17-01-2024 10:44

Gây mê/ gây tê có tác dụng trong bao lâu?

Gây mê/ gây tê có tác dụng trong bao lâu?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Đức Thông - Bác sĩ Gây mê hồi sức - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Gây tê hay gây mê đều là những phương pháp vô cảm được sử dụng trước những cuộc phẫu thuật hay thủ thuật nhằm giúp bảo đảm an toàn cho bệnh nhân. Vậy thời gian tồn tại của thuốc tê và thuốc mê là khoảng bao lâu?

1. Gây tê/ gây mê là gì?

Gây tê, gây mê là những phương pháp vô cảm giúp loại bỏ cảm giác của bệnh nhân tại nơi phẫu thuật hoặc toàn thân và bệnh nhân sẽ không còn cảm giác đau nữa. Gây tê thường sử dụng để giảm đau ở một chỗ hẹp hay một vùng cơ thể; còn gây mê là làm cho bệnh nhân mất tri giác toàn thân do thuốc mê tác dụng lên não bộ. Điểm khác nhau cơ bản là khi gây tê người bệnh vẫn sẽ tỉnh táo và nhận biết mọi thứ đang diễn ra nhưng không đau; ngược lại, gây mê thì người bệnh mất ý thức hoàn toàn và không còn nhận biết gì nữa.

Tùy thuộc theo yêu cầu phẫu thuật đòi hỏi, vùng mổ lớn hay nhỏ, tình trạng sức khỏe bệnh nhân và kết quả xét nghiệm, cách thức phẫu thuật mà bác sĩ sẽ lựa chọn cách thức gây tê hay gây mê. Bất cứ loại gây tê hay gây mê nào cũng đều có những nguy cơ, tuy nhiên với sự tiến bộ của khoa học hiện nay thì độ an toàn của các phương pháp vô cảm đã được tăng lên rất cao.

2. Gây tê tác dụng trong bao lâu?

Thuốc gây tê có rất nhiều loại với liều lượng khác nhau do đó tùy thuộc vào thuốc cũng như tính chất cuộc phẫu thuật mà thời gian gây tê sẽ kéo dài trong khoảng thời gian thích hợp. Các phương pháp gây tê và thời gian tác dụng tương ứng là:

Gây tê tủy sống trong phẫu thuật,
Gây tê tủy sống cho bệnh nhân
  • Gây tê cục bộ (gây tê tại chỗ): là phương pháp dùng thuốc làm mất cảm giác một vùng trên cơ thể có thể dùng kim để đưa thuốc vào hoặc sử dụng thuốc bôi. Thuốc sẽ có tác dụng ngay sau vài phút và tan hết chỉ sau vài tiếng đồng hồ.
  • Gây tê vùng: là phương pháp làm tê liệt một vùng lớn trên cơ thể và người bệnh vẫn tỉnh táo trong quá trình gây tê. Thông thường, thuốc tê sẽ được tiêm vào khu vực tập trung nhiều dây thần kinh (đám rối thần kinh hay tùng thần kinh); hoặc gây tê thân thần kinh ngoại biên, ví dụ tê thần kinh quay, thần kinh trụ, thần kinh đùi, thần kinh ngồi...để phong bế cảm giác ở các khu vực được chi phối cảm giác bởi các dây thần kinh đó. Kỹ thuật sẽ được thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm và máy dò thần kinh nên đảm bảo chính xác, hiệu quả và an toàn cao.
  • Gây tê tủy sống sử dụng một loại kim chuyên dụng để chọc vào khoảng hở giữa các đốt xương sống để tiêm thuốc tê vào ống tủy, thuốc có tác dụng sau 1 – 3 phút và tan hết sau 2 đến 3 giờ, người bệnh sẽ mất cảm giác hoàn toàn từ vị trí chọc kim xuống 2 chân, đặc biệt là 2 chân không thể cử động được như bị liệt chân cho đến khi thuốc hết tác dụng.
  • Gây tê ngoài màng cứng sử dụng một loại kim đặc biệt để chọc vào khoảng hở giữa các đốt xương sống; đồng thời luồn 1 ống thông bằng nhựa có đường kính rất nhỏ (catheter) vào sát với ống tủy (gọi là ngoài màng cứng vì không chọc thủng lớp màng của ống tủy), thông qua ống nhựa này, thuốc tê được bơm vào khoang ngoài màng cứng gây ra tình trạng ức chế cảm giác theo khu vực mà các khoanh tủy chi phối với mức độ nhẹ hơn tê tủy sống. Ổng thông nhựa sẽ được cố định trong cơ thể bệnh nhân, thầy thuốc có thể bơm lặp lại những liều thuốc tê phù hợp để giảm đau hoặc kết nối với máy truyền thuốc tự động (bơm tiêm điện) để truyền thuốc tê liên tục để giảm đau liên tục kéo dài (có thể đến 72 giờ). Khi ngừng đưa thuốc vào cơ thể thì sẽ mất vài tiếng để lượng thuốc này tan hết và người bệnh có thể lấy lại cảm giác sau đó.

3. Gây mê có tác dụng trong bao lâu?

Đặt mask thanh quản
Hình ảnh gây mê bằng mặt nạ mask

Gây mê toàn thân sẽ khiến bệnh nhân mất nhận thức hoàn toàn nên thường được sử dụng trong những ca phẫu thuật kéo dài và phức tạp, yêu cầu người bệnh phải nằm yên tuyệt đối. Thuốc mê được đưa vào cơ thể dưới dạng tiêm tĩnh mạch hoặc dạng khí thông qua ống thở (nội khí quản) hoặc mặt nạ (mask).

Thuốc mê có tác dụng ngay sau khi đưa vào cơ thể, người bệnh sẽ ngủ mê sau 1 – 2 phút tùy từng loại thuốc. Ngay sau khi ngưng đưa thuốc vào cơ thể (tiêm hoặc hít) khoảng 15 – 30 phút, người bệnh sẽ dần dần tỉnh lại và hoàn toàn tỉnh táo sau 1 – 2 giờ hoặc lâu hơn vì thời gian hồi phục còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh và loại thuốc sử dụng. Ngày nay, các thuốc mê mới có tác dụng mê sâu, ít tác dụng phụ và tỉnh nhanh giúp đem lại sự thoải mái cho người bệnh.

Hầu hết các phương pháp vô cảm đều an toàn và thuốc có thể đọng lại trong cơ thể khoảng vài tiếng và được đào thải hoàn toàn sau vài ngày sau khi ngừng thuốc. Tuy nhiên, thời gian đào thải còn phụ thuộc vào loại phương pháp vô cảm, liều lượng thuốc sử dụng cũng như sức khỏe bệnh nhân, sự đào thải thuốc sẽ xảy ra chậm hơn ở những người bị suy gan, suy thận vì đa số các thuốc được chuyển hóa ở gan và đào thải qua thận hoặc gan. Ngoài ra thuốc mê còn đào thải qua hơi thở, mồ hôi, phân..

Tại Bệnh viện Vinmec, chúng tôi sử dụng các thuốc mới nhất, ít tác dụng phụ nhất đã được thế giới công nhận. Chúng tôi tiên phong trong việc tuân thủ Công ước Helsinsky về việc hạn chế sử dụng Morphin, chúng tôi không sử dụng Morphin để điều trị đau (Morphin free); thay vào đó chúng tôi tiến hành các kỹ thuật gây tê vùng với 1 liều duy nhất (single shoot) hoặc đặt catheter truyền liên tục được kiểm soát bởi NB (PCA) nhằm mang lại hiệu quả giảm đau tốt giúp NB hồi phục nhanh sau mổ và sớm trở lại sinh hoạt bình thường.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn thực hành gây mê phẫu thuật an toàn theo các hướng dẫn quốc tế. Với một đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng gây mê giàu kinh nghiệm, cùng với các trang thiết bị hiện đại như máy truyền thuốc tự động kiểm soát nồng độ đích (TCI: Target controlled Infusion), Monitor theo dõi toàn diện (mạch, điện tim, bão hòa oxy máu động mạch, khí CO2 thở ra, phân tích nồng độ khí mê...), gây tê vùng dưới hướng dẫn máy siêu âm và máy dò thần kinh, hệ thống kiểm soát đường thở khó (đèn đặt nội khí quản gắn camera, hệ thống nội soi phế quản ống mềm, hệ thống theo dõi gây mê toàn diện AoA (Adequate of Anesthesia) của GE bao gồm theo dõi độ mê (Entropi, BIS) và độ giãn cơ (TOF) sẽ mang lại chất lượng cao và an toàn, giúp bệnh nhân gây mê vừa đủ, không thức tỉnh, không tồn dư thuốc giãn cơ sau mổ. Hệ thống Y tế Vinmec cũng tự hào là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam ký kết với Hiệp hội Gây mê Thế giới (WFSA) hướng đến mục tiêu trở thành bệnh viện an toàn nhất về gây mê phẫu tại Đông Nam Á.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

XEM THÊM:
  • Sử dụng thuốc mê khi tiêm hoặc chích hút mủ có sao không?
  • Đối tượng nào dễ bị ngộ độc thuốc tê?
  • Đau giật bả vai trái sau sinh mổ 10 ngày là do đâu?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan