17-01-2024 13:46

Hãy dừng ngay thói quen bẻ cổ, lắc cổ kêu răng rắc

Hãy dừng ngay thói quen bẻ cổ, lắc cổ kêu răng rắc

Chắc hẳn bạn đã từng có thói quen bẻ cổ, lắc cổ kêu lắc rắc mỗi khi thấy mỏi và thực hành trong vô thức nhằm mục đích giải tỏa áp lực ở cổ vai gáy khi căng thẳng. Thói quen này tưởng chừng như vô hại nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ và là một nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh về cơ xương khớp và nguy cơ đột quỵ.

Hãy dừng ngay thói quen bẻ cổ, lắc cổ kêu răng rắc

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Đào Hồng Nam, Bác sĩ Y học cổ truyền, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City

1. Những vấn đề có thể gặp đến từ việc bẻ cổ hoặc xoay cổ

Khi chúng ta xoay cổ, các bao khớp sẽ bị giãn ra. Tình trạng này khiến cho lớp dịch khớp nằm trong bao khớp sản sinh các bong bóng khí. Chúng sẽ vỡ ra và tạo ra âm thanh lắc lắc khi áp lực hạ xuống dưới mức thấp nhất. Khi chúng ta lắc cổ hai đầu xương sẽ va chạm vào nhau và phát ra tiếng kêu, đồng thời gây đau vùng cổ gáy. Chính vì vậy bạn nên đặc biệt thận trong khi mỗi lần bẻ cổ đều thấy phát ra tiếng kêu “lắc rắc”.

Ngoài ra tiếng kêu lắc rắc phát ra khi chúng ta bẻ cổ hoặc xoay cổ còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý cột sống như:

  1. 1. Hội chứng cột sống cổ

Đây là tình trạng bệnh diễn biến theo nhiều cấp độ khác nhau, có thể tiến triển đau từ từ, tăng dần hoặc diễn ra một cách đột ngột khi bạn vận động vùng cổ sau khoảng thời gian dài làm việc. Các triệu chứng của bệnh điển hình như: đau nhức buốt, đau mỏi vùng cột sống cổ, co cứng ở các cơ vùng cổ vai gáy, hạn chế vận động cột sống cổ.

  1. 2. Hội chứng rễ thần kinh cổ

Các triệu chứng cơ bản như đau vùng cổ gáy và đau dọc theo đường đi của dây thần kinh, kèm theo có thể bị rối loạn cảm giác biểu hiện bằng cảm giác tê bì, yếu mỏi cánh tay, bàn ngón tay, đau nhức trong xương khớp.

Hội chứng động mạch sống nền thường có một số biểu hiện như:

● Đau vùng đầu từng cơn, các cơn đau này thường xuất hiện vào buổi sáng.

● Thường xuyên bị chóng mặt mỗi khi thực thay đổi tư thế.

● Một số trường hợp người bệnh còn gặp phải tình trạng ù tai và luôn có cảm giác có tiếng ve kêu trong tai. Các cơn đau lan ra vùng sau tai và đau ở một tư thế ở vùng đầu.

  1. 3. Hội chứng thực vật dinh dưỡng

Khi xoay cổ kêu rắc rắc có thể là biểu hiện của tình trạng hội chứng thực vật dinh dưỡng. Tình trạng này thường có một số triệu chứng như:

● Đau vùng đĩa đệm cổ, kèm theo các cơn đau ở gáy liên tục và thường xuyên. Hiện tượng bị cứng gáy, các cơn đau tăng dần lên mỗi khi người bệnh thực hiện vận động.

● Trường hợp nặng người bệnh khó có thể cử động vùng cổ một cách tự nhiên.

  1. 4. Hội chứng tủy

Một số triệu chứng thường gặp ở hội chứng này là:

● Người bệnh đi không vững luôn có cảm giác tê ở các chi làm ảnh hưởng tới vận động.

● Nguy hiểm nhất có thể khiến cho người bệnh bị liệt và teo cơ.

Thói quen vặn cổ
Những vấn đề có thể gặp đến từ việc bẻ cổ hoặc xoay cổ

2. Xoay lắc, bẻ cổ kêu lắc rắc có nguy hiểm không?

Việc thực hiện xoay cổ là điều rất bình thường và không làm ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện không đúng cách hoặc thực hiện thường xuyên và quá mạnh có thể gây ra các cơn đau khó chịu và có thể làm tổn thương vùng cổ.

Ngoài ra, việc thực hiện động tác lắc cổ quá mạnh hoặc đột ngột có thể ảnh hưởng đến các động mạch ở đốt sống cổ. Bạn sẽ có nguy cơ bị đột quỵ trong một ngày không xa nếu không may rơi vào trường hợp này.

Việc cố bẻ cổ kêu lắc rắc thường xuyên cũng có thể làm giãn dây chằng ở cổ. Điều này sẽ khiến cho hoạt động ở cổ bị yếu và bị đau nếu không được điều trị đúng cách.

Nguy hiểm hơn việc duy trì thói quen bẻ cổ, lắc cổ trong thời gian dài có thể khiến cho cột sống cổ bị tổn thương. Dần dần phát triển thành thoái hóa đốt sống cổ, viêm cột sống hay bệnh thoát vị đĩa đệm cổ.

Vì vậy, để phòng ngừa tình trạng này, bạn nên

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày để không ảnh hưởng đến cột sống cổ
  • Thường xuyên vận động, tránh ngồi làm việc liên tục trong thời gian dài (đặc biệt là làm việc với máy tính, laptop, ipad, điện thoại...);
  • Tập thể dục thường xuyên để lưu thông khí huyết trong cơ thể và
  • Cung cấp chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng như sắt, canxi, vitamin A, C.

Nhằm giúp bệnh nhân đau vai gáy sớm lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống cũng như không ảnh hưởng đến sức khỏe về sau, hiện

XEM THÊM:
  • Quy trình chụp X-quang cột sống cổ thẳng nghiêng
  • Cố định cột sống cổ bằng nẹp cứng ở trẻ em
  • Tê buốt đỉnh đầu, mỏi vai gáy là dấu hiệu bệnh gì?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan