17-01-2025 23:03

Ho ra máu có thể cảnh báo bệnh gì?

Ho ra máu có thể cảnh báo bệnh gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Trần Quốc Tuấn - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Ho ra máu là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh tật tại đường hô hấp. Triệu chứng này không thể coi thường vì trong nhiều trường hợp nó được xem là một cấp cứu nội khoa, không điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề cho người bệnh.

1. Ho ra máu có nguy hiểm không?

Ho ra máu là triệu chứng của bệnh gì? Nhiều bệnh lý nguy hiểm sẽ có triệu chứng ho ra máu như:

  • Lao phổi
  • Giãn phế quản
  • Ung thư phổi, viêm phổi
  • Bệnh lý phế quản: Viêm phế quản cấp tính và mạn tính, hen phế quản.
  • Bệnh lý tim mạch: Tăng huyết áp, suy tim.
  • Bệnh lý toàn thân: Nhiễm khuẩn huyết, bệnh thiếu vitamin C...
  • Nguyên nhân do các bệnh lý ngoại khoa: Chấn thương, đụng giập lồng ngực, gãy xương sườn.

Để kết luận nguyên nhân gây ho ra máu, các bác sĩ cần làm thêm các xét nghiệm khác như chụp X-quang, chụp cắt lớp CT, sinh thiết để phát hiện những bất thường tại cơ quan hô hấp.

2. Người bệnh cần làm gì khi bị ho ra máu?

Tùy từng trường hợp ho ra máu sẽ có những cách xử lý khác nhau, cụ thể:

  • Ho ra máu nhẹ:

Lượng máu ho ra dưới 50ml/ngày. Máu ho ra chỉ thành vệt lẫn trong chất khạc hoặc chỉ vài ngụm máu nhỏ. Bệnh nhân cần nằm nghỉ ngơi yên tĩnh, dùng các thuốc an thần cầm máu, giảm ho, giảm vận động, uống nước mát, ăn lỏng (sữa, súp) hoặc nửa lỏng (cháo, mì, miến, phở...).

Trường hợp này, bệnh nhân có thể được điều trị và chăm sóc tại nhà. Nếu bệnh nhân cầm được máu thì sau đó khi tình trạng ổn định vẫn cần đi khám để xác định nguyên nhân gây ra bệnh để điều trị triệt để.

  • Ho ra máu trung bình:

Lượng máu ho ra từ 50-200 ml/ngày. Bệnh nhân cần đến bệnh viện để điều trị bệnh.

  • Ho ra máu nặng:

Lượng máu ho ra trên 200ml/ngày. Bệnh nhân cần được điều trị và theo dõi lâu dài tại bệnh viện. Truyền máu có thể được chỉ định khi bệnh nhân mất nhiều máu.

ho-ra-mau-1
Tùy từng trường hợp ho ra máu sẽ có những cách xử lý khác nhau

3. Giải pháp tạm thời làm giảm ho ra máu

  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
  • Ngủ đủ giấc ( 7 - 8 tiếng/ngày với người lớn).
  • Không vận động quá sức để giảm gánh nặng cho phổi
  • Kiêng các thực phẩm chứa chất kích thích như trà đặc, cà phê, ớt, rượu, thuốc lá.
  • Trong chế độ ăn uống, nên ăn bổ sung các loại thực phẩm có tính chất thanh nhiệt, ăn nhiều hoa quả tươi để bổ sung lượng vitamin thiếu hụt.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là bệnh viện có uy tín lâu năm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh về đường hô hấp. Khi thấy có dấu hiệu ho ra máu, bệnh nhân có thể đi khám tại Vinmec để được khám, chẩn đoán bằng những phương pháp hiện đại, cho kết quả chính xác nhất.

XEM THÊM:
  • Điều trị ho ra máu bằng nút động mạch phế quản
  • Hỏi đáp: Cứ vài tháng lại ho ra máu dù chụp X quang phổi bình thường có đáng lo?
  • Ho ra máu tươi là bị làm sao?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan