17-01-2024 12:35

Dinh dưỡng phòng bệnh hô hấp cho trẻ em

Dinh dưỡng phòng bệnh hô hấp cho trẻ em

Chế độ ăn uống có thể hỗ trợ trong việc điều trị và phòng ngừa các bệnh hô hấp ở trẻ em. Dưới đây là một chế độ dinh dưỡng điển hình trong việc phòng ngừa các bệnh lý hô hấp ở trẻ em hiệu quả.

1. Ăn rau mỗi ngày giúp phòng bệnh hô hấp ở trẻ em

Rau chứa nhiều vitamin và khoáng chất có thể hỗ trợ chức năng phổi khỏe mạnh. Bông cải xanh, rau bina và bí là một trong những loại rau giàu chất dinh dưỡng nhất vì chúng chứa nhiều vitamin C, E và bioflavonoid.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lycopene được tìm thấy trong cà chua có thể giúp giảm nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ nhỏ. Tỏi và hành tây có nhiều chất chống oxy hóa cũng đã được chứng minh là giúp cải thiện chức năng phổi, từ đó giúp phòng tránh các bệnh hô hấp ở trẻ em.

Nếu con bạn là một đứa trẻ kén ăn, hãy thử giấu rau vào một số món ăn yêu thích của chúng. Ví dụ, thêm một nắm rau bina cắt nhỏ vào bánh mì sandwich hoặc cắt nhỏ bông cải xanh và cà rốt để trộn với kem hay pho mát. Tốt nhất là luôn cố gắng tạo ra nhiều cách làm cho trẻ ăn ba phần rau mỗi ngày.

2. Thường xuyên cho trẻ ăn trái cây

Cũng giống như rau, trái cây chứa các vitamin và khoáng chất cần thiết đối với chức năng phổi khỏe mạnh và tăng sức đề kháng cho trẻ. Trong đó, kiwi đặc biệt hữu ích cho các trẻ thường xuyên bị hen suyễn. Táo chứa bioflavonoid có thể giúp giảm viêm, cải thiện tần suất mắc phải các bệnh giao mùa ở trẻ nhỏ.

Phụ huynh có thể cho con ăn nhiều loại trái cây nhưng nên chọn các loại trái cây tươi và đông lạnh thay vì đóng hộp. Sinh tố trái cây kết hợp với sữa chua có thể là một cách tuyệt vời để trẻ vừa ăn ngon, vừa tiêu thụ các chất dinh dưỡng một cách tối ưu.

3. Cho trẻ uống sữa mỗi ngày

Sữa rất hữu ích đối với người bị hen suyễn cũng như các bệnh hô hấp ở trẻ em. Nguyên nhân là vì sữa có chứa một hàm lượng canxi và magiê cao, giúp giảm viêm và tăng lưu lượng khí để trẻ thở dễ dàng hơn.

Trẻ em cần từ 500 mg đến 1.300 mg canxi mỗi ngày và từ 80 mg đến 240 mg magie mỗi ngày tùy theo độ tuổi. Thêm sữa ít béo, sữa chua không đường và ít béo, pho mát vào chế độ ăn để giúp trẻ có đủ lượng canxi, magie cần thiết.

4. Thử cá tươi từ chế độ ăn dặm

Cá có nhiều axit béo Omega-3 hoặc chất béo không bão hòa. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, những trẻ ăn đủ lượng Omega-3 từ cá sẽ có luồng không khí tốt hơn và ít phụ thuộc vào thuốc điều trị bệnh hô hấp.

Hãy thử cho con ăn cá ngừ, cá bơn, cá hồi vài ngày mỗi tuần để giúp con nhận được nhiều chất béo không bão hòa cần thiết. Mặt khác, nếu trẻ có tình trạng dị ứng với cá biển hay không thích ăn cá thì quả hạnh nhân, óc chó có thể là một nguồn omega-3 thay thế cá lý tưởng.

bệnh hô hấp ở trẻ em
Sữa rất hữu ích đối với người bị hen suyễn cũng như các bệnh hô hấp ở trẻ em

5. Loại bỏ chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa có thể gây nguy hiểm cho trẻ bị hen suyễn hay các bệnh giao mùa ở trẻ nói chung. Nguyên nhân là vì trong quá trình chuyển hóa các chất béo này, cơ thể sản sinh ra chất hóa học có thể gây phản ứng viêm trên đường hô hấp.

Chất béo chuyển hóa được tìm thấy trong bơ động vật, hầu hết các loại bánh nướng và đồ ngọt, khoai tây chiên hoặc các loại thức ăn nhanh. Do đó, cần tránh cho trẻ ăn bất kỳ thực phẩm chế biến sẵn nào và hạn chế tối đa các bữa ăn nhanh.

6. Tập cho trẻ ăn một số loại ngũ cốc

Hầu hết trẻ em đều nhận được protein từ thịt gia cầm và thịt đỏ. Tuy nhiên, một nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy những đứa trẻ nhận được protein từ nguồn ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như bột yến mạch, lúa mì và hạt quinoa, sẽ ít bị thở khò khè hơn khi mắc phải bệnh giao mùa.

Các bác sĩ nhi khoa thường khuyến cáo trẻ em cần ít nhất ba phần ngũ cốc nguyên hạt hàng ngày. Một cách gợi ý cho trẻ ăn ngũ cốc là lấy một ít bánh mì ngũ cốc và phết bơ đậu phộng không đường như một bữa ăn sáng hoặc làm mì ống nguyên hạt xào với rau đối với bữa trưa.

7. Hạn chế cho trẻ ăn đường

Cũng giống như các loại chất béo chuyển hóa, đường có thể gây tăng phản ứng viêm trong quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, quá nhiều đường trong chế độ ăn uống của bất kỳ ai cũng có thể dẫn đến tăng cân, dẫn đến các triệu chứng hô hấp và cơn khò khè khi bị hen suyễn trầm trọng.

Như vậy, cha mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, chỉ một hoặc hai lần mỗi tuần. Tốt nhất là nên chọn đồ ngọt tự nhiên, chẳng hạn như trái cây khô hoặc tươi.

8. Kiềm chế lượng carbohydrate ở trẻ nhỏ

Hầu hết trẻ em thích nhai các thức ăn giàu carbs nhưng điều này có thể gây bất lợi đối với các bệnh hô hấp ở trẻ em. Vì vậy, cần hạn chế trẻ ăn số lượng lớn bánh quy giòn, khoai tây chiên, bánh kem và đồ ăn nhẹ chế biến sẵn cũng như các nguồn carbohydrate khác.

Cha mẹ có thể thay thế bánh mì, bánh ngô và mì ống thông thường bằng các phiên bản ngũ cốc nguyên hạt, những loại thực phẩm này sẽ lành mạnh hơn đối với đường thở cũng như tránh mắc phải bệnh giao mùa ở trẻ.

bệnh hô hấp ở trẻ em
Ăn rau mỗi ngày giúp phòng bệnh hô hấp ở trẻ em

9. Thêm một số gia vị vào thức ăn

Một số loại gia vị có thể có tác dụng chữa bệnh cho cơ thể và thậm chí cả phổi. Ví dụ như axit Rosmarinic được tìm thấy trong các loại gia vị có thể giúp loại bỏ các gốc tự do và tác nhân gây viêm trong cơ thể.

Vì thế, từ khi trẻ tập ăn dặm, cha mẹ nên thử thêm một số loại gia vị không chứa muối hay quá nhiều đường vào bữa ăn cho trẻ. Điều này vừa giúp tăng hương vị cho món ăn, vừa giúp phòng ngừa các bệnh hô hấp ở trẻ em.

10. Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày

Mất nước có thể dẫn đến tăng cường giữ nước trong cơ thể và tăng phản ứng viêm nhiễm, cả hai đều có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trên đường hô hấp. Việc cung cấp đủ nước giúp cơ thể hoạt động trơn tru hơn và phổi cũng làm việc tốt hơn.

Vì vậy, cha mẹ cần nhắc nhở trẻ uống đủ nước mỗi ngày. Lượng nước nạp vào cơ thể sẽ tùy thuộc vào độ tuổi, thời tiết và hoạt động thể chất của trẻ. Nên chọn nước lọc thông thường để giải khát thay vì nước trái cây.

Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp phòng ngừa các bệnh giao mùa ở trẻ. Vì có một số loại thực phẩm gây ảnh hưởng đến đường hô hấp nên những hiểu biết khi lựa chọn thức ăn sẽ giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, giảm thiểu tần suất mắc phải các bệnh lý hô hấp trong năm.

Ngoài việc có chế độ ăn uống lành mạnh và tăng cường các hoạt động thể chất, trẻ nên được bổ sung thêm các vi chất cần thiết như kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

XEM THÊM:
  • Kỹ thuật multiplex Real-Time PCR đa tác nhân trong chẩn đoán nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ
  • Phòng ngừa nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em
  • Công dụng thuốc Cophacip

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan