17-01-2024 12:58

Khó nuốt kèm ho đờm trắng đục có phải dấu hiệu viêm họng không?

Khó nuốt kèm ho đờm trắng đục có phải dấu hiệu viêm họng không?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Trước đây, em hay bị viêm amidan, nhưng đợt này em thấy khó nuốt, thỉnh thoảng ho ra chất màu trắng đục đàn hồi như cao su. Vậy cho em hỏi khó nuốt kèm ho đờm trắng đục có phải dấu hiệu viêm họng không? Cảm ơn bác sĩ tư vấn.

Phùng Tiến Tài (1996)

Trả lời

Được giải đáp bởi BSCK I Trần Minh Tuấn - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Khó nuốt kèm ho đờm trắng đục có phải dấu hiệu viêm họng không?”, bác sĩ giải đáp như sau:

Trường hợp của bạn có ghi nhận triệu chứng khó nuốt và thỉnh thoảng ho ra đờm màu trắng đục, đây không phải là những dấu hiệu điển hình của viêm họng. Vì vậy, bạn nên đến phòng khám Tai mũi họng để khám, nội soi kiểm tra, tầm soát các bệnh lý vùng họng - thanh quản và mũi xoang có thể gây ra các triệu chứng trên.

Hiện Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec tiến hành nội soi họng, thanh quản dễ thực hiện, không gây đau hay khó chịu cho bệnh nhân.

Khám họng bao gồm: Khám miệng, khám họng không có dụng cụ, khám họng có dụng cụ.

  • Khám miệng: Dùng đè lưỡi vén má ra để xem răng, lợi và mặt trong của má xem hàm ếch và màn hầu. Hướng dẫn bệnh nhân cong lưỡi lên xem sàn miệng và mặt dưới lưỡi.
  • Khám họng không có dụng cụ: hướng dẫn bệnh nhân há miệng, thè lưỡi, kêu ê ê dài, có thể quan sát vòm họng và amidan ở tư thế bình thường.
  • Khám họng có dụng cụ (bằng đè lưỡi): hướng dẫn bệnh nhân há miệng không thè lưỡi thở nhẹ nhàng. Bác sĩ đặt đè lưỡi lên 2⁄3 trước lưỡi, sau đó ấn từ từ xuống, quan sát màn hầu, lưỡi gà, trụ trước, trụ sau, amiđan và thành sau họng,
  • Đánh giá họng:
    • Bình thường: màn hầu cân đối, lưỡi gà không lệch, amidan kích thước vừa phải không có chấm mủ, niêm mạc hồng hào. Trụ trước, trụ sau bình thường không xung huyết đỏ, thành sau họng sạch nhẵn.
    • Bất thường: có thể quan sát thấy hình ảnh bệnh lý như lưỡi gà lệch, amidan nhiều chấm mủ, quá phát amidan, viêm họng hạt, khối bất thường vùng hầu họng, phù nề, xung huyết vùng họng,...

Khám thanh quản bao gồm:

  • Chuẩn bị dụng cụ khám: Đèn Clar, gương tráng, gương soi thanh quản, đèn cồn, ống soi Chevalier-Jackson, thuốc tê.
  • Cách khám:
    • Bằng gương (gián tiếp): bệnh nhân ngồi ngay ngắn, thầy thuốc tay trái cầm gạc kéo lưỡi bệnh nhân, tay phải cầm cán gương soi thanh quản (tuỳ tuổi mà dùng các cỡ gương khác nhau), tốt nhất là gây tê trước khi soi.
    • Cần quan sát: vùng tiền đình thanh quản, dây thanh (màu sắc, di động, có hạt xơ, khép có kín không ?...), xoang có sạch không?
    • Bằng ống soi Chevalier-Jackson (trực tiếp): phương pháp này áp dụng khi soi gián tiếp chưa đánh giá hết bệnh tích, chúng ta sẽ đánh giá được rõ hơn toàn bộ thanh quản.
    • Bình thường thanh quản màu hồng nhạt, di động tốt, khép kín, không có hạt xơ, các xoang sạch.
    • Các bệnh thường gặp: viêm phù nề thanh quản, có thể quan sát được hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh, phát hiện nấm thanh quản, u thanh quản,...

Nếu bạn còn thắc mắc về việc khó nuốt kèm ho đờm trắng đục, bạn có thể đến cơ sở y tế thuộc Hệ thống Y tế Vinmec thăm khám và điều trị sớm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

XEM THÊM:
  • Lý do khiến trẻ bị ho kéo dài, chữa nhiều vẫn không khỏi
  • Không lạm dụng nước muối sinh lý hàng ngày cho trẻ
  • Quy trình thực hiện nội soi thanh quản

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan