17-01-2024 18:43

Huyết áp cao và xơ vữa động mạch

Huyết áp cao và xơ vữa động mạch

Tại Việt Nam, theo báo cáo điều tra quốc gia năm 2015 thì cứ 5 người trưởng thành lại có 1 người bị tăng huyết áp, số lượng bệnh nhân tăng huyết áp ước tính khoảng 12 triệu người. Tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của các bệnh lý tim mạch, trong đó có tình trạng xơ vữa động mạch. Nguyên nhân chính dẫn đến hình thành mảng xơ vữa động mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp là do sự rối loạn chức năng nội mạc, thúc đẩy quá trình chết theo chương trình của các tế bào nội mạc mạch máu.

1. Sự hình thành tình trạng xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch hiện tượng thành động mạch bị xơ hóa do sự lắng đọng mỡ và các tế bào viêm tại lớp bao trong thành động mạch. Nó là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên thế giới. Vai trò của xơ vữa động mạch trong nhiều bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim cục bộ, phình động mạch, vỡ động mạch, đột quỵ, nhồi máu phổi, bệnh động mạch ngoại vi đã được thiết lập. Các mảng vữa xơ được hình thành từ cholesterol, tế bào viêm và canxi dư thừa. Các mảng vữa xơ lắng đọng làm thành động mạch dày và xơ cứng, hẹp dần, mất tính đàn hồi và cản trở dòng chảy của máu trong lòng động mạch. Mảng xơ vữa xuất hiện sau nhiều năm với các giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn một: Sự rối loạn huyết động tại chỗ làm biến đổi cấu trúc của lớp trong thành mạch làm xuất hiện tình trạng phù nề không có mỡ. Về sau có sự xuất hiện các tế bào ăn mỡ tụ lại thành đám dưới tế bào nội mô. Thành mạch máu bị rối loạn sẽ tạo điều kiện cho sự lắng đọng lipid.
  • Giai đoạn hai: trong giai đoạn này sẽ có sự hình thành các mảng xơ vữa đơn thuần. Trong giai đoạn này sẽ có sự hình thành mảng xơ vữa dày, có vùng hoại tử (chứa nhiều cholesterol và acid béo) ở giữa nằm trong một lớp vỏ xơ. Tiếp đến, mảng vữa xơ sẽ tiến triển và ngày càng dày lên khiến cho động mạch hẹp dần.

Giai đoạn ba: Thành mảng xơ vữa gây tắc nghẽn động mạch và tai biến thiếu máu cục bộ. Nguyên nhân chủ yếu là do lớp tế bào nội mạc mạch máu bị rách, máu sẽ chảy vào qua vị trí rách và tạo nên cục máu đông. Đồng thời sẽ xuất hiện tình trạng kết tập tiểu cầu, tạo cục máu đông gây nghẽn mạch. Các mảng vữa xơ sẽ phát triển ngày càng dày, canxi lắng đọng và các tổ chức xơ phát triển nhiều hơn dẫn tới bít tắc hoàn toàn động mạch và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

2. Mối quan hệ giữa huyết áp cao và xơ vữa động mạch

Tăng huyết áp là một trong những bệnh lý tim mạch phổ biến nhất trên thế giới. Theo WHO, ước tính có khoảng 1.13 tỷ người trên thế giới bị tăng huyết áp trong năm 2019 và đây cũng là nguyên nhân gây tử vong cho khoảng 7.5 triệu người mỗi năm. Tại Việt Nam, theo báo cáo điều tra quốc gia năm 2015 thì cứ 5 người trưởng thành lại có 1 người bị tăng huyết áp, số lượng bệnh nhân tăng huyết áp ước tính khoảng 12 triệu người. Tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của nhiều bệnh lý tim mạch, trong đó có tình trạng xơ vữa động mạch. Nguyên nhân chính dẫn đến hình thành mảng xơ vữa động mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp là do sự rối loạn chức năng nội mạc, mất cân bằng giữa quá trình chết và quá trình tái tạo tế bào nội mạc mạch máu. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc giảm sản xuất NO và tăng quá trình chết theo chương trình của tế bào nội mạc (Apoptosis) là một trong những nguyên nhân chính gây rối loạn chức năng nội mạc, từ đó dẫn đến hình thành mảng xơ vữa động mạch. Cụ thể như sau:

  • Ở những bệnh nhân huyết áp cao, hiện tượng giảm NO là do giảm sản xuất NO và tăng quá trình ức chế NO. Nguyên nhân gây giảm sản xuất NO là do: Giảm L-arginine là tiền chất tổng hợp nên NO synthase; sản xuất nhiều trong tế bào ADMA (Asymetric dimethylArginine) là chất ức chế cạnh tranh NO synthase, dẫn đến giảm sản xuất NO; thiếu cộng tố (cofactor ) để tổng hợp eNOS (endothelial NO synthase). Còn nguyên nhân gây giảm hoạt tính của NO chủ yếu là do tế bào dưới ảnh hưởng của cao huyết áp sản sinh nhiều Superoxide O2.
  • Các tế bào nội mạc mạch máu luôn luôn diễn ra quá trình chết theo chương trình và tân tạo tế bào mới giúp cho lớp nội mạc luôn liền lạc và duy trì các chức năng bình thường. Dưới ảnh hưởng của tình trạng cao huyết áp dai dẳng, các tế bào nội mạc chết theo chương trình (apoptosis) ngày càng nhiều hơn tạo điều kiện cho việc hình thành mảng xơ vữa động mạch. Cơ chế chính thúc đẩy quá trình apoptosis của tế bào nội mạc mạch máu ở bệnh nhân tăng huyết áp là sự tăng tạo angiotensin II. Tác giả Stefamie Dimmeler (tại Đại học Frankfurt - Đức) nghiên cứu ủ nội mạc của mạch máu cuống rốn với Angiotensin II (nồng độ 1umol/l ) trong 18 giờ phát hiện rằng Angiotensin II làm tăng tỷ lệ apoptosis của tế bào nội mạc từ 1,7 ± 2% (nhóm chứng) lên 4,5 ±1,7% (nhóm có Angiotensin II). Trong nghiên cứu, khi nồng độ angiotensin II tăng lên sẽ làm gia tăng tỷ lệ tế bào nội mạc bị apoptosis. Tác giả cũng chứng minh được là Angiotensin II kích hoạt CASP 3 làm bắt đầu quá trình apoptosis của tế bào nội mạc.

Nhìn chung, cao huyết áp làm giảm sản xuất NO, tăng stress oxy hóa, dẫn đến tăng LDL-oxy hóa. Cao huyết áp còn thúc đẩy quá trình apoptosis của tế bào nội mạc mạch máu do tăng sản xuất angiotensin II, khiến tế bào nội mạc không liền lạc và tạo điều kiện cho phân tử LDL oxy hóa dễ dàng đi vào lớp dưới nội mạc. Bên cạnh đó, angiotensin II còn làm tăng phản ứng viêm và kích hoạt các phân tử kết dính, phân tử hấp dẫn tế bào monocyte, từ đó tạo thành tế bào bọt dưới nội mạc và cuối cùng là hình thành mảng xơ vữa động mạch. Ở những bệnh nhân đã bị xơ vữa động mạch gây hẹp mạch thì quá trình apoptosis do tăng huyết áp có thể vỡ mảng xơ vữa, tạo huyết khối và gây nên hội chứng mạch vành cấp. Do đó bệnh nhân cao huyết áp cần thiết điều trị tích cực, kiểm soát tốt huyết áp. Bên cạnh đó cũng cần tích cực tuyên truyền phòng ngừa cao huyết áp ở những người chưa bị tăng huyết áp để có các biện pháp ngăn ngừa bệnh phù hợp.

3. Các yếu tố nguy cơ dẫn tới xơ vữa động mạch

  • Sử dụng nhiều chất béo bão hòa
  • Nồng độ triglycerides cao
  • Nồng độ homocystein cao
  • Nồng độ fibrinogen trong máu cao.
  • Viêm hệ thống mãn tính: Được phản ánh thông qua sự gia tăng bạch cầu và hs-CRP.
  • Cường giáp.
  • Ô nhiễm không khí, đặc biệt là hạt mịn có đường kính nhỏ hơn 2.5 mm. Một số tài liệu cho rằng ô nhiễm không khí có liên quan đến sự dày lên của thành động mạch cảnh.

Tóm lại, cao huyết áp làm giảm sản xuất NO, tăng stress oxy hóa, dẫn đến tăng LDL-oxy hóa và thúc đẩy quá trình apoptosis của tế bào nội mạc mạch máu, khiến tế bào nội mạc không liền lạc và tạo điều kiện để hình thành mảng xơ vữa. Ở những bệnh nhân đã bị xơ vữa động mạch gây hẹp mạch thì quá trình apoptosis do tăng huyết áp còn có thể làm vỡ mảng xơ vữa, tạo huyết khối và gây nên hội chứng mạch vành cấp. Do đó, bệnh nhân cao huyết áp cần thiết điều trị tích cực, kiểm soát tốt huyết áp để phòng ngừa nhiều biến chứng nguy hiểmTăng huyết áp: Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ vữa xơ động mạch do làm giảm sản xuất NO, tăng stress oxy hóa, dẫn đến tăng LDL-oxy hóa và thúc đẩy quá trình apoptosis của tế bào nội mạc mạch máu.

  • Đái tháo đường: Đái tháo đường là một trong những bệnh rối loạn chuyển hóa phổ biến. Việc tăng đường huyết mạn tính trong thời gian dài gây nên tổn thương ở nhiều cơ quan, đặc biệt là tim, mạch máu, thận, mắt, thần kinh. Bệnh nhân đái tháo đường cũng có yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch tăng.
  • Rối loạn lipid máu: Đây là một trong những yếu tố nguy cơ chính của xơ vữa động mạch. LDL - cholesterol có vai trò quan trọng trong bệnh sinh của xơ vữa động mạch. Sự gia tăng LDL - cholesterol dù ở mức độ nào cũng đều có nguy cơ gây xơ vữa động mạch. Ngoài ra, lipoprotein A khi vượt quá 0.3 g/ l cũng là yếu tố nguy cơ cao gây xơ vữa ở nhiều bệnh nhân.
  • Hút thuốc lá:. Hút thuốc có mối liên quan trực tiếp với nhiều bệnh lý tim mạch. Có thể là do sự giảm HDL-cholesterol, tăng nồng độ LDL-cholesterol và tăng co mạch.
  • Nồng độ C-reactive protein cao.
  • Thiếu vitamin B6, B12 và acid folic.
  • Tuổi: Sự xuất hiện các mảng xơ vữa có thể gia tăng theo tuổi, đặc biệt là bệnh nhân trên 40 tuổi.
  • Giới: Nam giới có tỷ lệ bị xơ vữa động mạch nhiều hơn nữ giới. Tuy nhiên, sau thời kỳ mãn kinh, nữ lại có tỷ lệ bị xơ vữa tương tự nam.
  • Tiền sử gia đình: Thành viên trong gia đình có người đã từng bị xơ vữa động mạch nên đi tầm soát xơ vữa để sớm phát hiện bệnh
  • Béo phì.
  • Tăng đông máu.
  • Thiếu estrogen sau mãn kinh.
XEM THÊM:
  • Vì sao bệnh quai bị dễ gây vô sinh?
  • Công dụng thuốc Aceronko
  • Đau sườn ngực trái kèm khó thở là dấu hiệu bệnh gì?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan