17-01-2024 22:10

Hướng dẫn cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà

Hướng dẫn cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà

Tay chân miệng là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh lây lan với tốc độ nhanh, đặc biệt bệnh có thể trở thành dịch lớn, nhất là vào mùa tựu trường. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đều có thể điều trị tại nhà. Vậy cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà như thế nào?

1. Cha mẹ biết gì về bệnh tay chân miệng ở trẻ em?

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền từ người sang người, dễ hình thành dịch lớn. Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hoá, qua nước bọt, các nốt phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh tay chân miệng, tuy nhiên thường gặp nhất là độ tuổi dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ 3 tuổi - càng nhỏ bệnh tay chân miệng càng dễ trở nặng. Có 90 - 95% trường hợp có thể điều trị bệnh chân tay miệng cho trẻ tại nhà. Bệnh tay chân miệng thường diễn tiến nhẹ và có thể tự khỏi sau 7-10 ngày, tuy nhiên rất nhiều phụ huynh vẫn bối rối không biết điều trị bệnh chân tay miệng cho trẻ tại nhà như thế nào là hợp lý để tránh tình trạng trở nặng.

Trước khi tìm hiểu cách điều trị chân tay miệng tại nhà, phụ huynh cần biết cách nhận biết bệnh tay chân miệng thông qua các biểu hiện thường gặp sau đây:

  • Thời gian ủ bệnh trong khoản thời gian từ 3 – 6 ngày thường chưa xuất hiện dấu hiệu nhận biết;
  • Trẻ mắc bệnh tay chân miệng, trẻ bắt đầu sốt nhẹ, có khi chỉ sốt thoáng qua hoặc có bé sốt cao lên đến 39 – 40 độ C;
  • Đau họng, chảy nước miếng nhiều và liên tục;
  • Biếng ăn;
  • Không chịu ngủ, thường xuyên quấy khóc, run chi, một số trẻ bệnh nặng có thể gặp tình trạng đột ngột giật mình nhiều một cách bất thường;
  • Sang thương da, niêm mạc chủ yếu tập trung ở miệng, ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông;
    • Sang thương ở miệng hầu hết là những vết loét đỏ (do bóng nước vỡ ra) với đường kính 2 – 3 mm ở vòm họng, niêm mạc má, nướu, lưỡi... gây đau đớn;
    • Sang thương trên da thường là các nốt bọng nước có đường kính 2 – 10mm, hình bầu dục hoặc hơi tròn, nổi cộm hoặc ẩn dưới da trên nền hồng ban, phần lớn không đau nhưng khi bóng nước khô sẽ để lại vết thâm trên da.

2. Hướng dẫn cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường chỉ có tình trạng sốt nhẹ < 38,5 độ C, loét miệng, hồng ban mụn nước ở lòng bàn tay chân, trẻ vẫn tỉnh táo, chơi đùa được thì thường được bác sĩ cho điều trị chân tay miệng tại nhà. Phụ huynh cần nắm được cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà như sau:

  • Cách ly trẻ bệnh với trẻ khác, cho trẻ nghỉ học, nghỉ ngơi tại nhà, tránh kích thích, Người lớn tiếp xúc và chăm sóc trẻ nên mang khẩu trang y tế cho mình và cả trẻ bệnh. Sau khi tiếp xúc với trẻ nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch để hạn chế lây lan bệnh khi phải chăm sóc trẻ lành. Quần áo, tã lót của trẻ bị tay chân miệng nên được ngâm dung dịch sát khuẩn như cloramin B 2% hoặc ngâm luộc nước sôi trước khi giặt sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch. Các vật dụng cá nhân của trẻ như bình sữa, ly nước, chén cơm, muỗng ăn... nên được luộc sôi.
  • Chú ý dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi cho trẻ, chọn ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, tránh thức ăn chua, cay... Trẻ đau họng - miệng do vết loét nên trường hợp này có thể sử dụng thuốc tráng niêm mạc dạng sữa nhũ dịch như: thuốc Phosphalugel hoặc Varogel, Trimafort... Khi dung cho trẻ ngậm rồi nuốt 1-2ml /lần để làm dịu cơn đau trước khi cho trẻ ăn;
  • Phụ huynh có thể sử dụng gel bôi có thành phần nano bạc, dịch chiết neem, kẽm salicylate... các thành phần này giúp nhanh lành tổn thương da do bệnh tay chân miệng, không để lại sẹo;
  • Khi trẻ có triệu chứng sốt > 38 độ C, cho trẻ sử dụng Paracetamol liều 10-15mg/kg/lần (uống), lặp lại mỗi 4 - 6 giờ khi có tình trạng sốt lại. PHụ huynh có thể cho con uống thuốc theo toa bác sĩ đã cho hoạt mang trẻ đi tái khám mỗi 1-2 ngày, đi liên tục trong 8-10 ngày đầu của bệnh hoặc neesy trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt 48 giờ;
  • Khi điều trị bệnh chân tay miệng cho trẻ tại nhà, phụ huynh nên cho trẻ ăn những thức ăn trẻ thích để khuyến khích trẻ ăn được nhiều, nên ăn những thức ăn nguội, mát, không nên cho trẻ ăn thức ăn cay, nóng, chua gây đau đớn tại các vết loét miệng.

Bệnh tay chân miệng lây lan mạnh nhất trong tuần đầu mắc bệnh nhưng virus vẫn có thể còn tồn trong phân vài tháng sau. Tuy là bệnh do virus gây ra nhưng những trẻ đã từng bị tay chân miệng vẫn có thể tái mắc nhiều lần sau. Mỗi lần mắc tay chân miệng cơ thể trẻ đã hình thành kháng thể chống lại virus tuy nhiên kháng thể này rất yếu, thường không chống lại được tất cả các loại virus đường ruột gây bệnh tay chân miệng. Do đó phụ huynh không nên chủ quan, sau khi trẻ khỏi bệnh vẫn phải tích cực thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Thường sau ngày thứ 4 mắc bệnh trẻ sẽ bắt đầu hồi phục và tươi tỉnh trở lại, trẻ không còn tình trạng giật mình, bớt sốt có nghĩa là trẻ đang ổn dần. Khi trẻ mắc bệnh được 10 ngày bệnh cơ bản đã ngừng lây nhiễm, các bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân mờ và nhạt màu dần, sau đó bay đi không để lại sẹo được xem là khỏi bệnh tay chân miệng.

3. Dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng trở nặng

Trong quá trình điều trị bệnh chân tay miệng cho trẻ tại nhà, phụ huynh cần lưu ý khi trẻ có biểu hiện của một trong các dấu hiệu cảnh báo nặng sau đây, lúc này PHẢI đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức, không kể thời điểm nào:

  • Sốt cao: 39 độ C trở lên hoặc sốt cao kéo dài từ 48 giờ trở đi;
  • Hơi thở bất thường: thở khó/thở nhanh;
  • Mạch đập nhanh không tương ứng với nhiệt độ cơ thể;
  • Trẻ quấy khóc liên tục;
  • Trẻ ngủ li bì hoặc ngủ gà, ngủ lịm;
  • Trẻ có dấu hiệu dễ bị giật mình, hốt hoảng, chới với nhiều;
  • Trẻ ngồi không vững, đi loạng choạng;
  • Run tay, chân hoặc xuất hiện trạng thái co giật;
  • Vã mồ hôi;
  • Nôn ói nhiều, không ăn, bỏ bú, ói nhiều;
  • Yếu tay chân;
  • Da nổi bông, xuất hiện vân tím hoặc chuyển màu xanh tái.

Khi thấy trẻ sốt cao, nổi bóng nước nhiều nhiều là dấu hiệu nặng, nguy cơ tay chân miệng biến chứng cao như: Biến chứng thần kinh, biến chứng tim mạch, hô hấp... giai đoạn trở nặng thường xuất hiện sớm từ ngày 2 - 5 của bệnh.

Tóm lại trong quá trình chăm sóc trẻ bị tay chân miệng, phụ huynh không nên chủ quan, cần theo dõi trẻ cẩn thận để phát hiện bệnh sớm và đưa ra hướng điều trị phù hợp, tránh gặp phải các biến chứng trầm trọng về sau.

XEM THÊM:
  • Bệnh tay chân miệng có lây không? Lây qua đường nào?
  • Lập kế hoạch chăm sóc trẻ tay chân miệng
  • Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan