17-01-2024 12:23

Hướng dẫn tự chăm sóc và quản lý căng thẳng trong thời điểm dịch bệnh Covid

Hướng dẫn tự chăm sóc và quản lý căng thẳng trong thời điểm dịch bệnh Covid

Bài viết được duyệt chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Trung Hiệp - Trưởng khoa xạ trị - Trung tâm Ung bướu - Xạ trị - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Căng thẳng trong thời điểm dịch bệnh Covid là điều không thể tránh khỏi, nhưng nếu căng thẳng quá mức có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Để chăm sóc tốt cho bản thân và gia đình, bạn cần thường xuyên cập nhật những thông tin từ các nguồn đáng tin cậy, duy trì lối sống tích cực và sự lạc quan.

1. Cập nhật thông tin đáng tin cậy

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn liên tục thay đổi nhanh chóng từng ngày, điều cực kỳ quan trọng là phải nắm bắt nhanh những diễn biến mới. Cụ thể như giờ đóng/ mở cửa của siêu thị và chỉ thị ra đường nơi bạn đang sinh sống, số ca nhiễm, các vắc-xin phòng ngừa Covid-19 và biến thể mới,... Sau đây là một số lưu ý khi tiếp nhận thông tin từ các nguồn khác nhau:

1.1. Lời đồn, truyền miệng

Bạn có thể tin tưởng một phần nhưng cần xác minh rõ ràng trước khi chia sẻ lại thông tin vừa nghe được cho những người khác. Việc lan truyền tin giả, những thông tin không chính xác không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật, mà còn có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của cộng động và công tác chống dịch.

1.2. CDC, chính quyền địa phương và các trung tâm y tế

Đây là những nguồn thông tin được cập nhật thường xuyên, cung cấp bởi các chuyên gia có kiến thức và cơ quan chức năng có thẩm quyền. Bạn có thể tham khảo những thông tin từ nguồn uy tín này tùy theo đất nước, quận, huyện và xã nơi sinh sống.

1.3. Mạng xã hội

Mọi người đang dành phần lớn thời gian cho các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram và Youtube... Các trang web này có thể cung cấp những thông tin rất có giá trị liên quan đến COVID-19 một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xác minh tính chính xác của các thông tin đưa lên trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Căng thẳng trong thời điểm dịch bệnh Covid
Căng thẳng trong thời điểm dịch bệnh Covid là điều khó tránh khỏi

1.4. Báo in & truyền thông trực tuyến

Đây là nguồn thông tin rộng rãi về đại dịch và có tính cập nhật, đặc biệt là các phiên bản trực tuyến. Tính chính xác của thông tin cũng được đảm bảo hơn các trang mạng xã hội nếu bạn vào đúng địa chỉ website chính thống.

Xem ngay: Cha mẹ nên làm gì để giúp trẻ em vượt qua đại dịch Covid-19?

2. Kiểm soát căng thẳng trong dịch bệnh Covid-19

2.1. Hoạt động thể chất

Tập thể dục, hoạt động thể chất không chỉ rèn luyện cho cơ thể khỏe mạnh, mà còn có khả năng cải thiện tinh thần hiệu quả.

  • Các hoạt động làm tăng nhịp tim (cardio) như: đi bộ hoặc chạy trên máy tập, bơi lội, bài tập cường độ cao HIIT, v.v. được khuyến khích thực hiện ít nhất 3 lần/ tuần.
  • Nếu có thể, hãy tăng cường tập luyện thể lực ít nhất 1 lần/tuần để gia tăng hiệu quả.

2.2. Kết nối cộng đồng

Việc giãn cách xã hội và ở nhà nhiều ngày sẽ dẫn đến sự cô lập về mặt xã hội, đặc biệt đối với người cao tuổi. Sau đây là một số lời khuyên để duy trì kết nối cộng đồng:

  • Sử dụng video call, Facetime hoặc các dịch vụ tương tự để làm việc, học tập trực tuyến hoặc trò chuyện giao lưu theo nhóm.
  • Chơi điện tử trực tuyến (game online) với bạn bè hoặc kết bạn mới
  • Tham gia các hoạt động thể dục thể thao theo nhóm, có thể tham gia theo hình thức online.

2.3. Thực hiện các hoạt động yêu thích

Thời điểm này cũng là cơ hội để bạn dành thời gian cho những sở thích và đam mê của mình, ví dụ như nấu ăn, trồng cây, xem phim, sáng tác,... Nếu chưa từng thử tập hít thở sâu và thiền định, các chuyên gia khuyên bạn nên thực hành những bài tập như thế này vì nó rất có giá trị trong mùa dịch. Phát triển năng lực tập trung và chú ý có định hướng là bước khởi đầu quan trọng nhất, sau đó bạn sẽ cảm thấy tốt lên khi thực hành thiền.

2.4. Lối sống lành mạnh

Chế độ ăn và ngủ nghỉ tốt có thể làm giảm đáng kể tình trạng căng thẳng:

  • Ăn uống khoa học: Hạn chế sử dụng rượu bia và caffein. Nếu bạn có những hạn chế về chế độ ăn uống như: phải ăn uống kiêng khem, thừa cân béo phì, đái tháo đường...hãy dự trữ các thực phẩm cần thiết (ví dụ: thực phẩm ít muối, không đường hoặc không chứa gluten), vì đây là những mặt hàng không dễ dàng mua được trong thời điểm dịch bệnh và giãn cách xã hội.
  • Nâng cao chất lượng giấc ngủ: Ngủ đúng và đủ giờ mỗi ngày. Phòng ngủ cần yên tĩnh, tối và có mức nhiệt dễ chịu. Tắt TV và cất các thiết bị thông minh ra khỏi phòng ngủ. Hoạt động thể chất trong ngày và tránh ăn muộn, uống caffeine hay rượu trước khi ngủ.

Xem ngay: Dịch COVID: Mẹo để an toàn khi đi siêu thị

Căng thẳng trong thời điểm dịch bệnh Covid
Tập thể dục để kiểm soát căng thẳng trong thời điểm dịch bệnh Covid

3. Cải thiện sức bật tinh thần

Sức bật tinh thần được định nghĩa là khả năng phục hồi trở lại sau một thời gian thử thách, khó khăn và căng thẳng. Dưới đây là 10 điều cần ghi nhớ để sẵn sàng quay lại cuộc sống bình thường mới sau đại dịch Covid:

  1. LẠC QUAN: Tin vào tương lai tươi sáng và mọi thứ sẽ tốt hơn. Đại dịch chỉ là nhất thời, rồi sẽ qua đi. Cuộc sống là lâu dài và vẫn phải tiếp tục.
  2. SỢ HÃI: Đây là một phản ứng bình thường, do đó bạn không nên trốn tránh. Thay vào đó bạn hãy đối mặt với nỗi sợ và không phản ứng một cách thái quá. Chấp nhận hoàn cảnh sống hiện tại dù nó có thể không được như mong muốn.
  3. ĐẠO ĐỨC: Làm những điều bạn cho là đúng đắn theo những nguyên tắc nhất quán của riêng mình, phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
  4. NIỀM TIN: Dùng đức tin tôn giáo, niềm tin vào cuộc sống hoặc các chuẩn mực đạo đức để làm chỗ dựa tinh thần.
  5. HỖ TRỢ XÃ HỘI: Nhận hỗ trợ từ gia đình và bạn bè. Giúp đỡ những người khác, đặc biệt là người già hoặc người tàn tật và những người neo đơn không nơi nương tựa.
  6. HÌNH MẪU LÝ TƯỞNG: Học hỏi từ các hình mẫu, thần tượng về sức mạnh tinh thần. Nếu được, hãy cố gắng giữ óc hài hước và giải quyết mọi vấn đề một cách linh hoạt.
  7. LUYỆN TẬP THỂ CHẤT: Thường xuyên tập thể dục để tăng cường thể lực và sức bền.
  8. LUYỆN TẬP TRÍ NÃO: Thường xuyên tham gia các hoạt động thử thách não bộ, như giải toán, chơi cờ v.v. Rèn luyện sự chú ý vào môi trường và thiên nhiên, tập trung thưởng thức chậm rãi các bữa ăn.
  9. QUAN TÂM: Chào hỏi và nói điều tốt đẹp với bạn bè cũng như những người trong gia đình dù đang sống chung hàng ngày. Bao dung, không phán xét và cố gắng bỏ qua những bất tiện nhỏ mà người khác có thể đã gây ra cho bạn.
  10. LÝ DO, MỤC TIÊU SỐNG: Luôn ghi nhớ về mục tiêu cuộc sống sẽ giúp bạn thấy con đường phía trước có ý nghĩa hơn.

Như vậy, để tự chăm sóc và kiểm soát căng thẳng trong thời điểm đại dịch Covid-19, bạn nên tham khảo các nguồn thông tin uy tín. Khi nghi ngờ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc cơ sở y tế, chính quyền địa phương. Chủ động duy trì hành vi tích cực và nhận hỗ trợ từ gia đình và bạn bè. Hãy tích cực giúp đỡ những người khác nếu có thể, khi căng thẳng không tự kiểm soát được hãy liên hệ với các chuyên gia sức khỏe tâm thần để nhận được sự tư vấn và lời khuyên phù hợp.

XEM THÊM:
  • Hỏi đáp về COVID-19 với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh– Phần 2
  • Vaccine COVID-19 của VN đang được thử nghiệm là vaccine gì?
  • Công dụng thuốc Bebtelovimab

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan