17-01-2024 12:21

Hậu quả của tình trạng táo bón ở trẻ

Hậu quả của tình trạng táo bón ở trẻ

Đã có rất nhiều phụ huynh thắc mắc táo bón có gây nguy hiểm gì với trẻ nhỏ không. Để giải đáp cho câu hỏi này, bố mẹ hãy cùng tìm hiểu hậu quả của tình trạng táo bón ở trẻ để có hướng khắc phục kịp thời nhé.

Hậu quả của tình trạng táo bón ở trẻ

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi ThS. BS Nguyễn Nam Phong - Bác sĩ Nhi- Bệnh viện ĐKQT Vinmec Phú Quốc

1. Tìm hiểu về tình trạng táo bón ở trẻ

Táo bón là bệnh về đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em, thống kê cho thấy có ít nhất khoảng 30% trẻ bị táo bón cần được quan tâm. Các nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính:

  • Nguyên nhân thực thể: trẻ bị bệnh cường giáp, bệnh phình đại tràng bẩm sinh, bệnh đái tháo đường, các bệnh liên quan đến thần kinh.
  • Nguyên nhân chức năng là tình trạng táo bón liên quan đến 2 chức năng của đoạn cuối ruột là tái hấp thu nước và động tác đẩy tống phân, như: trẻ nhịn không chịu đi ngoài, cho trẻ ăn thức ăn đặc một cách đột ngột đặc biệt là trẻ sơ sinh lần đầu được ăn thức ăn đặc, thành phần protein dùng trong sữa với lượng nhiều, trẻ bị thiếu chất và mất nước cũng như thiếu chất xơ....

Tình trạng táo bón ở trẻ nếu để lâu sẽ trở thành mạn tính và có thể gây ra các biến chứng nặng nề

2. Những biến chứng thường gặp ở chứng táo bón ở trẻ

Trẻ bị táo bón kéo dài sẽ gây ra những ảnh hưởng về sức khỏe và tâm lý
Trẻ bị táo bón kéo dài sẽ gây ra những ảnh hưởng về sức khỏe và tâm lý

Tình trạng táo bón ở trẻ kéo dài có thể gây ra những biến chứng như:

  • Đại tiện ra máu: Khi đi đại tiện, phân sẽ chà sát lên niêm mạc ống hậu môn trực tràng có thể gây xước chảy máu. Mức độ chảy máu phụ thuộc vào độ rắn, độ sắc của phân, độ bền vững của niêm mạc và khoảng thời gian giữa các lần tiếp xúc.
  • Nứt kẽ hậu môn: Đây là tình trạng đau đớn nhất do táo bón gây ra. Phân lâu ngày tích trữ trong đại trực tràng, to dần và rắn chắc. Khối phân lớn hơn độ giãn nở của ống hậu môn có thể dẫn đến tình trạng nứt dọc theo kẽ hậu môn.
  • Đau đớn khi đi ngoài: Đau đớn chính là cảm giác tạo nên cái vòng luẩn quẩn của chứng táo bón ở trẻ. Chính vì sợ cảm giác đau mà trẻ sợ đi đại tiện, thường nhịn đi đại tiện ngay cả khi có nhu cầu.
  • Đau bụng vùng dưới rốn: Phân không được đào thải ra ngoài, ứ đọng trong đại trực tràng khiến trẻ bị đau bụng dưới rốn.
  • Trĩ nội, trĩ ngoại: là biến chứng thường gặp ở những người bị táo bón thậm chí là nhiều. Đây là hậu quả của tăng áp lực ổ bụng khi rặn.
  • Viêm ống hậu môn trực tràng: Khối phân lớn, khô rắn dễ gây tổn thương niêm mạc, hậu môn trực tràng
  • Tắc ruột: Khối “u phân’ có thể gây tình trạng tắc ruột ở trẻ em. Tắc ruột đặc trưng bởi cơn bụng liên tục, không trung tiện được.
  • Phát triển không đồng đều về trí tuệ và thể chất: khi trẻ bị táo bón, trẻ thường hay bỏ bữa, biếng ăn. Giảm hấp thu dưỡng chất, vitamin và chất khoáng. Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng khiến trẻ chậm phát triển về thể chất và trí tuệ hơn so với trẻ bình thường.
  • Chứng sợ ăn: mỗi khi ăn vào lại nghĩ đến việc ăn xong sẽ phải đi vệ sinh. Điều này khiến nhiều trẻ bị ám ảnh, sợ ăn. Bên cạnh đó việc ăn vào nhưng không đi đại tiện được thường gây cảm giác đầy chướng bụng.
  • Tình trạng són phân: Đây là một biến chứng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ, đặc biệt là ở trẻ lớn, khi đó trẻ sẽ bị mặc cảm do bạn bè chê cười, dần dần sẽ làm cho trẻ sống khép mình hơn. Tình trạng này lặp đi lặp lại với hiện tượng phân dây dính trên quần của trẻ trong khi trẻ hoàn toàn không có ý thức gì về điều này. Nguyên nhân của són phân là khi bị táo bón, phân của trẻ trở nên cứng, khô, kết thành một khối to và có thể rất đau khi đi qua ống hậu môn. Chính vì thế, trẻ rất ngại đi tiêu và lại càng làm tình trạng này trở nên tồi tệ hơn. Khi phân lưu trữ trong đại tràng càng lâu, trẻ lại càng khó rặn đẩy phân ra ngoài. Thành đại tràng lại càng phải kéo dài và giãn ra, phát các tín hiệu qua dây thần kinh tại chỗ, báo hiệu cần phải tăng nhu động ruột để giải phóng tắc nghẽn. Chính vì điều này khiến cho lượng phân mềm hoặc lỏng phía trên bị đẩy xuống, rò rỉ theo các kẽ quanh khối phân rắn và thoát ra ngoài.
  • Suy kiệt: ​​suy dinh dưỡng là hậu quả của táo bón ở trẻ. Điều này có lẽ không cần bàn cãi. Việc táo bón thường xuyên lâu ngày, không được điều trị sẽ dẫn đến việc trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng, gầy còm, thiếu máu. Việc phân ứ đọng lâu trong đại tràng gây tình trạng nhiễm độc mạn tính ở trẻ.

Để hạn chế việc trẻ nhỏ bị táo bón cũng như phải sử dụng kháng sinh, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời, bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

XEM THÊM:
  • Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài phân xanh, mùi tanh có sao không?
  • Trẻ 2 tháng tuổi, 3 - 5 ngày đại tiện/lần, phân hoa cà hoa cải có sao không?
  • Trẻ 1 tuổi bị táo bón nên ăn gì ?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan