Mục lục
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Đức Thông - Bác sĩ Gây mê hồi sức - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Gây mê là công đoạn rất quan trọng trong phẫu thuật nhằm đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong suốt quá trình phẫu thuật. Y học hiện đại đã giúp giảm tỷ lệ biến chứng do gây mê xuống rất thấp tuy nhiên vẫn còn những câu hỏi của người bệnh hiện nay lo ngại rằng liệu gây mê có làm mất trí nhớ không?
1. Tại sao phải gây mê trong phẫu thuật?
Vai trò của gây mê chủ yếu nhằm giúp bệnh nhân nằm yên, không lo lắng, không đau, không cử động để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân vì đau đớn và sợ hãi quá mức có thể dẫn đến phản xạ ngưng tim rất nguy hiểm. Các thuốc vô cảm dùng để gây mê có rất nhiều loại, một số loại là gây tê tại chỗ, một số lại gây mê toàn bộ khiến người bệnh đi vào giấc ngủ sâu trong suốt cuộc phẫu thuật.
2. Gây mê có làm mất trí nhớ không?
Thực tế vẫn còn nhiều tranh cãi trong việc gây mê dẫn tới mất trí nhớ ở người bệnh do sự suy giảm nhận thức nhưng vẫn chưa có một nghiên cứu nào được khẳng định rộng rãi trong cộng đồng. Một số nhà khoa học cho rằng người bệnh được gây mê toàn bộ có thể làm tăng nguy cơ mất trí nhớ sau phẫu thuật từ 3-7 năm đặc biệt là với một loại thuốc đặc trưng là sevoflurane (Ultane) trong phẫu thuật cột sống có thể dẫn đến suy giảm nhận thức nhẹ
Tuy nhiên một số nghiên cứu khác được công bố trên tờ Mayo Clinic Proceedings cho thấy không có mối liên hệ giữa việc mất trí nhớ với gây mê và người được gây mê nhiều lần cũng không có nguy cơ mất trí cao. Dù thực tế chưa được chứng minh đầy đủ về vấn đề này nhưng gây mê hiện vẫn là một phần không thể thiếu trong công tác phẫu thuật điều trị và với tỷ lệ biến chứng thấp như hiện này chắc chắn gây mê vẫn sẽ được tin dùng trong thời gian tới.
3. Gây mê có làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer?
Bệnh Alzheimer là một bệnh về não bộ gây ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi và trí nhớ của người bệnh, đây không phải là bệnh lão khoa thông thường hoặc bệnh thần kinh. Bệnh Alzheimer là nguyên nhân chính dẫn tới hội chứng suy giảm trí nhớ khiến người bệnh mất trí nhớ và suy giảm khả năng tư duy nghiêm trọng gây trở ngại cho cuộc sống thường ngày.
Mặc dù các nghiên cứu không chỉ ra được mối liên hệ giữa gây mê và tiến triển của bệnh Alzheimer và các loại mất trí nhớ khác nhưng lại có rất nhiều người lú lẫn sau phẫu thuật khi họ tỉnh lại. Sự thay đổi này có thể liên quan đến tính trạng mê sảng do sự thay đổi đột ngột trong trí nhớ, sự chú ý, định hướng và khả năng suy nghĩ.
Thực tế rối loạn chức năng nhận thức sau phẫu thuật có thể xuất hiện và thường là tình trạng tạm thời dẫn đến sự suy giảm rõ rệt về tinh thần. Tình trạng này thường sẽ biến mất theo thời gian và ít khi cho thấy sự ảnh hưởng kéo dài
Tóm lại hiện nay vẫn chưa có bằng chứng cho mối liên hệ giữa gây mê và mất trí nhớ. Chính vì vậy người bệnh cũng không nên quá lo lắng mà hãy tập trung vào kiểm soát những yếu tố có thể ảnh hưởng đến trí nhớ như chế độ ăn, tập luyện thể chất, sức khỏe tim mạch để duy trì một bộ não khỏe mạnh.
Tại Bệnh viện Vinmec, chúng tôi sử dụng các thuốc mới nhất, ít tác dụng phụ nhất đã được thế giới công nhận. Chúng tôi tiên phong trong việc tuân thủ Công ước Helsinsky về việc hạn chế sử dụng Morphin, chúng tôi không sử dụng Morphin để điều trị đau (Morphin free); thay vào đó chúng tôi tiến hành các kỹ thuật gây tê vùng với 1 liều duy nhất (single shoot) hoặc đặt catheter truyền liên tục được kiểm soát bởi NB (PCA) nhằm mang lại hiệu quả giảm đau tốt giúp NB hồi phục nhanh sau mổ và sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.
- Thuốc Razadyne: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
- Công dụng thuốc Paralys
- Công dụng thuốc Alzheilin