Mục lục
- 1. 1. Các nguy cơ sức khỏe cho đàn ông và phụ nữ tuổi 40
- 2. 2. Cách chăm sóc sức khỏe tuổi 40
- 2.1. 2.1. Duy trì cân nặng hợp lý
- 2.2. 2.2.Tập luyện tăng cường sức mạnh cơ bắp
- 2.3. 2.3. Quan tâm đến sức khỏe chức năng tuyến giáp
- 2.4. 2.4. Ngưng hút thuốc lá
- 2.5. 2.5. Quan tâm đến những chỉ số
- 2.6. 2.6. Quan tâm đến sức khỏe răng miệng
- 2.7. 2.7. Kiểm tra thị lực
- 2.8. 2.8. Bổ sung nhiều chất xơ
- 2.9. 2.9. Ghi nhận tiền sử bệnh của gia đình và bản thân
- 2.10. 2.10. Bắt đầu chăm sóc sức khỏe bằng cách phòng ngừa
- 2.11. 2.11. Duy trì một thái độ sống tích cực
- 2.12. 2.12. Nâng cao chất lượng giấc ngủ
- 2.13. 2.13. Ăn nhiều thực phẩm có lợi cho sức khỏe
- 2.14. 2.14. Uống nhiều nước hơn
- 2.15. 2.15. Duy trì đời sống tình dục lành mạnh
- 3. Đánh giá
Tuổi 40 là một cột mốc quan trọng trong cả sự nghiệp và sức khỏe của một đời người. 40 tuổi chỉ là bước khởi đầu cho phần còn lại của cuộc đời bạn. Nếu bạn đang muốn giữ gìn sức khỏe sau tuổi 40 và sống phần còn lại của cuộc đời với sức khỏe tốt, hãy tập trung chăm sóc sức khỏe tuổi 40. Sử dụng những lời khuyên về sức khỏe cho tuổi 40 sau đây để bắt đầu đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn và lập kế hoạch cho một tương lai khỏe mạnh và lâu dài.
1. Các nguy cơ sức khỏe cho đàn ông và phụ nữ tuổi 40
Các nhà nghiên cứu cho biết những người ở độ tuổi 40 ngày càng phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe mãn tính như bệnh đái tháo đường loại 2 và bệnh lý tăng huyết áp. Các chuyên gia cho biết tình trạng viêm và kháng insulin do lão hóa, căng thẳng và chế độ ăn uống không cân bằng là hai nguyên nhân chính. Lời khuyên chăm sóc sức khỏe tuổi 40 từ các chuyên gia bao gồm một chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và giảm căng thẳng.
Theo thống kê, khoảng 1 trong 3 người Anh ở độ tuổi cuối 40 mắc phải các bệnh lý mãn tính khi theo dõi định kỳ cuộc sống của khoảng 17.000 người sinh ra ở Anh, Scotland và xứ Wales. Trong số gần 8.000 cuộc khảo sát gần đây của Đại học College London, 34% trong số đó cho biết họ có hai hoặc nhiều vấn đề sức khỏe mãn tính, chẳng hạn như tăng huyết áp và các mối quan tâm về sức khỏe tâm thần, theo tạp chí y tế BMC Public Health.
Tại Hoa Kỳ, các vấn đề sức khỏe tương tự cũng đang xảy ra ở những người phụ nữ và nam giới tuổi 40. Tiến sĩ Jacob Teitelbaum, một tác giả và chuyên gia nội khoa ở Maryland, người chuyên về hội chứng mệt mỏi mãn tính và đau cơ xơ hóa, cho biết: “Khoảng vài trăm năm trước, hầu hết mọi người chết ở tuổi 45. Bây giờ nhiều người vẫn có thể tiếp tục sống ở những năm 80 tuổi là bình thường.
Cơ thể con người được thiết kế cho một quá trình lão hóa có kế hoạch với buồng trứng và tinh hoàn bắt đầu ngừng hoạt động vào cuối những năm 40 tuổi. Phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh trong khi nam giới đối diện với các nguy cơ chính gây ra hội chứng chuyển hóa do nồng độ testosterone giảm thấp. Rối loạn cholesterol máu, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch và kháng insulin hoặc bệnh đái tháo đường là các rào cản phổ biến khi chăm sóc sức khỏe tuổi 40.
Tiến sĩ Betsy Greenleaf, một bác sĩ chuyên khoa tiết niệu có trụ sở tại New Jersey, nói với Healthline rằng bà đang thấy nhiều trường hợp có mức cholesterol cao, tăng huyết áp, viêm khớp và đái tháo đường loại 2 xuất hiện ở những người trẻ tuổi hơn. Greenleaf cho rằng nguyên nhân chính là do căng thẳng và chế độ ăn uống không phù hợp. Bị căng thẳng mãn tính ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, các hóc môn sinh sản, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và viêm khớp.
Ngoài ra, khi cơ thể già đi, sức khỏe của người phụ nữ và nam giới tuổi 40 còn phải đối diện với tình trạng viêm và kháng insulin. Pelz cho biết: “Chúng ta càng tiếp xúc với nhiều thực phẩm độc hại, chứa nhiều đường thì tế bào của chúng ta càng trở nên kém thích nghi hơn và cuối cùng, chúng sẽ bị viêm và kháng lại các hóc môn trong cơ thể. Một khi tình trạng viêm và kháng insulin xảy ra trong tế bào, bệnh mãn tính bắt đầu hình thành. Đây cũng có thể là lý do tại sao chúng ta thường thấy rằng ai đó đang mắc một bệnh mãn tính và một vài năm sau họ được chẩn đoán mắc thêm một vài bệnh. Tất cả các bệnh mãn tính đều có nguyên nhân gốc rễ là quá trình viêm mãn tính.
Bên cạnh đó, chủng tộc cũng là một vấn đề lớn khi nói tới các bệnh mãn tính. Ở các nước đang phát triển, trước khi áp dụng chế độ ăn ít đường, ít chất xơ thì những tình trạng này khá hiếm. Nhưng sau khi áp dụng chế độ ăn phương Tây thì chúng đã tăng vọt.
Những người ở độ tuổi cuối 40 thường bị bệnh nướu răng. Chúng ta không thể ngăn chặn tình trạng sâu răng, nhưng chắc chắn có thể làm chậm quá trình này bằng cách chú trọng chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình hơn. Đánh răng hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày là một cách tuyệt vời để cải thiện sức khỏe răng miệng.
2. Cách chăm sóc sức khỏe tuổi 40
2.1. Duy trì cân nặng hợp lý
Một trong những cách hàng đầu để chăm sóc sức khỏe tuổi 40 là loại bỏ mỡ thừa, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng chống lại các bệnh mãn tính hơn. Cụ thể, sức khỏe phụ nữ tuổi 40 có thể sẽ phải đối diện với tình trạng sụt giảm lượng hóc môn, tăng nguy cơ ung thư vú và các triệu chứng mãn kinh nhưng tất cả đều có thể được kiểm soát bằng cách giảm cân. Cả nam giới và phụ nữ đều có thể giảm thiểu khả năng mắc bệnh tim và một số bệnh lý khác bằng cách giữ gìn cân nặng và sức khỏe.
2.2.Tập luyện tăng cường sức mạnh cơ bắp
Người trên 40 tuổi sẽ dần mất khoảng một phần trăm khối lượng cơ của họ mỗi năm, vì thế một trong những cách chăm sóc sức khỏe tuổi 40 là tập luyện cơ bắp và tăng cường sự dẻo dai. Bạn nên sử dụng tạ nhẹ khi đi bộ nhanh hoặc tham gia phòng tập thể dục để tập tạ. Trong mọi trường hợp, tốt nhất là bạn nên có một số hình thức tập luyện sức đề kháng để ngăn chặn tình trạng mất cơ.
2.3. Quan tâm đến sức khỏe chức năng tuyến giáp
Nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi, tăng cân hoặc sụt cân trầm trọng, vấn đề có thể không phải nằm ở chế độ ăn kiêng hoặc tập thể dục mà đó có thể là dấu hiệu của việc rối loạn chức năng tuyến giáp. Khi đến tuổi 40, bệnh tuyến giáp trở thành một vấn đề phổ biến hơn, vì thế việc kiểm tra chức năng tuyến giáp đều đặn là một trong những bước cần thiết khi chăm sóc sức khỏe tuổi 40.
2.4. Ngưng hút thuốc lá
Một trong những lời khuyên sức khỏe hàng đầu cho tuổi 40 hoặc bất kỳ độ tuổi nào là ngừng hút thuốc. Mặc dù, việc bỏ thuốc không hề dễ dàng, nhưng ngừng hút thuốc sẽ giúp kéo dài thêm tuổi thọ và giảm khả năng mắc một số bệnh mãn tính một cách đáng kể, chẳng hạn như đột quỵ và bệnh tim mạch.
2.5. Quan tâm đến những chỉ số
Đừng coi thường các chỉ số sức khỏe nếu bạn muốn duy trì sức khỏe ở mức khỏe mạnh sau 40 tuổi. Ở độ tuổi này, mức cholesterol, trọng lượng cơ thể, lượng đường trong máu và huyết áp trở nên vô cùng quan trọng. Kiểm tra những con số này để giúp xác định các nguy cơ gia tăng tiềm ẩn đối với bệnh tật.
2.6. Quan tâm đến sức khỏe răng miệng
Nụ cười của bạn có thể nói lên nhiều điều về bạn hơn chỉ đơn thuần là cảm xúc. Trên thực tế, nụ cười được kết nối với trái tim. Một số nghiên cứu đã liên hệ bệnh nướu răng với bệnh tim và nhiều bệnh mãn tính khác. Do đó, bạn bắt buộc phải có sức khỏe răng miệng tốt và thường xuyên đến nha sĩ để kiểm tra.
2.7. Kiểm tra thị lực
Khi bạn bước qua tuổi 40, thị lực của bạn có thể bắt đầu kém đi. Với tình trạng thoái hóa điểm vàng ảnh hưởng đến hơn 9,1 triệu người Mỹ trên 40 tuổi, đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người cao tuổi. Mặc dù nó đã được phát hiện là do di truyền, nhưng bạn có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh này bằng một chế độ ăn uống lành mạnh gồm rau và trái cây màu đỏ, những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và lycopene. Bạn cũng nên xem xét việc đeo kính râm để ngăn chặn những tổn thương do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, yếu tố làm tăng khả năng bị đục thủy tinh thể.
2.8. Bổ sung nhiều chất xơ
Khi còn trẻ, bạn có thể ăn bất cứ thứ gì mình muốn mà không bị tăng cân. Tuy nhiên, khi tiếp cận tuổi 40, sự trao đổi chất và khả năng tiêu hóa thức ăn của cơ thể giảm đáng kể. Tăng chất xơ trong chế độ ăn uống có mục đích để giảm thiểu lượng calo từ đồ ngọt. Để chăm sóc sức khỏe tuổi 40, bạn hãy luôn ghi nhớ các thành phần cần thiết trong một chế độ ăn bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo, rau xanh, trái cây và protein nạc.
2.9. Ghi nhận tiền sử bệnh của gia đình và bản thân
Một trong những cách chăm sóc sức khỏe tuổi 40 là biết tiền sử gia đình của bạn. Ví dụ, nếu cha và ông của bạn đều đã qua đời vì bệnh tim, bạn nên cố gắng hết sức thực hiện càng nhiều biện pháp phòng ngừa càng sớm càng tốt.
2.10. Bắt đầu chăm sóc sức khỏe bằng cách phòng ngừa
Bước sang tuổi 40 thường có nghĩa là bạn cần thực hiện các việc làm chủ động để duy trì sức khỏe của bạn. Hãy đến gặp bác sĩ hàng năm để kiểm tra sức khỏe. Tiêm phòng, thực hiện các xét nghiệm (ví dụ, kiểm tra nồng độ cholesterol và glucose), phết tế bào cổ tử cung và chụp X quang tuyến vú cho phụ nữ tuổi 40. Đối với nam giới, hãy đảm bảo bạn được khám tinh hoàn hàng năm với bác sĩ.
2.11. Duy trì một thái độ sống tích cực
Bằng cách xem xét lại các mục tiêu của mình và cách sử dụng thời gian, bạn sẽ trở nên có chủ đích hơn trong cuộc sống hàng ngày và có thể đáp ứng những tham vọng lâu dài của mình. Tạo thói quen biết ơn để giúp ích cho trái tim và tâm hồn, ví dụ như Khen ngợi người khác, cười thật nhiều. Lên lịch vui chơi trước khi làm việc. Dành thời gian để thiền sẽ giúp bạn hiểu được trạng thái tâm trí hiện tại của mình. Nó cũng có thể mang lại cảm giác bình an và thư giãn trong tâm trí. Những gợi ý này có thể giúp duy trì một thái độ sống tích cực.
2.12. Nâng cao chất lượng giấc ngủ
Mỗi người cần ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm. Tránh sử dụng thiết bị điện tử hai giờ trước khi ngủ và mang điện thoại đi ngủ.
2.13. Ăn nhiều thực phẩm có lợi cho sức khỏe
Tìm các loại thực phẩm thay thế, chẳng hạn như trái cây sấy khô thay thế cho các loại đồ ăn nhẹ chứa nhiều đường và chất béo. Tránh thức ăn nhanh, giảm thiểu các bữa ăn ở ngoài và nấu thức ăn lành mạnh ở nhà. Nếu bạn đi ăn ngoài, hãy lên kế hoạch trước để đến một nơi nào đó đảm bảo chất lượng thực phẩm tốt cho sức khỏe. Yêu cầu các lựa chọn ít chất béo và ít muối trong thực đơn.
2.14. Uống nhiều nước hơn
Cơ thể chúng ta gồm 3/4 là chất lỏng. Càng uống nhiều nước, làn da của chúng ta càng trông đẹp hơn và tâm trạng cũng cảm thấy tốt hơn.
2.15. Duy trì đời sống tình dục lành mạnh
Khi bước sang tuổi 40, lượng hóc môn sinh dục bắt đầu có dấu hiệu sụt giảm kéo theo giảm thèm muốn trong chuyện chăn gối. Tuy nhiên, cần duy trì các hoạt động quan hệ tình dục để hâm nóng tình yêu và thắt chặt mối liên kết với người bạn đời. Trung bình, bạn nên quan hệ tình dục một hoặc hai lần một tháng ở độ tuổi này. Tìm kiếm các mẹo nhỏ để khiến nó trở nên lãng mạn hơn. Cảm giác cực khoái giúp làm giảm căng thẳng và đốt cháy calo.
Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.
- Tìm hiểu về Reiki
- Gan nhiễm mỡ nhẹ nên kiêng ăn gì?
- Vinmec tạo giá trị khác biệt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam