Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Trần Liên Anh - Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Với trẻ bị vàng da bệnh lý, cần được sớm đưa đến các bệnh viện chuyên khoa nhi để khám và điều trị. Thể dạng bệnh nặng không thể coi thường vì nếu không chữa trị, có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để phát hiện vàng da ở trẻ sơ sinh? Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?
Thực tế, để trả lời được “vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?” thì phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu như vàng da sơ sinh sinh lý thường xuất hiện từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 sau khi sinh và khỏi trong vòng 10 ngày thì vàng da sơ sinh bệnh lý cần điều trị lâu dài bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy mức độ bệnh.
Chiếu đèn được xem là một trong những phương pháp điều trị bệnh vàng da sơ sinh hiệu quả, dễ thực hiện và kinh tế nhất hiện nay. Khi chiếu sẽ sử dụng 2 dàn đèn, một dàn đèn ở trên và 1 dàn đèn ở dưới. Khi chiếu, cần bộc lộ toàn bộ cơ thể trẻ để đảm bảo ánh sáng chiếu vào cơ thể trẻ được nhiều nhất, nhưng phải đảm bảo che mắt trẻ lại bằng mảnh vải tối màu và dùng bỉm che bộ phận sinh dục của trẻ lại để hạn chế tình trạng teo tinh hoàn, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này. Thay đổi tư thế trẻ mỗi 2-4 giờ. Cho bé ăn theo cữ 3 giờ/lần,
Thực hiện chiếu đèn vàng da ở trẻ sơ sinh trong 24 giờ và thực hiện theo dõi, thăm khám để đánh giá hiệu quả của trẻ.
Để phát hiện vàng da ở trẻ sơ sinh, cha mẹ nên kiểm tra dưới ánh sáng ban ngày, tự nhiên, dùng một ngón tay ấn nhẹ vào da trẻ, khiến vùng da đó có màu vàng, thì có thể là dấu hiệu vàng da ở trẻ sơ sinh.
- Hướng dẫn chiếu đèn điều trị vàng da sơ sinh
- Vàng da ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý
- Trẻ bị vàng da chiếu đèn như nào mới hiệu quả?