17-01-2024 11:25

Keo dậu: Công dụng và cách chữa bệnh

Keo dậu: Công dụng và cách chữa bệnh

Keo dậu là loại cây mọc dại có nhiều tên gọi khác như cây bình linh, keo giun,... Đây là loại cây có nhiều công dụng trong điều trị các bệnh như nhiễm giun đũa, hỗ trợ điều trị tiểu đường, yếu sinh lý, ức chế làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư phổi,... tuy nhiên trong keo dậu cũng có 1 số thành phần độc tố gây ra những tác dụng phụ. Cùng theo dõi bài viết dưới để hiểu rõ hơn về keo dậu: Công dụng và cách chữa bệnh.

1. Tìm hiểu khái quát cây keo dậu

Cây keo dậu còn có các tên gọi như cây bình linh, keo giun, bồ kết dại, cây muồng,..

Cây keo dậu dễ sống, mọc trên nhiều loại đất, kể cả đất khô cằn, nên thường mọc dại ven sông, ao. Thân cây nhỏ, phân cành ngay từ gốc, vỏ thân màu nâu.

Lá kép hai lần giống hình lông chim, mọc so le, đầu nhọn, lá phía dưới và phía trên thường nhỏ hơn.

Cụm hoa keo dậu mọc ở kẽ lá, có lông nhỏ màu trắng, tràng có 5 cánh thuôn hẹp ở gốc. Quả dậu thẳng, dẹt và mỏng giống . Bên trong 1 quả thường chứa từ 15–20 hạt, dẹt, nhẵn, cứng và có màu nâu sẫm.

Mùa hoa keo dậu nở thường vào tháng 4–6, mùa quả ở tháng 7–9.

Cây ra hoa nhiều, tái sinh tự nhiên từ hạt và cây chồi gốc sau khi bị chặt.

Cây bình linh
Cây kẹo dậu còn có tên gọi khác là cây bình linh

2. Bộ phận dùng để làm thuốc

Hạt của keo dậu được lấy để làm thuốc, điều trị bệnh. Quả keo dậu thường có vào cuối hạ đầu thu, khi chín đem hái về, đập lấy hạt, đem phơi hoặc sấy khô dùng dần.

Vị của hạt keo dậu hơi đắng, mùi thơm, tính mát.

Đôi khi rễ cây keo dậu cũng được lấy để kết hợp trong các bài thuốc.

Còn lá và đọt ngon của cây keo dậu có thể lấy để nấu canh hoặc luộc ăn như một loại rau thông thường.

3. Thành phần hóa học của cây keo dậu

Lá keo giậu: chứa tanin, protein, axit glutamic, axit aspartic, leucin hoặc isoleucine, leucenin

Hạt keo dậu: Chứa 8,8% dầu béo màu xanh sẫm

Chất nhầy: 12-14%

Các axit béo: 5,5% gồm axit palmitic, axit stearic, axit behenic, axit lignocerie, axit linoleic...

Chứa đường

Chứa gôm, trong đó có D-glalactose và D-manose.

Cây keo dậu có thể hấp thụ selen từ đất rồi tích lũy selen ở hạt, ngoài ra cũng như độc tố mimosine vì vậy thể gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn như: rụng tóc, chán ăn, mệt mỏi, bơ phờ nếu sử dụng liều cao hoặc sử dụng dài ngày.

Vỏ cây keo dậu có chứa nhiều tanin.

4. Keo dậu có tác dụng gì?

Theo Y Học Cổ Truyền:

Trị giun: Theo các bài thuốc Đông Y, tác dụng chính là dùng để trị giun. Sử dụng hạt keo dậu để diệt giun đũa (ký sinh trùng đường ruột).

Hạt của cây keo giậu được coi là bài thuốc tẩy giun đũa thông dụng và dễ dùng. Hạt chín đem rang vàng đến khi nở, tán thành bột mịn. Bột keo dậu có màu vàng sẫm và mùi thơm, dùng để uống.

Ngừa thai: vỏ thân cây và vỏ rễ có tác dụng ngừa thai

Ở Ấn Độ, người ta còn sử dụng cây keo dậu để chữa các chứng bệnh về đường tiêu hóa.

Ở Indonesia, hạt keo giậu được sử dụng để chữa đái tháo đường.

Ở Philippines, hạt rang vàng làm thuốc giúp dịu viêm, rễ làm thuốc điều kinh.

Ở Trung Quốc, dùng rễ cây để chữa mất ngủ.

Theo Y Học Hiện Đại đã nghiên cứu:

Có tác dụng trong điều trị giun đũa

Chất độc mimosine trong keo dậu có khả năng ức chế quá trình sản sinh của tế bào ung thư phổi, ung thư gan, đồng thời làm tăng độ nhạy cảm của tế bào ác tính với các phương pháp điều trị ung thư.

Một số nghiên cứu cho nhận thấy dịch chiết xuất từ cây bình linh có khả năng ức chế ung thư niêm mạc miệng và hiện tượng di căn của tế bào ác tính.

Tác dụng cây bình linh
Cây bình linh có tác dụng trong việc điều trị giun đũa, tiểu đường,...

5. 1 số bài thuốc chữa bệnh từ keo dậu

Bài thuốc trị giun đũa

Hạt keo dậu già 50g

Rang đều cho đến khi hạt nở vàng, có mùi thơm đem tán bột. Nên sử dụng vào sáng sớm lúc chưa ăn hoặc lúc tối, uống liên tục trong vòng 3 ngày.

Bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị yếu sinh lý và tiểu đường

50g hạt keo dậu già

Rang hạt cho khô rồi đun lấy nước uống, ngày uống 2 lần. Uống liên tục trong vòng 3 ngày rồi ngưng. Sau 2 – 3 ngày rồi thì sử dụng lại.

Bài thuốc điều trị chứng vàng da và thiếu máu

12 g củ mài (hoài sơn), 12g sâm bố chính và 12g bạch biển đậu (đậu ván trắng), ô 6g tặc cốt (mai mực), 6g hạt keo dậu, 6g ý dĩ và 6g mẫu lệ (vỏ hàu).

Lấy hỗn hợp trên đem sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

6. Lưu ý khi sử dụng keo dậu

Trong cây keo dậu có độc tố nhẹ, vì vậy để an toàn, chỉ nên ăn bình linh với lượng vừa phải: khoảng 5% khẩu phần ăn hàng ngày.

Sử dụng nhiều hạt keo dậu có thể gây tác dụng phụ như rụng tóc, chán ăn,...

Một số tài liệu có ghi chép chất độc có trong cây keo dậu mimosine có thể gây sảy thai, bướu cổ, chán ăn, giảm khả năng sinh sản, đục thủy tinh thể.

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng và đạt hiệu quả tốt nhất của keo dậu, cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc, uống theo sự chỉ dẫn, kê đơn, không nên tự ý sử dụng.

Phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng, hiện nay chưa có thông tin về nguy cơ gây hại.

XEM THÊM:
  • Chăm sóc da bằng mỹ phẩm xịn không phải lúc nào cũng đáng đồng tiền
  • Uốn cong cơ bắp của bạn có thể làm cho chúng khỏe hơn không?
  • Những kiểm tra sức khỏe mà mọi phụ nữ đều cần

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan