Mục lục
Kháng insulin là tên gọi khi các tế bào của cơ thể không phản ứng đúng cách với hormone insulin. Kháng insulin là yếu tố dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2, tiểu đường thai kỳ và tiền tiểu đường
1. Kháng insulin là gì?
Vai trò của insulin là cho phép các tế bào của cơ thể hấp thụ glucose để sử dụng làm nhiên liệu hoặc dự trữ dưới dạng chất béo trong cơ thể. Nó cũng có nghĩa là glucose có nhiều khả năng tích tụ trong máu và điều này có thể dẫn đến lượng đường trong máu quá cao
Khi cơ thể trở nên đề kháng với insulin, nó sẽ cố gắng đối phó bằng cách sản xuất nhiều insulin hơn. Những người bị kháng insulin thường sản xuất quá nhiều insulin hơn những người khỏe mạnh.
2. Các triệu chứng của kháng insulin
Ban đầu, kháng insulin không có triệu chứng. Các triệu chứng chỉ bắt đầu xuất hiện khi nó dẫn đến các tác động phụ như lượng đường trong máu cao hơn.
Khi có những điều này thì triệu chứng dấu hiệu gồm có:
- Hôn mê (mệt mỏi)
- Đói
- Khó tập trung (sương mù não)
Các dấu hiệu khác thường xuất hiện ở những người bị kháng insulin bao gồm:
- Bị tăng cân ở phần giữa cơ thể như béo phần bụng
- Huyết áp cao
- Mức cholesterol cao
Nếu kháng insulin phát triển thành tiền tiểu đường hoặc tiểu đường loại 2, các triệu chứng sẽ bao gồm tăng mức đường huyết và nhiều triệu chứng cổ điển của bệnh tiểu đường loại 2.
3. Nguyên nhân của kháng insulin
Trong khi nguyên nhân chính xác của kháng insulin vẫn chưa được hiểu đầy đủ, người ta đã biết rõ những yếu tố nào có thể dẫn đến phát triển kháng insulin.
Kháng insulin thường có thể phát triển nếu áp dụng một hoặc nhiều yếu tố sau:
- Ở những người thừa cân và bị béo phì
- Có chế độ ăn nhiều calo, nhiều carbohydrate hoặc nhiều đường
- Lối sống không an toàn và hoạt động thể chất kém
- Dùng liều cao steroid trong một thời gian dài
- Bị căng thẳng mãn tính
- Mắc bệnh Cushing hoặc bệnh buồng trứng đa nang
Về những gì đang xảy ra bên trong cơ thể gây ra kháng insulin, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy rằng kháng insulin xảy ra ở những người có:
- Lượng insulin lưu thông trong máu cao
- Các chất béo quá tải thì được lưu trữ giữ lại tại gan và tuyến tụy
- Mức độ viêm cao
4. Cơ chế sinh bệnh đái tháo đường tuýp 2
Cơ chế đái tháo đường tuýp 2 thường là do đề kháng insulin ở các mô ngoại biên trong tiểu đường. Nói dễ hiểu là khi các cơ quan chống lại tác dụng của insulin trong việc sử dụng glucose gọi là đề kháng insulin.
4.1. Đề kháng insulin ở gan
Gan là cơ quan quan trọng tạo ra glucose khi đói. Trong khi bạn ngủ, dù không ăn gì nhưng cơ thể vẫn có glucose sử dụng, đó là nhờ gan sản xuất ra, và nó cũng quyết định mức đường huyết buổi sáng mà chúng ta thường đo.
Khi bị đái tháo đường type 2, tế bào gan đề kháng với insulin, có nghĩa là gan sản xuất glucose một cách ồ ạt không kiểm soát mặc dù có mặt của insulin hoặc không dẫn tới đường huyết lúc đói bị tăng cao.
4.2. Đề kháng insulin ở mô mỡ
Ở những bệnh nhân béo phì hay gan nhiễm mỡ, mô mỡ đề kháng với insulin dẫn tới tăng ly giải mô mỡ tạo nhiều glycerin và triglycerid hai chất này là những chất hình thành lên đường khi di chuyển tới tế bào gan.
4.3. Đề kháng insulin ở cơ
Khi cơ hoạt động sử dụng glucose nhờ tác dụng của insulin. Khi xuất hiện tình trạng bị kháng insulin ở tế bào cơ thì glucose không hoạt được dẫn tới không có năng lượng, dẫn tới glucose tăng cao ở trong máu.
5. Có thể giảm hoặc đảo ngược tình trạng kháng insulin không?
Chắc chắn có thể làm giảm tác động của kháng insulin và có một số cách hiệu quả để làm điều này.
Các phương pháp hiệu quả bao gồm:
- Chế độ ăn ít carbohydrate và ketogenic
- Chế độ ăn kiêng rất ít calo
- Phẫu thuật giảm cân
- Tập thể dục nhiều kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh
Các phương pháp này có cách hoạt động giống nhau ở chỗ đều giúp giảm nhu cầu insulin của cơ thể và giúp mọi người giảm cân.
- Thang điểm glasgow là gì? Ý nghĩa thang điểm glasgow trong hôn mê
- Sơ cứu khi bị côn trùng cắn, chích đốt
- Chẩn đoán và xử trí hôn mê