân gây ho là từ đâu?

Thông thường các chất nhầy giúp làm sạch phổi và khí quản, tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, chúng có thể gây viêm các tế bào lót đường hô hấp trên và làm kích hoạt cơn ho. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bị ho không kiểm soát được do một số nguyên nhân dưới đây:

2.1 Do COVID – 19

Theo nhận định từ các chuyên gia y tế, ho khan có thể là một triệu chứng điển hình của đại dịch COVID – 19. Đây là một căn bệnh do chủng coronavirus SARS-CoV-2 mới gây ra. Một số triệu chứng chính của COVID – 19, bao gồm ho khan, sốt và kèm theo khó thở.

Hầu hết những bệnh nhân nhiễm SARS-CoV2 đều phát triển các triệu chứng nhẹ, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp mắc phải những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể đe dọa tới tính mạng nếu không được điều trị y tế khẩn cấp. Do đó, nếu bạn có triệu chứng ho khan và kèm theo những dấu hiệu đáng nghi ngờ khác như đau tức ngực, nhầm lẫn hoặc màu môi tím tái, hãy đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.

2.2 Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là hiện tượng hệ thống miễn dịch của cơ thể có phản ứng quá mức đối với một tác nhân hoặc chất nào đó từ môi trường bên ngoài. Một số nhân tố có thể gây dị ứng, bao gồm phấn hoa, bào tử nấm mốc, lông thú cưng, mạt bụi hoặc gián.

Những người bị viêm mũi dị ứng thường có biểu hiện ho khan, hoặc thậm chí ho quá nhiều do hít phải chất dị ứng. Ngoài ra, người bệnh cũng có một số triệu chứng tiềm ẩn khác như hắt xì, nghẹt mũi, sưng mí mắt, ngứa ở mắt, mũi cổ họng hoặc miệng.

2.3 Hít phải chất kích thích

Một nguyên nhân khác gây ho không kiểm soát được là tình trạng hít phải chất kích thích từ môi trường, bao gồm khói thuốc lá, nước hoa hoặc khói dầu diesel. Nhìn chung, các triệu chứng của hít phải chất kích thích cũng xảy ra tương tự như viêm mũi dị ứng.

cách kiểm soát cơn ho
Bạn có thể ho quá nhiều do hít phải một số chất kích thích từ môi trường

2.4 Bệnh hen suyễn

Hen suyễn là một vấn đề về phổi mãn tính, có thể dẫn đến chứng viêm và thu hẹp đường thở. Điều này sẽ khiến cho không khí khi di chuyển ra vào phổi, từ đó kích thích cơn ho kèm theo thở khò khè, khó thở hoặc cảm giác tức ngực.

Nếu bạn bị ho quá nhiều do bệnh hen suyễn, điều quan trọng là tìm cách kiểm soát và khắc phục cho căn bệnh này này theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Quản lý bệnh hen suyễn tốt sẽ giúp cơn ho không bị bùng phát.

2.5 Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) thường chỉ một nhóm các tình trạng về phổi mãn tính, làm cản trở luồng không khí đi đến phổi. Khi các đường dẫn khí trong phổi bị sưng lên và viêm, các mô phổi giữ vai trò trao đổi khí có thể không hoạt động hiệu quả như trước.

Tình trạng COPD thường gây ra những cơn ho mãn tính kèm theo các triệu chứng khác như khó thở, thở khò khè, môi tím tái, nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc mệt mỏi.

2.6 Sử dụng một số loại thuốc

Đôi khi tình trạng ho không kiểm soát hoặc ho quá nhiều có thể là một tác dụng phụ do một số loại thuốc gây ra. Những bệnh nhân cao huyết áp thường xuyên sử dụng thuốc ức chế men chuyển angiotensin để quản lý mức huyết áp thường dễ gặp phải những cơn ho. Ngoài ra, những người thường sử dụng thuốc chống động kinh topiramate cũng có thể mắc phải tình trạng ho khan.

3. Các biện pháp giúp kiểm soát cơn ho hiệu quả

Các cách kiểm soát cơn ho có thể bao gồm trị liệu tự nhiên tại nhà hoặc sử dụng thuốc để loại bỏ cơn ho. Cụ thể:

3.1 Các cách kiểm soát cơn ho đơn giản tại nhà

Dưới đây là một số cách giúp đẩy lùi cơn ho đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà mà bạn nên tham khảo, bao gồm:

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm giúp làm ẩm không khí hoặc tắm nước ấm trước khi đi ngủ.
  • Khi nằm, hãy nâng đầu lên một chút bằng một chiếc gối hỗ trợ.
  • Sử dụng nước muối xịt mũi hoặc nước muối sinh lý.
  • Ngậm một thìa cà phê mật ong (tuy nhiên cần tránh thực hiện phương pháp này đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi).
  • Uống trà hoặc súp ấm, giúp làm dịu vùng cổ họng.
  • Ngậm viên ngậm mật ong hoặc tinh dầu bạc hà trước khi đi ngủ để giảm cơn ho về đêm.

3.2 Cách kiểm soát cơn ho bằng thuốc

Nếu bạn muốn giảm ho nhanh chóng, một số loại thuốc trị ho và thuốc cảm lạnh không kê đơn có thể hữu ích đối với bạn. Những loại thuốc này thường bao gồm sự kết hợp của nhiều thành phần khác nhau trong một viên nang, ví dụ như:

  • Thuốc giảm ho: Hoạt động bằng cách ngăn chặn phản xạ ho, loại phổ biến nhất là Dextromethorphan.
  • Thuốc kháng histamine: Bao gồm brompheniramine, diphenhydramine, chlorpheniramine hoặc doxylamine, giúp ngăn chặn cơn ho, hắt hơi và sổ mũi hiệu quả.
  • Thuốc thông mũi: Bao gồm pseudoephedrine hoặc phenylephrine, giúp mũi hoặc viêm xoang bị nghẹt trở nên thông thoáng hơn, từ đó làm dịu cơn ho của bạn.
  • Thuốc long đờm: Giúp làm loãng chất nhầy gây kích thích cơn ho bùng phát.

Tuy nhiên, khi điều trị ho bằng thuốc có thể gây ra những phản ứng phụ ngoài ý muốn như bồn chồn hoặc buồn ngủ. Ngoài ra, một số loại trong số chúng cũng có thể tiềm ẩn các rủi ro sức khỏe đối với những người có vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như cao huyết áp. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để kiểm soát cơn ho.

kiểm soát cơn ho bằng thuốc
Cách kiểm soát cơn ho bằng thuốc được nhiều người bệnh lựa chọn

4. Cơn ho như thế nào thì nên đến khám bác sĩ?

Bạn cần đến gặp bác sĩ nếu cơn ho trở nên nặng hơn, dai dẳng hoặc tiến triển trầm trọng theo thời gian. Những đặc điểm này thường cảnh báo bạn cần được điều trị y tế ngay lập tức để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn khác.

Ngoài ra, bạn cũng cần đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu xuất hiện cơn ho không kiểm soát kèm theo các triệu chứng đáng chú ý sau đây:

  • Sốt trên 102 ° F (38,9oC) và kéo dài liên tục 3 ngày mà không khỏi.
  • Ớn lạnh về đêm.
  • Ho ra đờm hoặc chất nhầy có lẫn máu.
  • Môi tím tái.
  • Khó thở, thở khò khè.
  • Buồn ngủ quá mức, chán ăn hoặc thường xuyên khát nước.
  • Cáu kỉnh bất thường.
  • Cơn ho kéo dài quá 3 tuần mà không khỏi.

XEM THÊM:
  • Thuốc Terpincold có tác dụng gì?
  • Thuốc Toplexil có tác dụng gì?
  • Công dụng thuốc Amxolmuc

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan