Giới thiệu
- Địa chỉ: Vũ Tùng, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
- Giờ mở cửa: 07:00 - 17:00
- Giờ mở cửa: 07:00 - 17:00
Vị trí
Đánh giá
-
-
Rất bất ngờ khi 1 địa danh quá nổi tiếng mà lại không có một tương tác nào? Bà Chiểu_cái tên quá quen thuộc với người Sài Gòn nhưng bao nhiêu người biết Lăng Ông Bà Chiểu là thờ Tả Quân Lê Văn Duyệt_một người có công lớn với Miền Nam chúng ta? Nơi này có khuôn viên rộng 18 000 ha, cây cối mát mẻ, thoáng mát, kiến trúc cổ xưa đẹp mắt thích hợp các hoạt động ngoại khóa, chụp ảnh và cũng đừng quên tìm hiểu lịch sử nhé. https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Thảo_luận:Lê_Văn_Duyệt
-
Ở Sài Gòn mấy năm, chạy ngang đây hoài nhưng chưa vào, một địa danh nổi tiếng thành Gia Định xưa. Khu này gần chợ Bà Chiểu, nằm ngay trục đường hay kẹt xe của Sài Gòn. Không biết do mình đi trễ trưa nắng, hay do lí do gì khác, viến lăng vắng hơn một số di tích khác của Sài Gòn. Khu này cũng lộn xộn do gần chợ, phía ngoài lăng có bãi giữ xe nên cũng đỡ lo. Mình ấn tượng nhất là đường đi vào lăng có trồng cây Sala, một loại cây có nguồn gốc Ấn Độ hay có ở nhiều ngôi chùa. Giữa ồn ào xe cộ bên ngoài, di tích lại yên ắng, mát mẻ và có chút gì đó hoài cổ
-
Sinh viên Kiến Trúc hay đến đây vẽ bài. Lười quá toàn chụp linh tinh rồi về :)))) Không khí rất thích. Thích hợp với người thích một mình, thích yên tĩnh.
-
Là nơi tâm linh của người dân Sài Gòn. Kiến trúc cổ rất đẹp. Lăng ông và lăng bà vẫn giũ được nguyên vẹn từ ngày xưa. Rất đông người Sài Gòn đến xin xăm, xin lộc. Rất linh thiêng.
-
Nơi đây gần nhà mình trọ nên cũng có vài lần ghé đến. Vì nơi đây khá linh thiêng nên mỗi năm đón nhiều khách đến xin xăm. Lăng Ông Bà Chiểu rộng 18.500 m² trên một gò đất cao nằm kế bên khu chợ Bà Chiểu nên mỗi khi nhắc đến tên chợ này là nghĩ ngay đến lăng Ông. Khu lăng được xây dựng trên một trục đường chính. Từ cổng Tam quan ở phía nam vào qua một khu vườn cảnh là: Nhà bia nơi đặt bia đá ghi công đức Tả quân Mộ Tả quân và vợ, có bình phong và tường hoa bao quanh và Miếu thờ. Chung quanh khu lăng có bức tường bao bọc dài 500m, cao 1,2 m được trổ bốn cổng ra vào theo bốn hướng. Hàng năm, tại lăng đều có tổ chức lễ giỗ Lê Văn Duyệt vào các ngày 29 hoặc 30 tháng 7, mồng 1 và 2 tháng 8 âm lịch.