Mục lục
Kẽm là một khoáng chất vi lượng quan trọng trong cơ thể trẻ nhỏ. Thiếu kẽm có thể dẫn đến chậm phát triển ở trẻ. Chính vì thế, trẻ nên được bổ sung kẽm hàng ngày từ các nguồn thực phẩm bổ dưỡng. Bên cạnh đó, cha mẹ cần biết cách bổ sung kẽm cho bé 5 tuổi vì cho trẻ uống thuốc bổ sung kẽm quá mức có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
1. Tại sao kẽm lại quan trọng đối với sức khỏe của trẻ nhỏ?
Ngoài việc hỗ trợ chức năng não, kẽm đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của hệ thống miễn dịch trẻ nhỏ và có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật. Hơn nữa, khi bổ sung kẽm cho bé 4 tuổi hay bất kỳ lứa tuổi nào đúng cách cũng sẽ giúp cơ thể trẻ mau chóng chữa lành vết thương.
Khi trẻ đến tuổi vị thành niên, trẻ sẽ cần nhiều kẽm hơn để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của hệ sinh sản. Khoáng chất này cũng giúp các giác quan về khứu giác, vị giác và thị giác, đồng thời việc bổ sung kẽm cho bé còn có thể ngăn ngừa tổn thương tế bào - yếu tố dẫn đến bệnh tim và ung thư về sau.
2. Nhu cầu tiêu thụ kẽm của trẻ 4-5 tuổi
Lượng kẽm mà trẻ em cần tùy thuộc vào độ tuổi. Tuy nhiên, hầu hết trẻ nhỏ đều có thể nhận đủ kẽm nếu có một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng.
Hoàn toàn không có lượng kẽm khuyến nghị hàng ngày một cách chính xác cho trẻ dưới 7 tháng tuổi, nhưng sau đó cho đến khi trẻ được 4 tuổi, trẻ nên được bổ sung 3 miligam kẽm mỗi ngày.
Tiếp theo, trong độ tuổi từ 4 đến 8, lượng cần thiết để bổ sung kẽm cho trẻ 5 tuổi là cần 5 mg kẽm mỗi ngày và từ 9 đến 13 tuổi là 8 mg. Phụ nữ và nam giới trong độ tuổi từ 14 đến 18 lần lượt cần 9 miligam và 11 miligam kẽm mỗi ngày.
3. Nguồn kẽm thích hợp để bổ sung kẽm cho trẻ 4 tuổi trở lên
Kẽm có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm đa dạng. Các loại thịt động vật như bò, lợn, gà và cá là những nguồn thức ăn giàu kẽm. Một khẩu phần thịt bò nướng có thể cung cấp 7 miligam kẽm và cùng một lượng thịt lợn như vậy sẽ cung cấp 2,9 miligam; thịt gà là 2,4 miligam.
Đối với hải sản, một khẩu phần cua hoàng đế Alaska cung cấp 6,5 miligam kẽm và cùng một lượng tôm hùm chứa 3,4 miligam.
Đối với các sản phẩm từ sữa, một hộp sữa chua có 1,7 miligam kẽm, một lát pho mát hay cốc sữa hoặc một gói bột yến mạch ăn liền cung cấp khoảng 1 miligam kẽm.
Dưới đây là gợi ý về một số nguồn cung cấp kẽm tốt nhất để xây dựng bữa ăn đảm bảo bổ sung kẽm cho trẻ 4 tuổi trở lên:
- 1 lát thịt bò nấu chín: 3 mg
- 1/2 bánh hamburger nướng: 2,7 mg
- 1 lát bít tết nướng: 2,6 mg
- 1 gói hạt hạnh nhân rang khô: 1 mg
- 1 gói bột yến mạch ăn liền: 0,8 mg
- 1/4 cái đùi gà quay: 0,6 mg
- 1/4 cốc đậu lăng hầm: 0,6 mg
- 1/2 lát pho mát Thụy Sĩ: 0,5 mg
- 1 thìa bơ hạnh nhân: 0,5 mg
- 1/4 chén đậu phụ sống: 0,5 mg
- 1/4 cốc đậu Hà Lan nấu chín: 0,4 mg
- 1/4 ức gà không da: 0,4 mg
- 1/2 cốc sữa tươi: 0,4 mg
4. Trẻ nhỏ có thể nhận quá nhiều kẽm không?
Không có khả năng trẻ sẽ nhận được quá nhiều kẽm nếu chỉ cung cấp từ chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nếu cha mẹ bổ sung kẽm quá nhiều cho trẻ (ví dụ như dùng kẽm cho bé dạng ống hay từ các chất bổ sung vitamin) có thể gây ra các tác dụng phụ như nôn mửa, chậm tiêu, đau bụng, tiêu lỏng và nhức đầu. Hơn nữa, nếu tiêu thụ thừa kẽm kéo dài cũng có thể gây ngộ độc.
Chính vì thế, lượng tối đa được coi là an toàn bởi Hội đồng Thực phẩm và Dinh dưỡng của Viện Y học cho trẻ em từ 1 đến 3 tuổi là 7 mg, từ 4 đến 8 tuổi là 12 mg.
5. Các cách an toàn để bổ sung kẽm cho trẻ 4 tuổi trở lên
Tùy thuộc vào nhu cầu ăn uống cụ thể của trẻ, việc cho trẻ ăn thịt thường xuyên là một trong những cách đơn giản nhất để tăng lượng khoáng chất thiết yếu này.
Bên cạnh đó, khi cho trẻ ăn một hộp sữa chua với các loại hạt thái nhỏ, đây là một bữa ăn nhẹ giàu kẽm. Một cách đơn giản hơn để bổ sung kẽm cho trẻ 4 tuổi là cho trẻ uống một ly sữa trong bữa ăn để tăng cường lượng kẽm cho trẻ.
Như vậy, nếu trẻ có thể ăn uống hầu hết các loại thực phẩm cùng bữa với gia đình, phần lớn trẻ em không cần bổ sung kẽm. Việc cho trẻ uống thuốc bổ sung kẽm dưới các hình thức như kẽm cho bé dạng ống có thể gây ngộ độc. Ngoài ra, kẽm cũng có thể khiến cơ thể của trẻ không thể sử dụng chất sắt đúng cách và cũng có thể dẫn đến giảm lượng đồng trong máu.
Hơn nữa, nếu cho bé uống kẽm dạng ống hay các thuốc bổ sung kẽm nói chung, điều này có thể gây ra vị kim loại khó chịu trong miệng của trẻ, làm cho trẻ kén ăn, bỏ bữa. Vậy nên, khi có bất kỳ lý do gì nghi ngờ con mình thiếu kẽm, cần tham vấn bác sĩ nhi khoa hay các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn. Bác sĩ sẽ xác định trẻ có thực sự cần bổ sung kẽm hay không và sẽ chỉ định loại thuốc để bổ sung một cách an toàn.
Tóm lại, kẽm đối với sức khỏe của trẻ em là giúp cơ thể tạo ra protein và DNA, đồng thời cũng giúp hệ thống miễn dịch chống lại vi khuẩn và vi-rút. Hầu hết trẻ có thể nhận đủ kẽm chỉ qua chế độ ăn uống, nhưng việc bổ sung kẽm cho trẻ 4 tuổi trở lên có thể hữu ích trong một số trường hợp. Cha mẹ khi dùng kẽm cho bé dạng ống cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo liều lượng phù hợp.
Ngoài kẽm, trẻ cũng nên được bổ sung thêm các vi chất cần thiết như selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho con dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.
- Hàm lượng kẽm trong thực phẩm thường ngày của bạn
- Tác hại của việc tự ý bổ sung kẽm cho trẻ
- Thiếu chất gì khiến trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi?