17-01-2024 13:27

Khi nào cần lo lắng về việc răng sữa của trẻ không mọc?

Khi nào cần lo lắng về việc răng sữa của trẻ không mọc?

Răng sữa là bộ răng đầu tiên mọc lên sau khi trẻ chào đời. Đây là răng tạm thời, nghĩa là cuối cùng chúng sẽ rụng và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, không phải vì thế mà nó không quan trọng, nếu trẻ không mọc răng hoặc răng sữa lâu mọc, điều này có thể ảnh hưởng tới sự phát triển tổng thể ở trẻ.

1. Khi nào mọc răng sữa là bình thường?

Răng sữa còn được gọi là răng rụng, bộ răng đầu tiên của mỗi người trước khi nó được thay thế bằng bộ răng vĩnh viễn sau này. Thông thường, răng sữa bắt đầu mọc khi trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi.

Nhưng mọi đứa trẻ đều khác nhau. Một số trẻ sinh ra đã có răng, một số trẻ có thể mọc chiếc răng đầu tiên ngay khi được 4 tháng tuổi, trong khi những trẻ khác có thể đến gần 12 tháng.

Nếu trẻ không mọc răng sữa trước 12 tháng, hãy đưa trẻ đến gặp nha sĩ. Bạn cũng nên đưa bé đến gặp nha sĩ nếu những chiếc răng còn lại không mọc vào thời điểm trẻ được 4 tuổi.

Nói chung, răng sữa bắt đầu mọc trong khoảng từ 6 đến 12 tháng. Chậm nhất là trẻ em sẽ mọc chiếc răng đầu tiên vào ngày sinh nhật đầu tiên.

Thời gian mọc dự kiến ​​của các răng khác nhau, tùy thuộc vào từng răng. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, các mốc thời gian điển hình cho răng sữa hàm trên mọc đó là:

  • Răng cửa trung tâm: 8 đến 12 tháng;
  • Răng cửa bên: 9 đến 13 tháng;
  • Răng nanh: 16 đến 22 tháng;
  • Răng hàm đầu tiên: 13 đến 19 tháng;
  • Răng hàm thứ hai: 25 đến 33 tháng.

Trong khi đó, các mốc thời gian cho răng hàm dưới bao gồm:

  • Răng cửa trung tâm: 6 đến 10 tháng;
  • Răng cửa bên: 10 đến 16 tháng;
  • Răng nanh: 17 đến 23 tháng;
  • Răng hàm đầu tiên: 14 đến 18 tháng;
  • Răng hàm thứ hai: 23-31 tháng.

Tất cả các răng sữa thường sẽ mọc hết lúc trẻ được 27 tháng đến 3 tuổi. Hãy nhớ rằng, các mốc thời gian này là chung và mỗi đứa trẻ có sự phát triển khác nhau nên có thể mọc răng vào những thời điểm khác nhau.

Việc mọc răng sữa cũng có thể bị chậm từ 6 đến 12 tháng so với thời gian mọc dự kiến ​​của chúng. Điều đó nói lên rằng, nếu những chiếc răng sữa còn lại của trẻ đang mọc khi chúng gần 45 tháng tuổi (khoảng 4 tuổi), nó có thể không phải là vấn đề.

rang-lau-moc
Răng lâu mọc ở trẻ có thể tùy vào cơ địa của mỗi trẻ

2. Khi nào cần lo lắng về việc răng sữa không mọc?

Chậm mọc răng xảy ra khi một chiếc răng mọc muộn hơn so với thời điểm thông thường. Đối với những chiếc răng sữa đầu tiên, quá trình mọc trong khoảng thời gian từ 12 đến 24 tháng có thể coi là không bình thường. Đối với những chiếc răng sữa còn lại, việc mọc sau 4 năm có thể không bình thường.

Nha sĩ nhi khoa có thể xác định xem liệu mốc thời gian mọc răng có phù hợp với sự phát triển của trẻ hay không.

3. Điều gì có thể khiến răng lâu mọc?

Một số yếu tố có thể làm cho răng lâu mọc hơn bình thường hoặc nó có thể là triệu chứng đầu tiên hay duy nhất của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.

Nguyên nhân chậm mọc răng sữa bao gồm:

  • Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân: Sinh non là khi trẻ được sinh ra quá sớm. Trẻ sinh non có nguy cơ bị chậm tăng trưởng và phát triển, bao gồm cả việc mọc răng muộn.
  • Suy dinh dưỡng: Dinh dưỡng hợp lý trong thời kỳ mang thai và thời thơ ấu là điều cần thiết cho sự phát triển thích hợp. Suy dinh dưỡng trong những thời điểm này có thể khiến trẻ mọc răng muộn.
  • Một số hội chứng có thể gây chậm mọc răng sữa, bao gồm: Hội chứng Down, Hội chứng Apert, Hội chứng Ellis-van Creveld, Hội chứng progeria Hutchinson-Gilford, Hội chứng Zimmermann-Laband-1, Hội chứng Axenfeld – Rieger. Những tình trạng này cũng có thể làm chậm quá trình mọc răng vĩnh viễn.
  • Rối loạn phát triển: Răng sữa không mọc hoặc lâu mọc có thể do rối loạn phát triển, chẳng hạn như chứng loạn dưỡng trong sọ, loạn sản ngoại bì, Odontodysplasia.
  • Rối loạn nội tiết: Các hệ thống nội tiết chịu trách nhiệm sản xuất hormone. Một số hormone này điều chỉnh sự tăng trưởng và phát triển. Một số bệnh nội tiết có thể dẫn đến chậm mọc răng. Điều này có thể bao gồm: Suy giáp, suy tuyến yên, suy tuyến cận giáp.
  • Di truyền: Nếu tiền sử gia đình bạn có tiền sử mọc răng muộn, trẻ cũng có thể bị tình trạng này. Tương tự, nếu bất kỳ tình trạng nào nêu trên xảy ra trong gia đình bạn, nó có thể liên quan đến việc trẻ mọc răng muộn.

4. Răng sữa lâu mọc có vấn đề gì không?

Ở hầu hết trẻ em, việc chậm mọc răng đơn giản có thể không phải là vấn đề. Tuy nhiên, nếu răng sữa của trẻ mọc muộn hơn thời điểm trung bình, nó có thể gây ra các biến chứng trong tương lai.

Việc mọc răng muộn có thể dẫn đến:

  • Khó nhai;
  • Khó nói;
  • Khó biểu hiện trên khuôn mặt, chẳng hạn như cau mày hoặc mỉm cười.
răng sữa không mọc
Răng sữa không mọc có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong vấn đề nhai và nói

5. Trẻ không mọc răng, khi nào nên đến gặp nha sĩ?

Nếu trẻ chưa mọc răng sữa trước 12 tháng tuổi, hãy đưa trẻ đến nha sĩ. Bạn cũng nên đưa trẻ đến nha sĩ nếu những chiếc răng sữa còn lại của bé không mọc vào lúc 4 tuổi. Nha sĩ có thể giới thiệu bạn đến một bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân.

Các dấu hiệu khác cần đến nha sĩ bao gồm:

  • Mất răng;
  • Khoảng cách giữa các răng rộng;
  • Răng to hoặc nhỏ bất thường;
  • Dấu hiệu của sâu răng ở răng sữa;
  • Răng sữa không rụng khi mọc răng vĩnh viễn.

Nếu trẻ bị sốt, nhiệt độ trên 38°C, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa. Nhiệt độ hơi tăng cao là điều phổ biến khi trẻ mọc răng, nhưng sốt thường là dấu hiệu của bệnh gì đó nghiêm trọng hơn. Khi chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ mọc lên, hãy đưa trẻ đến nha sĩ để kiểm tra.

Răng sữa thường bắt đầu mọc trong khoảng từ 6 đến 12 tháng. Khi được 3 tuổi, nhiều trẻ sẽ mọc đầy đủ răng sữa ở miệng. Tuy nhiên, thời gian mọc răng của mỗi trẻ có thể rất khác nhau. Chậm trễ một chút thường không phải là lý do đáng lo ngại.

Nếu trẻ chưa có răng sữa trước 12 tháng, hãy đưa trẻ đến gặp nha sĩ. Bé cũng nên đến gặp nha sĩ nếu những chiếc răng sữa còn lại chưa mọc sau 4 năm. Nha sĩ có thể xác định xem điều này có vấn đề gì không hoặc liệu bé có nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa khác hay không.

Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại đây.

Nguồn tham khảo: colgate.com, healthline.com

XEM THÊM:
  • U men răng (Ameloblastoma): Những điều cần biết
  • Trồng răng hiện đại (Implant): Giải pháp an toàn cho người bị mất răng
  • Cần làm gì khi trẻ sơ sinh thường xuyên quấy khóc vào ban đêm?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan