Mục lục
“Ép trẻ ăn nhiều có tốt không” là những điều băn khoăn của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, việc làm này lại gây ra một số hậu quả đối với trẻ, như ám ảnh sợ hãi mỗi khi đến bữa ăn, thừa cân béo phì hoặc thậm chí là biếng ăn. Do đó, thay vì ép trẻ ăn cha mẹ hãy chế biến thực đơn đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng và để trẻ ăn những gì mà chúng mong muốn.
1. Ép trẻ ăn nhiều có tốt không?
Việc cha mẹ ép trẻ ăn nhiều thường bắt nguồn từ sự lo lắng trẻ không đủ chất nếu ăn ít. Nếu một đứa trẻ nhẹ cân, cha mẹ có nhiều khả năng muốn khuyến khích việc ăn uống và cuối cùng có thể sử dụng áp lực mà không nhận ra rằng điều này sẽ tác dụng ngược lại với mong muốn.
Áp lực ăn của cha mẹ cũng có thể xuất phát từ mong muốn tránh lãng phí thức ăn đã được chuẩn bị. Tuy nhiên, đôi khi khẩu phần mà chúng ta chế biến cho trẻ lớn một cách phi thực tế. Trong trường hợp này, không phảiép trẻ ăn nhiều trẻ ăn ít mà là khẩu phần ăn quá lớn.
Do đó, việc “ép trẻ ăn nhiều có tốt không” thì chắc chắn là “không tốt”. Điều này sẽ gây ra nhiều hậu quả đối với sức khỏe của trẻ.
2. Hậu quả của việc ép trẻ ăn nhiều
Áp lực ăn uống có liên quan đến một số hậu quả tiêu cực. Đó là:
- Trẻ ít thích đồ ăn
Điều này có thể do trải nghiệm tiêu cực khi bị ép ăn. Trẻ em nhanh chóng tạo ra mối liên hệ giữa các loại thức ăn và những trải nghiệm khó chịu đi kèm với chúng. Nếu một đứa trẻ bị áp lực phải ăn nhiều hơn những gì chúng muốn thì cảm xúc tiêu cực và nội tâm của việc quá no có thể liên quan đến một loại thức ăn cụ thể, dẫn đến việc giảm thích thức ăn đó.
- Ít sẵn sàng ăn thức ăn
Tương tự như vậy, sự sẵn lòng thử một loại thức ăn cụ thể có thể giảm nếu trải nghiệm ban đầu là tiêu cực. Ví dụ, lần đầu tiên trẻ tiếp xúc với bắp cải có thể bị từ chối, do phản ứng dựa trên chứng sợ thần kinh tự nhiên của trẻ hoặc do thiếu đói. Nếu sự từ chối này gặp phải sự dỗ dành bằng lời nói liên tục và cha mẹ cố gắng đưa bắp cải vào miệng con, mối liên hệ mà đứa trẻ có thể tạo ra với bắp cải sẽ không phải là một kết quả tích cực.
Do đó, việc ép trẻ ăn có tốt không thì chắc chắn là không tốt, điều này còn có thể khiến trẻ ám ảnh sợ hãi mỗi khi đến bữa ăn hay thử một loại thức ăn mới.
- Ép trẻ ăn quá nhiều gây thừa cân
Việc ép trẻ ăn có thể làm suy yếu khả năng kiểm soát sự thèm ăn thích hợp của trẻ. Trẻ em cần được tạo cơ hội để học cách nhận biết các tín hiệu đói và no của cơ thể. Thông qua việc trải qua cảm giác đói, trẻ sẽ học được cách cơ thể báo hiệu rằng đang nhiều năng lượng hơn và ngược lại, khi nào đã tiêu thụ đủ năng lượng thì ngừng ăn là điều thích hợp.
Mặc dù đói và no là cảm giác bên trong, nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố. Theo thời gian, cảm giác no sẽ mất đi ý nghĩa, vì chúng không còn báo hiệu rằng bữa ăn nên dừng lại. Thay vào đó, trẻ học cách tiếp tục ăn, ngay cả sau khi trẻ bắt đầu cảm thấy no, chỉ dừng lại khi đĩa thức ăn đã hết hoặc cha mẹ nói rằng có thể dừng lại.
Điều này có nghĩa là trẻ em ít lắng nghe cơ thể của mình hơn và do đó lượng thức ăn sẽ bị quyết định bởi các yếu tố khác với những gì cơ thể yêu cầu.
3. Cha mẹ nên làm gì?
Điều quan trọng là cha mẹ nên hiểu rằng, trẻ sẽ ăn nếu chúng đói. Bằng cách này, bạn sẽ không cảm thấy cần phải ép con mình ăn. Những điều cha mẹ cần nên làm:
- Kiểm tra thời gian ăn uống của trẻ: Đã bao lâu kể từ lần cuối trẻ được ăn nhẹ hoặc đồ uống bổ sung, chẳng hạn như sữa? Trẻ có thực sự đói không?... Vì vậy, hãy sử dụng nhật ký để theo dõi số lượng và thời gian của đồ ăn nhẹ, đồ uống, bữa ăn chính và giấc ngủ ngắn để xem liệu thói quen của trẻ có góp phần vào hành vi ăn uống của chúng hay không.
- Đặt mình vào vị trí của trẻ: Hãy thử tưởng tượng sẽ thế nào nếu bạn không đói và được dỗ ăn, thậm chí bị ép ăn. Đặt mình vào vị trí của trẻ sẽ giúp bạn nhận ra rằng hành vi này có thể gây ra tác động ngược lại.
- Ăn uống phải là một trải nghiệm thú vị cho trẻ để đáp ứng nhu cầu sinh học. Cố gắng đạt được sự hài lòng khi biết rằng con đã ăn nhiều như chúng mong muốn thay vì ăn một lượng thức ăn mà bạn ép buộc.
- Cơ thể chúng ta rất giỏi trong việc biết khi nào là đói và no. Tuy nhiên, liên tục yêu cầu trẻ ăn khi chúng không còn muốn có thể phá vỡ điều này. Ăn khi đói và dừng lại khi no là hành vi mà chúng ta muốn bảo vệ chứ không phải phá hoại, vì vậy hãy cố gắng cho phép con bạn nói với bạn khi nào chúng đói và no.
- Kiểm tra số lượng phần ăn: Theo hướng dẫn, một phần nhỏ của mỗi loại thực phẩm gần như nằm gọn trong lòng bàn tay của trẻ. Ví dụ: nếu cho bé ăn món lasagne, hãy cho một phần lasagne cỡ lòng bàn tay và 2-3 phần rau củ có kích thước bằng lòng bàn tay. Đối với món tráng miệng, hãy thử một phần trái cây và phần sữa chua tự nhiên cỡ lòng bàn tay. Hãy nhớ rằng khẩu vị của tất cả trẻ em đều khác nhau, nhưng việc tuân theo 'quy tắc lòng bàn tay' đối với từng loại thực phẩm sẽ giúp bạn tránh cho những khẩu phần ăn đơn lẻ quá cỡ.
“Ép trẻ ăn có tốt không” là những điều băn khoăn của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, việc làm này lại gây ra một số hậu quả đối với trẻ, như ám ảnh sợ hãi mỗi khi đến bữa ăn, thừa cân béo phì hoặc thậm chí là biếng ăn. Do đó, thay vì ép trẻ ăn cha mẹ hãy chế biến thực đơn đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng và để trẻ ăn những gì mà chúng mong muốn.
Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.
Để có thêm kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, cha mẹ hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi - Dinh dưỡng hàng đầu của Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec khi cần tư vấn về sức khỏe của trẻ.
- Trẻ ăn rất ít mà không đói: Vì sao?
- Trẻ 3 tháng ăn ít, ngủ nhiều nguyên nhân là gì?
- Trẻ 4 tuổi bị ung thư máu ăn ít, không tăng cân phải làm sao?