Mục lục
Việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi 40 - 49 quan trọng nhất là thực hiện các xét nghiệm sàng lọc để phát hiện các vấn đề sức khỏe hoặc bệnh lý có thể xảy ra ở những người chưa có bất kỳ triệu chứng nào. Bên cạnh đó, nữ giới tuổi 40 - 49 cũng nên nhận tư vấn sức khỏe từ các bác sĩ chuyên khoa.
1. Xét nghiệm sàng lọc cho phụ nữ 40 - 49 tuổi
Lưu ý quan trọng nhất trong việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi 40 là thực hiện các xét nghiệm sàng lọc quan trọng. Đó là:
1.1 Bệnh tiểu đường loại 2 hoặc tiền tiểu đường
- Đối tượng tầm soát: Tất cả người trưởng thành bắt đầu từ khi đủ 45 tuổi và người trưởng thành ở mọi lứa tuổi không có triệu chứng nhưng bị thừa cân, béo phì và có thêm 1 hoặc nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường;
- Tần suất tầm soát: Ít nhất 3 năm/lần.
1.2 Huyết áp
- Đối tượng tầm soát: Tất cả người trưởng thành;
- Tần suất tầm soát: Kiểm tra sức khỏe hằng năm nếu huyết áp của bạn bình thường (dưới 120/80 mmHg). Nếu huyết áp của bạn cao hơn bình thường, hãy làm theo lời khuyên của bác sĩ.
1.3 Ung thư vú
- Đối tượng tầm soát: Tất cả nữ giới, đặc biệt là đối tượng đang được chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi 40 - 49;
- Tần suất tầm soát: Chụp X-quang tuyến vú hằng năm nên bắt đầu thực hiện khi phụ nữ được 40 tuổi. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ về tần suất tầm soát phù hợp với mình (tùy theo các yếu tố nguy cơ).
1.4 Ung thư cổ tử cung
- Đối tượng tầm soát: Tất cả phụ nữ, ngoại trừ những người đã cắt tử cung (cắt bỏ cổ tử cung) vì những nguyên nhân không liên quan đến ung thư cổ tử cung và không có tiền sử ung thư cổ tử cung/tiền ung thư nghiêm trọng;
- Tần suất tầm soát: Phụ nữ độ tuổi từ 30 - 65 nên làm xét nghiệm Pap (Pap smear - phết tế bào cổ tử cung) kết hợp với xét nghiệm HPV 5 năm/lần. Có thể thực hiện xét nghiệm Pap 3 năm/lần.
1.5 Ung thư đại trực tràng
- Đối tượng tầm soát: Phụ nữ có nguy cơ trung bình từ 45 tuổi trở lên. Đây là xét nghiệm sàng lọc cần làm khi chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi 45;
- Tần suất tầm soát: Một số bài kiểm tra có sẵn sẽ được thực hiện vào các thời điểm khác nhau. Đó là:
- Nội soi đại tràng sigma 5 năm/lần;
- Chụp cắt lớp đại tràng (nội soi đại tràng ảo) 5 năm/lần;
- Nội soi đại tràng 10 năm/lần;
- Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân hằng năm;
- Kiểm tra hóa chất miễn dịch trong phân hằng năm;
- Xét nghiệm DNA trong phân 3 năm/lần.
Nếu chọn xét nghiệm khác không phải nội soi thì bạn cần tái khám nội soi nếu có kết quả bất thường. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ về xét nghiệm nào tốt nhất cho mình. Bên cạnh đó, một số người có thể được xem xét thực hiện một tần suất tầm soát khác vì tiền sử sức khỏe cá nhân hoặc gia đình.
1.6 Các xét nghiệm sàng lọc khác
Một lưu ý khi chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi 40 là bạn cần thực hiện thêm các xét nghiệm sàng lọc khác như:
- Lạm dụng rượu: Đối tượng tầm soát là tất cả người trưởng thành; tần suất tầm soát là trong các kỳ kiểm tra định kỳ;
- Chlamydia: Đối tượng tầm soát là phụ nữ có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn; tần suất tầm soát là khám định kỳ nếu có nguy cơ nhiễm Chlamydia;
- Lo âu: Đối tượng tầm soát là tất cả người trưởng thành; tần suất tầm soát là trong các kỳ kiểm tra định kỳ;
- Bệnh da liễu: Đối tượng tầm soát là phụ nữ hoạt động tình dục có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn; tần suất tầm soát là khám định kỳ nếu có nguy cơ mắc bệnh da liễu. Đây là lưu ý quan trọng khi chăm sóc da cho phụ nữ tuổi 40;
- Viêm gan C: Đối tượng tầm soát là người trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, thực hiện 1 lần cho những người sinh từ năm 1945 - 1965; tần suất tầm soát là khám định kỳ nếu có nguy cơ mắc bệnh viêm gan C;
- HIV: Đối tượng tầm soát là tất cả phụ nữ; tần suất tầm soát là trong các kỳ kiểm tra định kỳ;
- Rối loạn lipid: Đối tượng tầm soát là tất cả phụ nữ trên 45 tuổi có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao. Còn với phụ nữ từ 19 - 44 tuổi thì việc sàng lọc cần dựa trên các yếu tố nguy cơ mắc bệnh (theo chỉ định của bác sĩ). Tần suất tầm soát là ít nhất 5 năm/lần;
- Béo phì: Đối tượng tầm soát là tất cả người trưởng thành; tần suất tầm soát là trong các kỳ kiểm tra định kỳ;
- Giang mai: Đối tượng tầm soát là những phụ nữ có nguy cơ nhiễm trùng; tần suất tầm soát là trong các kỳ kiểm tra định kỳ;
- Bệnh lao: Đối tượng tầm soát là những người trưởng thành có nguy cơ nhiễm trùng; tần suất tầm soát theo chỉ định của bác sĩ;
- Thị giác: Đối tượng tầm soát là tất cả người trưởng thành; tần suất tầm soát là kiểm tra toàn diện cơ bản ở tuổi 40. Nếu bạn mắc bệnh mãn tính thì cần trao đổi với bác sĩ để biết tần suất khám sàng lọc phù hợp.
2. Tư vấn chăm sóc sức khỏe phụ nữ 40 - 49 tuổi
Việc tư vấn sức khỏe cho phụ nữ tuổi từ 40 - 49 là rất cần thiết. Việc này bao gồm:
- Ung thư vú, phòng ngừa bằng hóa chất: Dành cho đối tượng phụ nữ có nguy cơ cao, khi rủi ro được xác định;
- Thử nghiệm đột biến BRCA để tìm tính nhạy cảm với ung thư vú và ung thư buồng trứng: Dành cho đối tượng phụ nữ có nguy cơ cao hơn, khi rủi ro được xác định;
- Ăn kiêng và tập thể dục: Dành cho người trưởng thành thừa cân hoặc béo phì, khi được chẩn đoán và khám định kỳ;
- Bạo lực gia đình: Tư vấn cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và phụ nữ lớn tuổi (những đối tượng có nguy cơ cao hơn), thực hiện tại các kỳ kiểm tra sức khỏe định kỳ;
- Phòng chống bệnh lây truyền qua đường tình dục: Tư vấn cho người trưởng thành có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn, thực hiện tại các kỳ kiểm tra sức khỏe định kỳ;
- Sử dụng thuốc lá và các bệnh liên quan đến thuốc lá: Tư vấn cho tất cả những người trưởng thành, thực hiện tại các kỳ kiểm tra sức khỏe định kỳ.
3. Tiêm ngừa cho phụ nữ tuổi 40 - 49
Trong các mục tiêu cần thực hiện khi chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ tuổi 40 - 49, không thể bỏ qua vấn đề tiêm ngừa. Cụ thể:
- Uốn ván, bạch hầu, ho gà: Tiêm ngừa ở tất cả người trưởng thành mỗi 10 năm/lần;
- Thủy đậu: Tiêm ngừa cho tất cả người trưởng thành trong độ tuổi 40 - 49 không có hồ sơ về nhiễm thủy đậu hoặc tiêm chủng trước đây. Liều tiêm là 2 liều, liều thứ 2 cách liều đầu tiên tối thiểu 4 tuần;
- Sởi, quai bị, rubella: Tiêm ngừa cho tất cả người trưởng thành trong độ tuổi 40 - 49 không có hồ sơ về nhiễm thủy đậu hoặc tiêm chủng trước đây. Liều tiêm là 1 hoặc 2 liều;
- Cúm: Tiêm ngừa cho tất cả người trưởng thành hàng năm, khi vắc-xin có sẵn trong cộng đồng;
- Viêm gan A: Tiêm ngừa cho những người có nguy cơ mắc bệnh. Liều tiêm là 2 liều cách nhau 6 tháng;
- Viêm gan B: Tiêm ngừa cho những người có nguy cơ mắc bệnh. Liều tiêm là 3 liều: Liều thứ 2 cách liều đầu tiên 1 tháng, liều thứ 3 cách liều thứ 2 ít nhất 2 tháng (và ít nhất 4 tháng sau liều đầu tiên);
- Haemophilus influenzae loại B: Tiêm ngừa cho những người có nguy cơ mắc bệnh. Liều tiêm là 1 - 3 liều;
- Viêm não mô cầu: Tiêm ngừa cho những người có nguy cơ mắc bệnh. Liều tiêm là 1 hoặc 2 liều;
- Vắc-xin liên hợp phế cầu và vắc-xin polysaccharide phế cầu: Tiêm ngừa cho những người có nguy cơ mắc bệnh. Liều tiêm là 1 hoặc 2 liều.
Xét nghiệm sàng lọc, tư vấn sức khỏe và tiêm ngừa hợp lý là việc cần làm khi chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi 40 - 49. Phụ nữ độ tuổi này nên thực hiện khám sàng lọc định kỳ để kịp thời phát hiện nguy cơ mắc bệnh và có hướng can thiệp điều trị kịp thời, hiệu quả.
- Tư thế chụp X quang tuyến vú (mammography)
- Kỹ thuật tế bào học tự động hóa và xét nghiệm tế bào học cổ tử cung Thinprep
- Nhiễm HPV các type có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung không?