17-01-2024 11:27

Khi nào hệ miễn dịch của trẻ hoàn thiện?

Khi nào hệ miễn dịch của trẻ hoàn thiện?

Có rất nhiều phụ huynh thường phàn nàn rằng có cảm giác trẻ hay đau ốm hơn kể từ khoảng thời gian ăn dặm cho tới khoảng 3 tuổi mà không biết nguyên nhân xuất phát từ đâu. Các bác sĩ đã đưa ra giải đáp cho vấn đề này chính là vì đây là khoảng thời gian được biết đến như “khoảng trống miễn dịch” khi hệ miễn dịch của trẻ chưa được phát triển hoàn thiện khiến trẻ rất dễ mắc bệnh do chưa đủ sức miễn dịch. Vây khi nào thì hệ miễn dịch của trẻ hoàn thiện?

1. Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ là gì?

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hệ thống bảo vệ tự nhiên của trẻ trước các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,... và các yếu tố môi trường độc hại khác. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp trẻ phát triển tối ưu trong những năm tháng đầu đời cũng như tác động lâu dài đến sức khỏe của trẻ. Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch có thể chia làm hai loại:

  • Miễn dịch bẩm sinh: là miễn dịch được hình thành sẵn từ khi cơ thể mới sinh ra chủ yếu là các kháng thể từ mẹ đưa qua nhau thai ở những tháng cuối thai kỳ và một lượng đáng kể IgA và chất dinh dưỡng từ sữa mẹ. Tuy nhiên miễn dịch này không tồn tại lâu dài, sau vài tháng sẽ giảm nhanh nên trẻ cần đến một giải pháp để bảo vệ bổ sung, tăng cường đề kháng
  • Miễn dịch đáp ứng: là miễn dịch có được khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên (tác nhân gây bệnh), có tính đặc hiệu và hình thành trí nhớ miễn dịch. Đây cũng chính là nguyên lý của chủng ngừa hoặc tiêm phòng vắc-xin
khi-nao-he-mien-dich-cua-tre-hoan-thien
Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ là hệ thống bảo vệ tự nhiên của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.

2. Khi nào hệ miễn dịch của trẻ hoàn thiện?

Lúc mới sinh ra, hệ miễn dịch của trẻ rất tốt nhờ hệ thống kháng thể nhận được từ khi còn trong bào thai. Tuy nhiên “miễn dịch thụ động” không tạo được sức đề kháng lâu dài vì sau đó các kháng thể bắt đầu giảm mạnh trong 6 tháng tiếp theo. Vì vậy trẻ cần được bú mẹ ngay và bú mẹ hoàn toàn cho đến 6 tháng tuổi vì đây là nguồn cung cấp kháng thể thụ động để duy trì khả năng miễn dịch.

Từ 6 tháng tuổi trở đi, các kháng thể IgG mẹ truyền sang trẻ đã giảm đi rất nhiều, lúc này hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện mà phải đến 3-4 tuổi thì hệ thống này mới sản xuất đầy đủ các kháng thể giúp chống lại các bệnh lý nhiễm trùng. Khoảng thời gian giao thoa giữa hai hệ thống miễn dịch thụ động và miễn dịch chủ động trong giai đoạn 6 tháng đến 3 tuổi chính là khoảng thời gian trẻ trở nên nhạy cảm đối với các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp hay dị ứng.

3. Các biện pháp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Đầu tiên, việc làm quan trọng nhất chính là nuôi dưỡng trẻ để không bị suy dinh dưỡng bằng cách cho trẻ bú mẹ ngay từ những giờ đầu sau sinh và tiếp tục bú đến 2 tuổi. Nồng độ globulin cao trong sữa mẹ giúp hình thành yếu tố kháng thể giúp trẻ phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn nói chung, mặt khác còn ngăn ngừa virus hiệu quả. Ngoài ra, lactoferrin trong sữa còn ức chế sự hấp thu sắt của vi khuẩn, gây cản trở trong sự trao đổi chất của vi khuẩn và đóng vai trò như một chất kháng khuẩn hiệu quả giúp phòng ngừa hiện tượng nhiễm khuẩn. Các probiotic trong sữa mẹ còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch đường hô hấp và tiêu hóa.

hệ miễn dịch của trẻ nhỏ
Cho trẻ bú mẹ là một biện pháp hiệu quả để tăng cường hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Thứ hai, trẻ cần được tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng của Bộ Y tế. Đảm bảo cho trẻ một không gian sạch sẽ, trong lành, không khói bụi, khói thuốc, giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ và tăng cường vận động ngoài trời.

Cuối cùng, cho trẻ ăn bổ sung hợp lý và cân đối đầy đủ các nhóm thức ăn, đặc biệt là chất đạm từ sữa, trứng, thịt, cá vì bản chất của kháng thể là protein. Nếu thiếu đạm trẻ sẽ không tạo được kháng thể phòng chống bệnh tật. Bên cạnh đó, các vitamin và khoáng chất như kẽm, sắt, canxi, magie cũng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ các hoạt động chức năng và gián tiếp tác động tích cực lên hệ miễn dịch. Ngày nay các sản phẩm bổ sung hoạt chất tăng cường miễn dịch cho trẻ có sức đề kháng kém đang ngày càng phổ biến. Trong đó có thể kể đến các sản phẩm bổ sung có chứa vitamin B1, vitamin B6, lysin, kẽm, selen, betaglucan giúp bổ sung vitamin, khoáng chất, axit amin thiết yếu có nguồn gốc hữu cơ, ngoài ra còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng ở trẻ, cải thiện tình trạng biếng ăn.

XEM THÊM:
  • Viêm da tiết bã (cứt trâu trên đầu trẻ sơ sinh): Những điều cần biết
  • Hệ miễn dịch hoạt động thế nào?
  • Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan