17-01-2025 18:39

Hướng dẫn sơ cứu vết thương bị chó/mèo cắn

Hướng dẫn sơ cứu vết thương bị chó/mèo cắn

Khi bị chó/ mèo cào hay cắn nhiều người khá chủ quan khi chỉ vệ sinh vết thương là xong. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp bị chó/ mèo cần được sơ cứu vết thương để tránh nhiễm trùng và ảnh hưởng sức khỏe về sau.

1. Sơ cứu vết thương bị chó/mèo cắn

Để chăm sóc vết thương do động vật nhỏ cắn phải dựa vào mức độ nghiêm trọng của vết cắn:

Đối với vết thương không gây rách da: nên

  • Rửa kỹ vết thương bằng xà phòng và nước.
  • Có thể bôi thuốc kháng sinh (dạng cream hoặc thuốc mỡ) lên vết thương để phòng ngừa.

Đối với vết thương gây rách da: nên

  • Rửa kỹ vết thương bằng xà phòng và nước, ấn nhẹ lên vết thương để cho ít máu chảy ra, giúp loại bỏ ít vi trùng.
  • Bôi thuốc kháng sinh lên vết thương
  • Băng vết cắn bằng băng vô trùng.

Đối với vết thương gây chảy máu

  • Đắp một miếng gạc lên vết thương và nhẹ nhàng ấn xuống để ngăn máu chảy.
  • Bôi thuốc kháng sinh lên vết thương
  • Băng vết cắn bằng băng vô trùng.

Tất cả những vết thương do chó mèo cắn đều cần được theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng (sưng, nóng, đỏ, chạm vào đau...) cho đến khi hoàn toàn lành lặn.

2. Bị chó mèo cắn khi nào cần tới gặp bác sĩ?

Ngoài việc sơ cứu mèo cắn tại nhà tạm thời, bạn cũng cần đến gặp bác sĩ trong một vài trường hợp sau:

  • Con chó cắn bạn không rõ đã được tiêm vaccine dại chưa hoặc có biểu hiện thất thường có vẻ bị bệnh
  • Vết thương không ngừng chảy máu hoặc gây ra đau nhiều. Vết thương sâu để lộ xương, tổn thương gân hoặc cơ.
  • Vết thương có biểu hiện nhiễm trùng (sưng tấy đỏ, nóng, rỉ dịch hoặc mủ...) rò rỉ mủ hoặc chất lỏng

Cũng nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu bạn:

  • Trong 10 năm qua bạn chưa tiêm ngừa uốn ván hoặc trong vòng 5 năm đối với trường hợp vết cắn sâu hoặc bẩn.
  • Bạn có biểu hiện sốt, mệt mỏi, rối loạn ý thức hoặc ngất

3. Chủ động tiêm vaccine phòng dại

Bệnh dại là một tình trạng có khả năng gây tử vong, nhưng hoàn toàn có thể ngăn ngừa được khi nạn nhân được can thiệp y tế phù hợp ngay lập tức.

Những trường hợp cần tiêm vaccin phòng dại:

  • Chó cắn có dấu hiệu của bệnh dại, chẳng hạn như hoạt động thất thường hoặc sùi bọt mép, bạn nên tiêm vắc xin phòng bệnh dại.
  • Ngay cả trong trường hợp, bạn hoặc bác sĩ của bạn lo lắng về khả năng bạn có thể bị nhiễm bệnh dại khi bị chó cắn.

Vaccin tiêm ngừa dại: tùy loại vaccine có những phác đồ tiêm khác nhau.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm được kiến thức về cách sơ cứu chó/ mèo cắn cũng như việc chủ động trong việc tiêm vacxin để phòng ngừa sao cho tốt.

XEM THÊM:
  • Lưu ý khi sử dụng dung dịch sát trùng vết thương
  • Tầm quan trọng của sơ cấp cứu
  • Có nên dùng cồn 70 độ rửa vết thương?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan