17-01-2024 13:56

Khi nào thì nên ích kỷ?

Khi nào thì nên ích kỷ?

Bạn đã từng nghe những câu nói như: "Hãy lo cho bản thân trước nếu không bạn sẽ chẳng còn gì để cho người khác. Hoặc, "Chúng ta không thể cho những thứ mà chúng ta không có." Vậy, liệu đó có phải sự ích kỷ? Và chúng ta có nên sống ích kỷ? Tại sao chúng ta cảm thấy tội lỗi khi làm điều đó? Hãy cùng tìm hiểu thêm vấn đề này ở bài viết dưới đây.

1. Chăm sóc bản thân mình không phải là ích kỷ

Chăm sóc bản thân dường như là một chủ đề thịnh hành. Đắp mặt nạ để cảm thấy dễ chịu hơn, tắm nước nóng để xả stress, thiền định để có thể đạt đến sự giác ngộ. Những ví dụ đó nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng một số bài báo gần đây đã nói về việc chăm sóc bản thân giống như là một bí quyết sống tối thượng.

Chăm sóc bản thân rất quan trọng nhưng nó không phải là câu trả lời cho tất cả các vấn đề của chúng ta. Tự chăm sóc bản thân chắc chắn là một công cụ hữu hiệu trong suốt cuộc đời nhưng bạn cần thêm các yếu tố khác nữa để có thể sống tốt. Tự chăm sóc bản thân, kết hợp với một công việc ổn định và / hoặc môi trường giáo dục tốt, một không gian sống vui vẻ/lành mạnh,... là một số yếu tố có thể giúp bạn nâng cao chất lượng sống.

1.1. Tự chăm sóc là gì?

Vậy định nghĩa của “chăm sóc bản thân” là gì? Theo Từ điển Oxford, chăm sóc bản thân là “việc thực hiện hành động để giữ gìn hoặc cải thiện sức khỏe của chính mình”. Từ “thực hành” là chìa khóa, chăm sóc bản thân là một bài tập lâu dài được đặt ra để nó thực sự phát huy hiệu quả. Bạn không thể chỉ đến phòng tập thể dục một lần và coi đó là việc chăm sóc bản thân. Thiết lập những thói quen ăn uống lành mạnh về những việc cần làm mỗi ngày, biến nó thành một “bài tập” hàng ngày là điều cần làm.

1.2. Làm thế nào để thực hành chăm sóc bản thân

Hãy nói về một số cách dễ dàng để bắt đầu thực hành chăm sóc bản thân:

  • Ngủ đủ giấc! Bạn cần ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm nhưng các bác sĩ khuyên bạn nên ngủ từ 7 - 9 tiếng mỗi đêm.
  • Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, cắt giảm lượng đườngcarbs, đồng thời bổ sung nhiều trái cây và rau vào các bữa ăn hàng ngày của bạn.
  • Uống thật nhiều nước (chính xác là 3,7 lít mỗi ngày). Nước không chỉ quan trọng để đảm bảo lượng nước trong cơ thể mà còn rất tốt cho hệ tiêu hóa, làn da và mái tóc của bạn.
  • Tránh các tác nhân gây căng thẳng, như việc đặt điện thoại xuống, đóng máy tính xách tay hoặc tắt TV; tạm tránh xa khỏi các phương tiện truyền thông mạng xã hội. Nếu một người, một địa điểm hoặc một hoạt động nào đó làm tăng mức độ căng thẳng của bạn, hãy tạm dừng việc đó lại.
  • Hãy tập thể dục. Bạn không cần phải chạy marathon hay bước lên võ đài quyền anh. Các động tác giãn cơ đơn giản, yoga, đi bộ hoặc đạp xe cũng có tác dụng.
  • Phát triển sở thích của mình. Cầm cọ vẽ lên và bắt đầu vẽ, viết nhật ký, bắt tay vào chụp ảnh, về cơ bản là làm một điều gì đó sáng tạo theo sở thích của bạn. Nếu các môn nghệ thuật sáng tạo thực sự không phải là đam mê của bạn, hãy bắt đầu một môn thể thao nào đó. Tham gia bất cứ hoạt động thể thao nào mà bạn muốn, có thể là cùng với những người bạn thân thiết. Chơi thể thao sẽ giúp tinh thần và thể chất của bạn được cải thiện rất nhiều.
  • Cho phép bản thân thư giãn. Mọi người đều có rất nhiều việc trong danh sách việc cần làm của mình nhưng đôi khi, bạn cũng nên cho phép mình say sưa xem màn hình Netflix hoặc là chơi trò chơi một trò chơi điện tử nào đó mà bạn thích để có thể giải tỏa đầu óc sau những giờ làm việc căng thẳng.
  • Hãy giữ gìn vệ sinh. Khi cơ thể của bạn sạch sẽ và được giữ gìn cẩn thận, bạn sẽ ngay lập tức cảm thấy dễ chịu hơn. Rửa mặt trước khi đi ngủ, đánh răng sáng và tối, tắm nước nóng hoặc nước lạnh (tùy vào thời điểm), thoa kem dưỡng da, chải tóc và giữ móng tay sạch sẽ.
  • Tham gia vào các hoạt động xã hội. Đôi khi, bạn chỉ cần một buổi tối đi chơi với bạn bè, hoặc một buổi hẹn hò cà phê với chính bản thân mình để nạp lại năng lượng.
  • Tự thưởng cho bản thân. Nếu bạn có thể, hãy mua chiếc nhẫn dễ thương mà bạn hằng mong muốn, đi xem buổi hòa nhạc nào đó vào tối thứ Năm, ăn một chiếc bánh kem. Bất kể đó là gì, bạn nên đối xử tốt với bản thân mọi lúc mọi nơi.
Buông bỏ quá khứ với việc tập trung vào chăm sóc bản thân hơn
Bạn nên chăm sóc bản thân mình đúng cách.

1.3. Tự chăm sóc có thể giảm nhu cầu y tế của bạn

Tự chăm sóc bản thân cũng có thể làm giảm số lần khám bệnh tại phòng khám bạn có thể phải thực hiện. Trong một bài báo từ sciencedirect.com, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh nhân có thể tự ngăn ngừa bệnh tật của mình và thậm chí có thể bỏ qua việc khám bác sĩ nếu họ thực hành tự chăm sóc bản thân đúng cách. Sciencedirect.com lấy từ một nghiên cứu học thuật, nêu rõ "Vào năm 2002, một nghiên cứu cho thấy việc tự chăm sóc bản thân có thể làm giảm việc sử dụng các dịch vụ y tế và tăng sự hài lòng của bệnh nhân."

Nếu các cá nhân sử dụng các nguồn lực phù hợp để tìm ra phương pháp tự chăm sóc nào phù hợp nhất với họ, họ có thể thực hiện ít chuyến đi đến phòng khám hơn và cải thiện sức khỏe hàng ngày của họ.

1.4. Chăm sóc bản thân là việc tối quan trọng

Rõ ràng, việc chăm sóc bản thân là thực sự quan trọng. Bạn duy trì một mối quan hệ lành mạnh với chính mình, bạn nhận ra giá trị bản thân, quản lý tốt căng thẳng. Điều này sẽ liên quan đến sức khỏe thể chất, giúp bạn khỏe mạnh hơn và giúp bạn trở nên hiệu quả hơn trong cuộc sống hàng ngày của mình. Khi bạn tự cho mình món quà là sự chăm sóc bản thân, bạn sẽ có nhiều thứ hơn để trao cho người khác.

Hãy tiếp tục xây dựng thói quen tự chăm sóc bản thân của bạn. Không phải lúc nào bạn cũng dễ dàng phá bỏ những thói quen cũ, chỉ để “lao vào” một cái gì đó mới. Hãy xây dựng thói quen của bạn dần dần và hàng ngày, nó sẽ giúp quá trình làm việc bớt căng thẳng hơn. Hãy thử nghiệm nhiều cách để quyết định phương pháp tự chăm sóc nào phù hợp nhất với bạn. Khi bạn đã xác định được những bước bạn muốn thực hiện để trở nên tốt hơn, hãy bắt đầu thực hành chúng. Bạn sẽ sớm bắt đầu nhận thấy rằng, bạn đang sống một lối sống hạnh phúc hơn, lành mạnh hơn. Vì vậy, hãy luyện tập và thực hành thói quen tự chăm sóc bản thân đó thường xuyên.

2. 5 điểm khác biệt quan trọng giữa chăm sóc bản thân và ích kỷ

Mặc dù chúng ta vẫn biết rằng, con người cạn kiệt năng lượng không thể chăm sóc bản thân hoặc người khác đúng cách nhưng nhiều người thấy mình trong tình trạng khó khăn đó vẫn phải vật lộn để đặt nhu cầu của họ lên hàng đầu. Ngay cả khi chúng ta đã trao tất cả những gì chúng ta có cho người khác, câu hỏi "chăm sóc bản thân có phải là ích kỷ không?" vẫn len lỏi trong tâm trí chúng ta, rằng thực hành tự chăm sóc bản thân là điều không thể chấp nhận được vì nó gửi thông điệp đến người khác rằng sức khỏe của bản thân là ưu tiên DUY NHẤT của bạn.

Sự phân biệt giữa ích kỷ và chăm sóc bản thân là vô cùng quan trọng và mọi người không nên cảm thấy tội lỗi về điều đó. Là con người, chúng ta chỉ có một lượng tài nguyên hữu hạn để vận hành, vì vậy, việc chăm sóc bản thân thực sự không phải là vấn đề ích kỷ. Trên thực tế, việc đảm bảo nhu cầu của bản thân được đáp ứng còn giúp chúng ta được trang bị tốt hơn để hỗ trợ người khác .

Lần tới khi bạn mở đầu hành động tự chăm sóc bản thân bằng câu: “Tôi không muốn ích kỷ, nhưng...” thì hãy nhớ rằng, có sự khác biệt rõ rệt giữa việc chăm sóc bản thân và chăm sóc người khác để khiến bản thân cảm thấy tốt hơn. Nếu bạn vẫn cảm thấy tồi tệ về điều đó (như rất nhiều người trong chúng ta thường mắc phải), hãy dành vài phút để nhắc nhở bản thân về những điều dưới đây.

2.1. Sự chăm sóc bản thân mang lại những lợi ích sâu rộng cho bạn và mọi người xung quanh

Một số người có thể không nhìn nhận theo cách này nhưng những người biết việc chăm sóc bản thân quan trọng như thế nào sẽ hiểu được điều đó. Khi bạn dành thời gian để nghỉ ngơi và làm những việc giúp phục hồi năng lượng, bạn sẽ khỏe mạnh hơn rất nhiều trên mọi phương diện, điều này có thể có tác động tích cực đến mọi thứ trong cuộc sống của bạn, từ các mối quan hệ đến hiệu suất công việc và những thói quen tiêu cực.

2.2. Chăm sóc bản thân không đồng nghĩa với làm tổn hại người khác

Ích kỷ có nghĩa là bạn mong muốn lấy thứ gì đó của người khác, làm tổn hại đến họ để phục vụ bản thân mình. Trong khi đó, tự chăm sóc bản thân là việc bổ sung tài nguyên của bạn mà không làm cạn kiệt tài nguyên của người khác. Hãy phân biệt rõ hai điều này nhé.

Có phải ích kỷ lúc nào cũng là xấu không?
Chăm sóc bản thân và ích kỷ là hai thứ hoàn toàn khác nhau.

2.3. Khi bạn ích kỷ, “cái tôi” của bạn là trên hết nhưng khi bạn tự chăm sóc thì không giống vậy

Có một thái độ “tôi là trên hết, mọi thứ chỉ dành cho tôi” bắt nguồn từ việc chỉ tập trung vào mong muốn và nhu cầu của bản thân mà hoàn toàn không quan tâm đến người khác. Mặt khác, tự chăm sóc bản thân liên quan đến việc thiết lập các ranh giới để bạn không dành tất cả năng lượng cá nhân của mình để chăm sóc mọi người, trừ bản thân bạn.

Kết quả là, bạn có nhiều thứ hơn để cung cấp cho bản thân và những con người, dự án và công việc mà bạn quan tâm.

2.4. Chăm sóc bản thân giúp phát huy những điều tốt nhất trong bạn

Bạn đã bao giờ chấp nhận lời mời tham gia một sự kiện mà bạn không muốn tham dự chỉ để thể hiện sự sĩ diện và tỏ ra khó chịu sau đó, hoặc không từ chối công việc mà bạn không muốn/không đủ sức làm, sau đó lại quá mệt mỏi để hoàn thành nó?

Hãy đặt các nhu cầu và ưu tiên của chúng ta lên hàng đầu vì nó không chỉ có lợi cho chúng ta mà còn cho phép chúng ta nỗ lực hết mình trong cuộc sống. Làm những điều mà bản thân thực sự mong muốn không chỉ giúp phát huy những điểm mạnh của bạn mà còn giúp không ảnh hưởng tới những người xung quanh.

2.5. Tính ích kỷ là muốn loại trừ người khác, tự chăm sóc bản thân thì không

Những người ích kỷ luôn muốn đặt bản thân lên trên và không “đếm xỉa” đến những người xung quanh. Rằng những người xung quanh chỉ là để phục vụ cho lợi ích của họ. Việc chăm sóc bản thân không giống như vậy. Chăm sóc tốt bản thân không đồng nghĩa với việc loại bỏ người khác, nó giống một nguồn dinh dưỡng quan trọng như nước uống và thức ăn. Sự sống còn của chúng ta phụ thuộc vào nó.

3. Khi nào thì nên ích kỷ?

  • Tại sao chúng ta vẫn cảm thấy việc chăm sóc bản thân là ích kỷ?

Có thể bạn vừa gọi điện để hủy bữa tối đã đặt trước, từ chối lời mời của người yêu cũ rằng bạn sẽ đến, hoặc thậm chí là nói không với tất cả mọi thứ. Những điều này có thể khiến bạn cảm thấy hơi ích kỷ hoặc tội lỗi.

Việc bạn kiệt sức về mặt tinh thần và thể chất hay sức khỏe tinh thần của bạn đang bị ảnh hưởng không quan trọng. Bạn có thể nằm thao thức trên giường, suy nghĩ về việc lẽ ra bạn nên làm điều gì đó khác đi. Việc nói không có cảm giác như một thất bại, giống như bạn không có đủ năng lực hoặc không đủ khả năng để xử lý cuộc sống hàng ngày.

Tuy nhiên, nếu việc này giúp bạn ưu tiên sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân thì bạn có thực sự ích kỷ không? Hãy suy nghĩ thật kỹ về điều này.

  • Xác định lại ý nghĩa thực sự của ích kỷ

Khi từ “ích kỷ” xuất hiện trong tâm trí, ban đầu, nó thường gợi lên những ý nghĩa tiêu cực. Ta nghĩ rằng mình là trung tâm, ta tự phục vụ, ta tự tham gia. Và chúng ta phải tránh chỉ nghĩ đến “tôi và sở thích của tôi”. Thay vào đó, hãy cố gắng sống vì lợi ích của tất cả nhân loại, vì cho đi được dạy là cách để có thể nhận lại?

Mặc dù “ích kỷ” được định nghĩa là chỉ quan tâm đến niềm vui và lợi ích cá nhân của riêng bạn, cũng như thiếu quan tâm đến người khác, chúng ta vẫn thường nghĩ ích kỷ là những lúc chúng ta chỉ đặt bản thân lên trên hết.

Nhưng đôi khi, vấn đề này không thể được nhìn thấy một cách rõ ràng. Ví dụ: Chúng ta được thông báo rằng chúng ta cần điều chỉnh mặt nạ dưỡng khí của chính mình trước khi giúp người khác trong trường hợp khẩn cấp trên máy bay. Hoặc để đảm bảo hiện trường an toàn cho bạn trước khi giúp đỡ bất kỳ ai bị thương. Không ai gọi chúng ta là ích kỷ vì đã làm theo những hướng dẫn đó.

Cũng giống như tất cả mọi thứ, có một quang phổ trong vấn đề này. Đôi khi, điều đúng đắn được coi là “ích kỷ”. Và chỉ vì ai đó xác định điều gì đó bạn đã làm là ích kỷ (như chọn không tham gia bữa tiệc của họ), không có nghĩa là bạn phải đi theo định nghĩa đó.

Đôi khi, “ích kỷ” không phải là một điều xấu. Có những lúc, ích kỷ là điều đúng đắn nên làm cho sức khỏe và hạnh phúc của bạn cũng như những người xung quanh. Đây cũng là những thời điểm mà việc chăm sóc bản thân là cần thiết.

Tóm lại, ích kỷ và việc chăm sóc bản thân là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau. Đừng bao giờ nghĩ mình ích kỷ chỉ vì muốn chăm sóc bản thân thật tốt. Đôi khi, “ích kỷ” (trong một số trường hợp nhất định) lại là điều nên làm và là cách để đảm bảo an toàn cho chính mình và những người xung quanh. Vì vậy, hãy nhớ rằng, bạn cần suy xét thật kỹ trước khi gọi mình hoặc ai đó khác là người ích kỷ.

Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.

Bài viết tham khảo: healthline.com, hellogiggles.com, claritychi.com

XEM THÊM:
  • 8 điều cần biết về lợi ích của thiền cho sức khỏe
  • Giấc ngủ và sức khỏe tinh thần
  • Sự thật đáng ngạc nhiên về ý chí của con người

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan