Mục lục
Kê nội kim hay còn được biết là màng mề gà, được sử dụng để điều trị nhiều bệnh hiệu quả. Theo tài liệu cổ ghi chép lại, kê nội kim có vị ngọt, tính bình, quy vào 2 kinh phế và tỳ. Do đó, sử dụng kê nội kim có tác dụng tiêu thủy cốc, lý tỳ vị.
1. Kê nội kim là gì?
Kê nội kim chính là lớp màng có màu vàng phủ ở mặt trong của mề hay dạ dày gà, do đó còn được gọi là màng mề gà.
Kê nội kim tốt sẽ có màu vàng nâu, trên bề mặt có những nếp nhăn dọc, phơi khô giòn, sờ dễ bị vỡ. Thông thường, kê nội kim khi chưa phơi khô chỉ có chiều dài khoảng 3.5 cm và chiều rộng khoảng 3cm.
Trong kê nội kim có chứa thành phần các protid các chất vị kích tổ (ventriculin).
2. Kê nội kim chữa bệnh gì?
Kê nội kim là vị thuốc chữa bệnh từ lâu ở Việt Nam và Trung Quốc.
Ở Trung Quốc, một số nơi còn dùng cả màng mề vịt (gọi là áp nội kim) thay cho kê nội kim. Chúng được sử dụng trong điều trị với công dụng và liều lượng như kê nội kim.
Theo tài liệu cổ ghi chép lại, kê nội kim có vị ngọt, tính bình, quy vào 2 kinh phế và tỳ. Sử dụng kê nội kim có tác dụng tiêu thủy cốc, lý tỳ vị. Cụ thể, sử dụng kê nội kim làm thuốc trong những trường hợp người bệnh bị:
- Đau bụng, ăn uống không tiêu, bụng đầy chướng, nôn mửa
- Bệnh lỵ, viêm ruột già
- Tiểu tiện ra máu
- Sử dụng để điều trị chữa cam tích trẻ em, biếng ăn
- Điều trị tiểu són, tiểu rắt, sỏi tiết niệu
- Chữa mụn nhọt.
3. Một số bài thuốc dân gian sử dụng kê nội kim để điều trị bệnh
- Bị đầy bụng, chán ăn, đái rắt, đái buốt: Sử dụng màng mề gà khoảng 60g, nghiền nát tán bột, pha với nước cơm hoặc nước ấm, mỗi lần uống 4-6g, ngày uống 2 lần.
- Trẻ tiêu hóa không tốt, biếng ăn: Lấy gạo khoảng 100g nấu cháo, sử dụng 15g kê nội kim rang khô cho phồng, nghiền thành bột cho vào cháo, thêm gia vị (muối hoặc đường). Mỗi ngày ăn từ 2-3 lần.
- Chữa ho gà: Sử dụng 10 gam kê nội kim đã được sao thành bột mịn. Mật ong 50g, tỏi 10 nhánh ép lấy nước, mã thầy khoảng 500g ép lấy nước. Cho tất cả vào nước với lượng vừa phải và đun sôi. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 thìa nhỏ.
- Chữa bệnh sỏi đường tiết niệu: Kê nội kim 30g, Đảm tinh 10g, Sơn tra 30g. Đem tất cả tán nhỏ, mỗi lần uống 3g hỗn hợp bột nghiền trên với nước đun sôi, ngày uống 2 lần.
- Viêm đại tràng mãn tính: Kê nội kim sao khô, nghiền mịn thành bột 10g, Bạch truật 10g cũng tán bột Trộn đều hỗn hợp. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 - 6g.
- Trẻ tiêu chảy kéo dài, bị suy dinh dưỡng: 1 kê nội kim phơi khô, nghiền mịn thành bột. Củ mài 30g cũng sao vàng tán bột. Gạo nếp 50g để nấu cháo. Mỗi lần cho 5g bột hỗn hợp từ củ mài, kê nội kim nấu cùng cháo, ăn ngày 1-2 lần trong liền 7 ngày.
- Trẻ biếng ăn, đổ mồ hôi trộm: Kê nội kim để nguyên 6g, lươn 1 con. Lươn làm sạch, cắt khúc. Kê nội kim rửa sạch, bỏ vào bát cùng thịt lươn, thêm gia vị, chưng chín, cho trẻ ăn nóng ngày 1 lần.
4. Sử dụng kê nội kim có an toàn không?
Hiện nay, vẫn chưa có đầy đủ thông tin sử dụng kê nội kim có ảnh hưởng gì tới phụ nữ đang trong thời gian mang bầu và cho con bú, vì vậy nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng
Kê nội kim có thể gây tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn cần hỏi ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc trước khi muốn dùng bài thuốc cổ truyền này.
Tóm lại, kê nội kim là một vị thuốc chữa bệnh từ lâu đời. Vì có vị ngọt, tính bình, quy vào 2 kinh phế và tỳ. Do đó, sử dụng kê nội kim có tác dụng tiêu thủy cốc, lý tỳ vị.
- Cây xạ đen chữa bệnh gì?
- Nhiễm khuẩn do Vibrio parahaemolyticus (tả biển)
- Liều dùng của thuốc Bermoric