17-01-2024 18:49

Hàm lượng thuốc hạ sốt cho trẻ

Hàm lượng thuốc hạ sốt cho trẻ

Sốt là một phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể, nó là triệu chứng của nhiều loại bệnh. Hiện nay, sốt trở nên ngày càng phổ biến ở trẻ em nhiều hơn, điều đó khiến nhiều bậc phụ huynh bối rối đối với việc phải dùng thuốc cho con như thế nào để an toàn. Vì cơ thể trẻ khác biệt nhiều so với người lớn nên cũng cách tính hàm lượng thuốc hạ sốt cho trẻ cũng sẽ có sự khác biệt. Vậy để biết được hàm lượng thuốc hạ sốt dùng cho trẻ được tính như thế nào mời các bạn đến với bài viết sau.

1. Khi nào trẻ bị sốt?

Trẻ có thể bị sốt do:

  • Các bệnh có sốt do virus: sốt xuất huyết, cảm cúm, virut sởi, tay chân miệng, thủy đậu ...
  • Các bệnh có sốt do nhiễm trùng: viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, sốt phát ban, nhiễm trùng gan – mật, nhiễm khuẩn não – màng não, viêm tai giữa, viêm amidan, nhiễm trùng máu ...
  • Sốt do tiêm chủng: phần lớn sốt do tiêm chủng ở trẻ là sốt nhẹ và ít khi kéo dài quá 2 ngày.
  • Sốt do mọc răng: thông thường những cơn sốt do mọc răng chỉ là những cơn sốt nhẹ dưới 37,8 độ, và sẽ hết sau 1-2 ngày.

2. Hàm lượng thuốc hạ sốt cho trẻ

2.1 Quy tắc chung khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

Những quy tắc chung khi các mẹ dùng thuốc hạ sốt cho trẻ tại nhà:

  • Trẻ sốt từ 38 độ trở lên
  • Không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc khi trẻ dưới 3 tháng tuổi mà không có ý kiến bác sĩ.
  • Hàm lượng thuốc hạ sốt cho trẻ được tính theo cân nặng của trẻ.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc khi dùng thuốc cho trẻ.
  • Cho trẻ dùng thuốc đúng hàm lượng thuốc hạ sốt thích hợp với trẻ.
  • Chú ý hạn sử dụng thuốc tránh việc dùng thuốc quá hạn sử dụng.

2.2 Các thuốc và hàm lượng thuốc hạ sốt khi dùng cho trẻ

Thuốc Paracetamol (acetaminophen)

Đây là thuốc thường được dùng để giảm triệu chứng sốt ở trẻ vì nó không gây ra các tổn thương ở dạ dày và ít các tác dụng phụ khi sử dụng đúng cách không như các thuốc hạ sốt khác nhóm NSAIDs.

Cách tính hàm lượng thuốc hạ sốt cho trẻ theo cân nặng: liều dùng là 60mg mỗi kg trong một ngày hoặc 15mg mỗi kg trong 6 giờ hoặc 10mg mỗi kg trong 4 giờ, khoảng cách dùng thuốc giữa các lần tối thiểu là 8 giờ. Nếu sử dụng thuốc quá liều sẽ gây hại cho gan của trẻ nhưng dùng quá ít sẽ không giúp trẻ hạ sốt.

Tùy vào tình trạng sốt của trẻ để cho trẻ sử dụng dạng thuốc thích hợp.

Các dạng thuốc uống như thuốc bột, thuốc giọt, siro, thuốc viên, vv...: dùng khi bé còn thức

Thuốc bột sủi là dạng thuốc được dùng phổ biến nhất vì dễ cho bé uống, phương pháp sử dụng đơn giản cho thuốc vào một cốc nhỏ nước để hòa tan, sau đó cho trẻ uống ngay sau khi thuốc đã hòa tan hoàn toàn

Trường hợp không rõ cân nặng của trẻ hoặc để thuận tiện trong việc dùng thuốc, phụ huynh có thể tham khảo liều dùng được khuyến cáo sau:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi nặng từ 2,7 đến 5,3 kg cho trẻ dùng 40mg mỗi 6 giờ
  • Trẻ từ 4 tháng tuổi đến 11 tháng tuổi nặng từ 5,4 đến 8,1 kg cho trẻ dùng 80mg trong mỗi 6 giờ
  • Trẻ từ 1 đến 2 tuổi nặng từ 8,2 đến 10,8 kg cho trẻ dùng 120mg trong mỗi 6 giờ.
  • Trẻ từ 2 đến 3 tuổi nặng từ 10,9 đến 16,3 kg cho trẻ dùng 160 mg trong mỗi 6 giờ.
  • Trẻ từ 4 đến 5 tuổi nặng từ 16,4 đến 21,7 kg cho trẻ dùng 240 mg trong mỗi 4-6 giờ.
  • Trẻ từ 6 đến 8 tuổi nặng từ 21,8 đến 27,2 kg cho trẻ dùng 320 mg trong mỗi 4-6 giờ.
  • Trẻ từ 9 đến 10 tuổi nặng từ 27,3 đến 32,6kg cho trẻ dùng 400 mg trong mỗi 4-6 giờ.
  • Trẻ trên 11 tuổi nặng từ 32,7 đến 43,2kg cho trẻ dùng 480 mg trong mỗi 4-6 giờ.

Dạng thuốc đặt hậu môn: sử dụng khi cần hạ sốt trong lúc trẻ ngủ, trẻ nôn nhiều và đang lên cơn sốt cao co giật.

Không nên lạm dụng dạng thuốc đặt, vì dạng thuốc này có thể gây ngứa, kích thích trực tràng của trẻ, khi trẻ đã tỉnh lại nhưng vẫn còn sốt cao cần chuyển qua đường uống.

Cách sử dụng thuốc đặt: làm lạnh viên thuốc trước khi đặt, chỉ đặt cho viên thuốc vừa vào hết hậu môn là được. Không nên đặt thuốc quá sâu vì sẽ giảm tác dụng thuốc, cho trẻ nằm yên vài phút sau khi đặt viên thuốc. Nếu phải đặt 2 viên mới đủ liều thì sau khi đặt viên thứ nhất, phải đợi 1-2 phút mới đặt tiếp viên thứ 2. Tốt nhất nên chọn loại thuốc đặt có hàm lượng phù hợp.

Hàm lượng thuốc hạ sốt khi dùng viên đặt hậu môn

  • Trẻ từ 6 đến 11 tháng tuổi: 80mg cho mỗi 6 giờ, dùng tối đa 320 mg/ngày
  • Trẻ từ 12 đến 36 tháng tuổi: 80mg cho mỗi 4 – 6 giờ, dùng tối đa 400 mg/ngày
  • Trẻ từ 3 đến 6 tuổi: 120mg cho mỗi 4 – 6 giờ, dùng tối đa 600 mg/ngày
  • Trẻ lớn hơn 12 tuổi: 650mg cho mỗi 4 – 6 giờ, dùng tối đa 3900 mg/ngày

Thuốc aspirin

Hiện nay, Aspirin ít được sử dụng hạ sốt cho trẻ em vì có thể gây nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa và có triệu chứng liên quan đến hội chứng Reye’s.

Liều dùng thuốc 60mg/kg/ngày hoặc 15mg/kg mỗi 6 giờ.

Thuốc Ibuprofen

Thuốc này được khuyến cáo chỉ cho dùng trẻ trên 6 tháng tuổi. Ở trẻ nhỏ, Ibuprofen dễ gây nhiều tác dụng phụ, nhất là ở trẻ bị thủy đậu.

Liều Ibuprofen đường uống trong 24h là 20-30mg cho mỗi kg cân nặng của trẻ hoặc 7-10mg/kg mỗi 6-8 giờ.

3. Chú ý khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ

Không được tự ý cho trẻ dùng thêm bất kỳ thuốc hạ sốt nào, khi có chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng. Trường hợp chưa kịp đưa trẻ đến khám bác sĩ, phụ huynh có thể thông qua sự tư vấn của dược sĩ để mua thuốc hạ sốt cho trẻ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng cho trẻ.

Không cho trẻ sử dụng nhiều thuốc có thành phần hạ sốt cùng lúc, ba mẹ chú ý có một số thuốc trị ho, thuốc trị cảm cúm cũng có thành phần hạ sốt.

Tuyệt đối không uống quá hàm lượng thuốc hạ sốt cho trẻ được khuyến cáo.

Nếu là thuốc dạng dung dịch, nên đo thuốc chính xác bằng dụng cụ đo lường theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Ghi lại liều lượng và số lần trẻ đã uống để tránh trường hợp quá liều.

Đặt thuốc ngoài tầm với của trẻ và đóng nắp kỹ.

Đối với các mẹ đang cho con bú cần sử dụng thuốc thông qua tư vấn của bác sĩ vì có một số thuốc có thể truyền qua sữa mẹ đưa vào cơ thể bé gây ngộ độc cho trẻ.

4. Lưu ý khi trẻ bị sốt

Không được vì nôn nóng cho trẻ hạ sốt mà dùng thuốc quá liều (hay sử dụng thuốc trong thời gian quá gần nhau). Như vậy sẽ gây nguy cơ quá liều cho trẻ, và khi thân nhiệt trẻ giảm quá nhanh, đột ngột sẽ rất nguy hiểm cho trẻ. Thuốc hạ sốt thường có tác dụng sau 30 phút và đưa thân nhiệt trẻ về mức an toàn sau 1-2 giờ.

Không chườm nước lạnh khi trẻ bị sốt, vì nước lạnh sẽ làm co mạch, co lỗ chân lông, việc này chỉ khiến thân nhiệt càng tăng.

Hãy chườm cho bé bằng nước ấm: sử dụng khăn nhỏ làm ướt nhưng không vắt hết nước, chườm khăn ở 2 bên nách, 2 bên bẹn và 1 khăn dùng để lau khắp người, thay khăn sau 2 - 3 phút. Ngừng lau người khi nhiệt độ cơ thể trẻ xuống dưới 38,5 độ hoặc sau khi đã lau cho trẻ khoảng 30 phút. Sau đó, lau khô người trẻ sau khi chườm và cho trẻ mặc đồ mỏng. Khi trẻ sốt cao có thể tắm cho trẻ bằng nước ấm, nhiệt độ nước thấp hơn so với thân nhiệt của trẻ 2 độ.

Nên cho trẻ uống nhiều nước hoặc oresol để tránh việc trẻ bị mất nước.

Khi trẻ sốt cao liên tục trên 39 độ và đã uống thuốc nhưng không giảm, trẻ từ 3-36 tháng tuổi sốt từ 38 độ trở lên trong 3 ngày, hoặc trẻ ở mọi độ tuổi sốt trên 40 độ hoặc trẻ sốt kèm co giật, sốt tái phát, nổi ban, lupus,... thì nên đưa trẻ đi khám.

XEM THÊM:
  • Cách giảm đau đầu nhanh tại nhà
  • 6 cách làm giảm nhanh cơn đau bụng kinh
  • Có nên chườm nóng tan máu bầm?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan