17-01-2024 14:32

Đoán bệnh qua sự thay đổi của thóp ở trẻ em

Đoán bệnh qua sự thay đổi của thóp ở trẻ em

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm - Bác sĩ Nhi khoa- Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Thóp và các khe khớp giúp hộp sọ tăng thể tích khi não bé phát triển. Ngoài ra sự thay đổi thóp của trẻ như thóp phồng hay thóp lõm cũng là biểu hiện của 1 số bệnh lý nguy hiểm. Trong đó có 1 số bệnh lý có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

1. Đặc điểm sinh lý của thóp ở trẻ em

Trẻ sinh ra có hai thóp gồm thóp trước hình tứ giác được giới hạn bởi 2 xương đỉnh và 2 xương trán. Thóp sau hình tam giác giới hạn bởi 2 xương đỉnh và xương chẩm. Thóp là chỗ xương chưa che kín hết hộp sọ.

Khi trẻ mới sinh ra, thóp trước có kích thước bình thường là 2,5 x 2,5cm, sau khi sinh 2 đến 3 tháng thóp sẽ tăng to lên theo sự tăng to của chu vi đầu trẻ, sau đó từ tháng 12-18 thì thóp khép lại. Thóp sau liền sớm hơn thóp trước, lúc sinh ra đã gần khép lại hoặc rất nhỏ bằng đầu móng tay, chậm nhất 4 tháng sau khi sinh là khép lại.

Thóp trẻ liền lại quá sớm sẽ hạn chế sự phát triển của não, ảnh hưởng đến trí tuệ. Còn thóp đóng lại muộn có thể là biểu hiện của còi xương, suy dinh dưỡng hoặc não to bất thường.

Thóp trẻ sơ sinh phồng lên hay lõm xuống cũng là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị kịp thời.

Thóp phồng ở trẻ sơ sinh
Trẻ có hai thóp gồm thóp trước hình tứ giác được giới hạn bởi 2 xương đỉnh và 2 xương trán

2. Sự thay đổi của thóp ở trẻ em biểu hiện bệnh gì?

Thóp của trẻ mặc dù chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ, nhưng lại có thể phản ánh tình trạng bên trong cơ thể trẻ, có rất nhiều bệnh ở trẻ em gây biến đổi thóp. Do đó phát hiện được sự thay đổi của thóp giúp người thầy thuốc nghi ngờ 1 số bệnh lý.

  • Thóp bình thường: Khám thấy thóp bằng phẳng và phập phồng theo nhịp đập của mạch tim. Dùng đầu ngón tay sờ lên thóp có cảm giác mềm mềm và ở dưới trống rỗng.
  • Thóp phồng: khi sờ thóp trước trở nên đầy đặn, căng thậm chí phồng lên, cần khám lúc trẻ nằm ngủ yên để phân biệt. Thóp phồng chứng tỏ có tăng áp lực nội sọ. Thóp phồng gặp trong các bệnh lý như: xuất huyết não, viêm não, viêm màng não, não úng tủy, u não,...
  • Thóp lõm: khi sờ thấy thóp lõm hơn bình thường cần so sánh với lúc bình thường để so sánh. Thóp lõm gặp trong các trường hợp như: trẻ bị mất nước do nôn, tiêu chảy, ...
  • Nếu thóp đến thời gian đóng lại mà không đóng mà mở rộng ra theo độ tuổi của trẻ, đó là hiện tượng bất thường, khả năng xương chậm cốt hóa. Nguyên nhân có thể do chức năng của tuyến giáp trạng hoặc bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, hoặc não to lên khác thường gây nên.
  • Nếu thóp trẻ khép lại quá sớm có thể là não bé hoặc xương đầu trẻ cốt hóa quá sớm, làm hạn chế sự phát triển của đại não nên trí tuệ trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau. Nguyên nhân làm cho thóp đóng lại quá sớm thường do bẩm sinh thiếu hoặc do khi mang thai sản phụ thường xuyên chiếu tia X- Quang gây nên, cũng có thể sau khi bị viêm não, đại não ngừng phát triển mà gây nên.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động. Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

XEM THÊM:
  • Thóp trẻ phập phồng: Khi nào là bất thường?
  • Thóp lõm ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
  • Thóp trẻ 5 tháng lõm sâu có sao không?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan