Mục lục
Đôi khi, chúng ta khó có thể giải phóng tâm trí khỏi những suy nghĩ tiêu cực. Tuy nhiên, bằng những thay đổi nhỏ trong lối sống như tập thiền định hoặc học cách chấp nhận, kiểm soát sự căng thẳng sẽ giúp bản thân vượt qua những suy nghĩ tiêu cực dễ dàng hơn.
1. Xác định những suy nghĩ bạn muốn thay đổi
Những suy nghĩ chán nản, không như mong muốn có thể gây ra nỗi thất vọng và sự đau khổ. Do đó, sự giải phóng tâm trí có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với bất kỳ ai đang phải đối mặt với căng thẳng hoặc thử thách khác.
Sở dĩ, hầu hết chúng ta đều trải qua những suy nghĩ tiêu cực hoặc cảm xúc thất bại. Đôi khi, những suy nghĩ xâm nhập vào tâm trí có thể gây đau khổ, nhưng chúng thường trôi qua rất nhanh nếu bạn cố gắng giải phóng chúng đúng cách. Các kiểu suy nghĩ phức tạp thường bao gồm:
- Suy ngẫm hoặc việc lặp lại các suy nghĩ khác nhau trong tâm trí bạn.
- Suy nghĩ về bản thân một cách tiêu cực.
- Có thành kiến nhận thức hoặc sai trái trong suy nghĩ, làm ảnh hưởng đến sự lựa chọn hoặc mối quan hệ của bạn.
- Suy nghĩ bi quan về cuộc sống hoặc bản thân.
2. Chấp nhận những suy nghĩ mà bạn không mong muốn
Bản chất của con người là muốn thoát khỏi hoặc tránh xa những điều gây ra đau khổ cho bản thân. Do đó, chúng ta luôn muốn giải phóng tâm trí khỏi những suy nghĩ đau khổ này.
Tuy nhiên, việc gạt bỏ những suy nghĩ không mong muốn đôi khi không phải là cách duy nhất giúp bạn giải phóng tâm trí. Thậm chí, điều này còn khiến cho vấn đề của bạn trở nên khó giải quyết hơn. Thay vào đó, bạn có thể chấp nhận những suy nghĩ đó.
Việc chấp nhận những nỗi sợ hãi sẽ giúp bạn đối mặt mạnh mẽ với chúng và nhở nhắc bản thân không nên đổ lỗi cho ngoại cảnh. Điều này cũng giúp những nút thắt trong suy nghĩ tiêu cực của bạn được cởi bỏ một cách dễ dàng hơn.
3. Tập thiền định
Một phương pháp tuyệt vời giúp bạn tạo lập thói quen chấp nhận những suy nghĩ tiêu cực và giải phóng tâm trí là tập thiền định.
Thực tế, ngay cả khi bạn ngồi thư giãn và cố gắng giữ đầu óc tỉnh táo thì những suy nghĩ vẫn có thể tiếp tục xuất hiện và gây mất tập trung. Do đó, tập thiền và hít thở đúng cách có thể giúp bạn thực sự thay đổi nhận thức não bộ. Phương pháp này yêu cầu bạn cần phải kiên trì tập ngay từ ban đầu để đạt được kết quả tốt nhất.
Đặc biệt, thiền chánh niệm cũng giúp bạn xây dựng các kỹ năng giúp tập trung. Khi trở nên chú tâm hơn, bạn sẽ nhận thấy bản thân không còn cần phải cố gắng liên tục kéo nhận thức của mình qua trở lại khỏi những suy nghĩ rắc rối gây mất tập trung.
Ngoài ra, thiền định cũng mang lại nhiều lợi ích khác bên cạnh việc cải thiện kỹ năng kiểm soát nhận thức. Khi tập thiền kết hợp với hít thở đúng cách giúp bạn giảm cường độ của những cảm xúc tiêu cực và căng thẳng, đồng thời tăng khả năng phục hồi cơ thể, xây dựng lòng trắc ẩn, làm chậm sự suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác.
Khi thiền định, bạn có thể thực hiện theo một số bước sau đây để giúp giải phóng tâm trí của mình:
- Ngồi xuống một cách thoải mái và nhắm mặt lại.
- Hít thở chậm và sâu khoảng vài lần, trong khi đó tạo ra những khung cảnh thư giãn trong tâm trí bạn, chẳng hạn như ký ức đẹp thời thơ ấu, thiên nhiên yên bình, hoặc những nơi mà bạn yêu thích.
- Tiếp tục hít thở chậm rãi để sự yên bình và thư giãn của khung cảnh bao trùm lấy tâm trí bạn.
- Dành từ 10 – 15 phút để giúp bạn hòa mình vào những khung cảnh đang hiện ra trong tâm trí.
- Kết thúc bài tập thiền định với một vài nhịp thở sâu, sau đó từ từ mở mắt ra.
4. Viết nhật ký
Mặc dù việc bày tỏ suy nghĩ ra giấy có thể không giúp thay đổi suy nghĩ của bạn ngay lập tức.Tuy nhiên nó có thể giúp bạn cải thiện khả năng kiểm soát những cảm xúc tiêu cực.
Bạn có thể tạo thói quen viết nhật ký khi cảm thấy sợ phải đối mặt trực tiếp với thách thức và chấp nhận sự đau khổ. Bằng cách này bạn sẽ phần nào thừa nhận cảm xúc một cách gián tiếp.
Viết ra là một cách hay giúp giải phóng tâm trí và đem lại sự thoải mái hơn khi bạn cảm thấy khó khăn để thể hiện những cảm xúc của mình. Điều này cũng giúp những suy nghĩ không mong muốn ít gây ra tâm lý sợ hãi hơn cho bạn.
Bạn có thể thử kết thúc một buổi thiền định với 15 phút viết nhật ký. Hãy viết ra bất kỳ suy nghĩ nào đang hiện hữu trong tâm trí bạn ngay lúc này, dù là tiêu cực hay tích cực.
Ngoài ra, viết nhật ký cũng giúp bạn ngẫm lại những kiểu suy nghĩ hoặc hành vi không lành mạnh. Điều này giúp bạn trở nên sống vị tha hơn, chấp nhận những lỗi lầm của bản thân, từ đó duy trì các mối quan hệ tốt đẹp lâu dài.
5. Sức mạnh của sự phân tâm
Đôi khi, việc giải quyết những suy nghĩ vẩn vơ có thể cần đến sức mạnh của sự phân tâm. Theo nghiên cứu cho biết, sự phân tâm có thể giúp bạn chuyển hướng những suy nghĩ tiêu cực và cải thiện tâm trí, đồng thời giúp thúc đẩy năng suất và động lực của bạn.
Bạn hoàn toàn có thể giải phóng tâm trí khỏi những suy nghĩ gây phiền nhiễu bằng cách thực hiện một số điều làm phân tâm sau đây:
- Đi bộ trong công viên hoặc xung quanh nhà.
- Nghe nhạc hoặc đọc sách.
- Dành thời gian cho những người mà bạn luôn quan tâm và yêu thương.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng sự phân tâm như một khoảng nghỉ tạm thời, chứ không phải hoàn toàn né tránh và từ chối đối mặt với những suy nghĩ mà mình không mong muốn.
6. Kiểm soát sự căng thẳng
Khi sự việc nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn có thể khiến cuộc sống trở nên căng thẳng hơn, khiến cho việc điều chỉnh trạng thái tâm trí của bạn cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Mặt khác, sự lo lắng và căng thẳng có thể thúc đẩy những suy nghĩ tiêu cực, khiến bạn càng lo lắng hơn, Khi đó, bạn nên học cách kiểm soát sự căng thẳng của mình bằng việc tự chăm sóc bản thân.
Bạn nên dành thời gian để nuôi dưỡng tâm trí cũng như thúc đẩy sức khoẻ tổng thể của mình. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng thoát khỏi những khó khăn trong cuộc sống với cái nhìn tràn đầy hy vọng hơn vào tương lai. Để kiểm soát căng thẳng, bạn cần thực hiện một số chiến lược sau:
- Chú trọng vào thói quen ngủ đủ giấc để có một giấc ngủ chất lượng.
- Ăn các thực phẩm bổ dưỡng và lành mạnh.
- Kết nối với cộng đồng xung quanh.
- Dành thời gian để thư giãn, tự xoa dịu bản thân.
- Yêu cầu sự giúp đỡ từ người khác khi cần thiết.
7. Gặp bác sĩ tâm lý khi cần thiết
Học cách kiểm soát và giải phóng tâm trí đôi khi nói dễ hơn làm. Những lời khuyên được đề cập ở trên có thể không tạo ra nhiều khác biệt đối với những người gặp phải các tình trạng về sức khỏe tâm thần dai dẳng, chẳng hạn như:
- Sự lo âu, phiền muộn.
- Mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
- Những suy nghĩ tiêu cực xâm nhập vào tâm trí liên tục quay trở lại hoặc trở nên dữ dội hơn.
- Đa nghi và có suy nghĩ tiêu cực về người khác.
- Cảm thấy đau buồn kéo dài.
Bạn nên tìm đến chuyên gia tâm lý khi có bất kỳ vấn đề sức khỏe tâm thần nào ảnh hưởng đến sự kiểm soát suy nghĩ cũng như sức khoẻ tổng thể. Các bác sĩ có thể áp dụng các phác đồ điều trị như: tâm động học, liệu pháp hành vi nhận thức hoặc liệu pháp nhận thức dựa trên chánh niệm.
Những cách tiếp cận này giúp những người gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần có thể chấp nhận thử thách và kiềm chế những suy nghĩ tiêu cực tốt hơn.
Nguồn tham khảo: webmd, healthline
- Hít thở sâu đúng cách tốt như thế nào?
- Các dưỡng chất cần cho hệ miễn dịch
- Lời khuyên khoa học để lão hóa khỏe mạnh