17-01-2024 10:10

Hồi phục chức năng do đau thần kinh

Hồi phục chức năng do đau thần kinh

Theo thống kê cho thấy tỷ lệ đau thần kinh ước tính khoảng 2 đến 4% người trưởng thành, khoảng 7 đến 8% dân số ở Châu Âu, từ 25 đến 45% người bệnh đến khám tại các phòng khám ngoại trú và các trung tâm điều trị đau ở Anh và Mỹ. Từ đó cho thấy, việc hồi phục chức năng do đau thần kinh có vai trò khá quan trọng và cần được quan tâm thực hiện.

1. Nguyên nhân đau thần kinh

Đau được biết đến như một trải nghiệm khá khó chịu về mặt giác quan và cảm xúc có liên quan đến một thương tổn mô hiện mắc hoặc sẽ mắc phải hoặc được mô tả bằng các ngôn từ bao hàm một tổn thương tương tự.

Đối với đau dây thần kinh cũng tương tự như vậy. Và nguyên nhân gây đau có thể do: Đau do kích thích gây nên tình trạng hủy hoại mô hay còn đau tiếp nhận. Đau do căn nguyên thần kinh còn được gọi đau thần kinh. Đau hỗn hợp

Đau thần kinh được biết đến như đau khởi phát hay gây ra bởi một tổn thương ban đầu hoặc rối loạn chức năng hệ thần kinh.

Đau nguồn gốc thần kinh thuộc loại đau xuất hiện khi không có sự hiện diện của một kích thích gây huỷ hoại mô hoặc có thể có tiềm năng hủy hoại mô. Đau nguồn gốc thần kinh thuộc hệ quả và hiểu hiện của một lần tổn thương nguyên phát của hệ thần kinh ngoại biên, có thể do đau thần kinh ngoại biên. Hoặc do một tổn thương hoặc một hoạt động bất thường của hệ thần kinh trung ương có thể do đau hệ thần kinh trung ương.

Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không
Đau thần kinh gây ra bởi một tổn thương ban đầu hoặc rối loạn chức năng hệ thần kinh

2. Cơ chế gây nên tình trạng đau thần kinh

Đối với tình trạng đau thần kinh thì cơ chế gây bệnh có thể bao gồm: cơ chế ngoại vi và cơ chế trung ương do:

Mẫn cảm hoá ngoại vi dẫn tới sự nhạy cảm hoá ở ngoại vi của các thụ thể đau sơ cấp do sự phóng thích của bradykinin, histamin, prostaglandines và chất P. Hoặc có thể do hiện tượng ổ phóng điện bất thường của nơron tổn thương bởi vì sau quá trình tổn thương sẽ có hiện tượng mọc chồi thần kinh được xem như nơi tích tụ các kênh ion và các thụ thể bình thường và bệnh lý. Từ đó dẫn đến việc xuất hiện các ổ tăng kích hoạt hoặc tự phóng điện bất thường tại vị trí tổn thương. Hiện tượng này có thể gặp với dọc theo sợi trục, người bệnh có thể có cơn đau nhói như điện giật ngay tại các vị trí bị mất cảm giác

HIện tượng viêm thần kinh có thể do áp lực hoặc tổn thương tế bào gây phóng thích các ion K+, PG, BK dẫn truyền tới tuỷ sống và gây phóng thích ra bradykinin, histamin, prostaglandines, 5HT và chất P làm tăng độ nhạy cảm của các nơron lân cận.

Hiện tượng giao thoa các sợi trung thần kinh xuất hiện khi một nơron của đường dẫn truyền cảm giác đau bị tổn thương, và các nơron khác tiếp hợp với nơron này tiếp tục phóng điện.

Giảm các hoạt động của đường ức chế hướng xuống, xuất phát trừ trung não, cầu và hành não cùng với các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, norepinephrine.

Các tổn thương, thoái hoá, hay các hiện tượng tái sinh, tái tổ chức lại tuỷ sống, có thể tạo ra những kết nối bị lỗi hoặc kích thích hướng tâm quá mức khiến cho sự mọc chồi của các sợi anpha và beta vào trong các lớp nông của sừng sau tủy, gây mất các kiểm soát ức chế trên các lớp nông của sừng sau làm giảm hoạt động của các nơron trung gian ức chế có tại khoang tuỷ.

3. Nguyên tắc phục hồi chức năng do đau thần kinh

Đau thần kinh được xem như một bệnh chứ không đơn thuần như một triệu chứng. Cơ chế đau có thể khác nhau với đau tiếp nhận. Nên các thuốc giảm đau thương thường có thể ít hoặc không có tác dụng đối với những trường hợp này. Mục đích của điều trị đau thần kinh giúp giảm đau và giảm việc đau có thể tăng thêm hơn nữa; cải thiện các chức năng cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh; cân bằng giữa hiệu quả, độ an toàn cũng như khả năng dung nạp thuốc của người bệnh.Thực hiện phục hồi chức năng đau thần kinh thường phải áp dụng đa trị liệu phù hợp với việc phối hợp các biện pháp dùng thuốc và không sử dụng thuốc. Đồng thời thường xuyên theo dõi và có sự thay đổi hướng điều trị trong trường hợp cần thiết. Các phương pháp điều trị hiệu quả phục hồi thần kinh phụ thuộc vào các biện pháp xâm lấn xâm nhập cùng với các bài tập như: Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng, tâm lý trị liệu, can thiệp thay đổi nhận thức và hành vi của người bệnh, các thuốc sử dụng tại chỗ, các thuốc hệ thống cùng với các kỹ thuật can thiệp.

3.1. Kỹ thuật vật lý trị liệu

Đối với những trường hợp có triệu chứng đau thần kinh nguyên phát thì phương pháp vật lý trị liệu không được chỉ định điều trị và các loại phản ứng kích thích vào vùng đau đều có thể gây nên các cơn đau kịch phát cho bệnh nhân.Đối với những trường hợp có triệu chứng đau thần kinh thứ phát có thể sử dụng điện trị liệu với phương pháp sử dụng dòng điện xung, điện phân để làm giảm đau, dòng kích thích thần kinh qua da; hoặc sử dụng nhiệt trị liệu có thể nhiệt nóng hoặc nhiệt lạnh; hoặc sử dụng siêu âm trị liệu với dải sóng ngắn; các kỹ thuật xoa bóp, di động khớp hay di động mô mềm cũng có khả năng làm giảm cứng khớp, tăng tuần hoàn nuôi dưỡng, tạo sự thư giãn cũng như cảm giác sảng khoái, nhằm giúp người bệnh có cảm giác giảm đau và dễ chịu hơn; Hoặc sử dụng thuỷ trị liệu với phương pháp tắm ngâm nước nóng giúp có tác dụng hoạt hoá hệ thống endorphin làm giảm đau và ổn định trạng thái tâm lý cho người bệnh.

Điều trị đau thần kinh
Mục đích của điều trị đau thần kinh là giúp giảm đau và giảm việc đau có thể tăng thêm hơn nữa

3.2. Kỹ thuật vận động trị liệu

Nhằm mục đích tăng cường tính linh hoạt cũng như mềm dẻo của các cơ bắp của người bệnh, đồng thời giúp tăng cường sức mạnh cơ, duy trì tầm vận động khớp, đồng thời tạo sự thư giãn, thoải mái về tinh thần và thể chất cho người bệnh có thể sử dụng các dạng bài tập trị liệu bằng cách vận động như:

Bài tập vận động ở tư thế thụ động, chủ động hoặc đối kháng giúp tăng tiến tùy theo khả năng của người bệnh. Với những trường hợp này, người bệnh nên bắt đầu các bài tập ở mức thấp và tăng cường độ một cách từ từ, thời gian của bài tập có thể gia tăng sức mạnh cũng như tăng sức bệnh cho hệ cơ xương khớp và cơ quan liên quan đến tim mạch.

Các bài tập kéo dãn nhằm duy trì đồng thời giúp tăng cường tính đàn hồi, mềm dẻo của gân cơ, dây chằng quanh khớp, tránh các sang chấn đồng thời cũng giúp giảm cảm giác đau cho người bệnh.

Các bài tập thể dục, hay thể dục nhịp điệu được thực hiện ít nhất 3 lần một tuần, mỗi lần thực hiện khoảng từ 20 đến 30 phút có thể giúp nâng cao sức khoẻ, đồng thời giúp người bệnh có giấc ngủ chất lượng.

3.3. Kỹ thuật hoạt động trị liệu

Có thể cải thiện và độc lập tối đa chức năng di chuyển của người bệnh bằng các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

3.4. Kỹ thuật trị liệu tâm lý

Khi người bệnh có các dấu hiệu của sang chấn tâm lý, bác sĩ điều trị có thể thực hiện một số trị liệu về tâm lý giúp giảm stress và căng thẳng cho người bệnh.

3.5. Kỹ thuật can thiệp thay đổi nhận thức -hành vi

Nhằm kiểm soát được tình trạng đau mạn tính của bệnh người bệnh sẽ được hướng dẫn các kiến thức hiểu biết về sinh lý đau bình thường và rối loạn, nhằm giúp cho người bệnh thiết lập được các mục tiêu điều trị, xây dựng các chương trình luyện tập và vận động cụ thể, các kỹ thuật thư giãn nhằm giảm sự nhạy cảm, thực hành duy trì được các suy nghĩ tích cực.

3.6. Kỹ thuật về dinh dưỡng

Thực hiện chế độ ăn hợp lý cho từng đối tượng với mục đích cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như bổ sung các vi chất dinh dưỡng giúp người bệnh tăng cường được hệ miễn dịch, đồng thời cung cấp năng lượng giúp duy trì các hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, cần hạn chế sử dụng rượu, bia và các chất kích thích.

Tại Khoa phục hồi chức năng Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City có chức năng điều trị vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cho tất cả bệnh nhân nội trú và ngoại trú cho các bệnh nhân ở Hà Nội và khu vực phía Bắc (cả người Việt và người nước ngoài), trong các lĩnh vực Nội khoa, Ngoại khoa, Nhi khoa ...

Khoa có thế mạnh là các kỹ thuật thế mạnh về Phục hồi chức năng, phục hồi chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả cho các trường hợp mắc một số bệnh lý về cơ xương khớp, thần kinh cột sống, nhằm tăng cao tỷ lệ thành công ca điều trị, hạn chế tái phát đến mức thấp nhất và đẩy nhanh quá trình chữa trị trong thời gian ngắn.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình trị liệu đạt tỷ lệ thành công cao, giúp cơ xương khớp, thần kinh cột sống có thể phục hồi chức năng và khả năng vận động. Tập trung nhiều bác sĩ giỏi, tay nghề cao, có đầy đủ chứng chỉ hành nghề, cùng với đó là đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo bài bản, rất tận tình trong quá trình điều trị và phục hồi chức năng thực hiện quá trình trị liệu và phục hồi chức năng cho kết quả tốt, đáp ứng được nhu cầu và sự mong muốn của khách hàng.

XEM THÊM:
  • Tìm hiểu về thuốc hóa giải giãn cơ
  • Vai trò của thuốc giãn cơ trong gây mê
  • Giãn cơ tồn dư: Những điều cần biết

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan