17-01-2024 11:50

Điều trị bé 9 tháng đi ngoài phân sống

Điều trị bé 9 tháng đi ngoài phân sống

Bé 9 tháng đã có thể ăn thức ăn rắn hơn, do đó một số trường hợp cha mẹ sẽ nhận thấy bé đi ngoài phân sống. Việc bé 9 tháng đi ngoài phân sống thường là do chế độ ăn uống của bé, ví dụ như phân sống có màu đỏ từ củ dền, màu xanh lam từ quả việt quất hoặc thậm chí màu xanh lá cây từ rau bina và đậu Hà Lan.

1. Bé 9 tháng đi ngoài phân sống có bình thường không?

Bé 9 tháng đi ngoài phân sống hay việc phân của bé còn chứa các khối thức ăn nhỏ là điều khá bình thường. Đặc biệt là nếu bé mới bắt đầu tập ăn dặm hoặc thức ăn đặc, hệ tiêu hóa của bé có thể mất một thời gian để biết cách điều chỉnh. Mặc dù cha mẹ có thể giật mình khi mở tã của con và nhìn thấy những khối thức ăn trong phân, hãy yên tâm rằng đó là một trải nghiệm khá bình thường.

Khi trẻ 6 tháng tuổi và bắt đầu ăn thức ăn đặc, điều quan trọng cần nhớ là con vẫn đang học cách ăn. Ăn uống là một quá trình phức tạp của cơ thể và hệ tiêu hóa của trẻ phải học hỏi rất nhiều điều trong khoảng năm đầu tiên của cuộc đời. Ngay cả khi đường tiêu hóa của con đã hoàn thiện, chúng có thể vẫn còn thiếu một bộ phận quan trọng để ăn, đó là răng.

Chính vì vậy, có nhiều yếu tố liên quan đến quá trình tiêu hóa thức ăn đặc của bé:

  • Tuổi và sự mọc răng sữa của em bé
  • Loại thức ăn
  • Chuẩn bị và sơ chế thức ăn
  • Bú sữa mẹ so với bú sữa công thức

Trên thực tế, trẻ 9 tháng tuổi thường vẫn chưa mọc đủ răng khi bắt đầu ăn dặm. Trong khi đó, răng là một phần quan trọng trong quá trình tiêu hóa của trẻ để phá vỡ thức ăn thành các hạt đủ nhỏ để dễ tiêu hóa. Nếu không có bước đầu tiên này, nhiều khả năng các phần thức ăn sẽ đi qua hệ tiêu hóa và cuối cùng xuất hiện lại trong tã. Vì vậy, khi răng của con tiếp tục mọc vào khoảng thời gian tiếp theo, trẻ sẽ thực hành nhai thức ăn hiệu quả hơn, cha mẹ sẽ nhận thấy bé đi ngoài phân sống thuyên giảm dần.

2. Các loại thức ăn dễ khiến bé đi ngoài phân sống

Nếu cha mẹ nhận thấy những khối lạ trong phân của con, rất có thể đó là những mảnh thức ăn chưa được tiêu hóa. Một số loại thực phẩm đặc biệt giàu chất xơ, khiến đường ruột non nớt của trẻ khó dung nạp được từ đầu.

Các loại thức ăn phổ biến cho trẻ em có nhiều chất xơ bao gồm:

  • Ngô
  • Đậu
  • Ngũ cốc (đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt)
  • Hạt (hướng dương, vừng, v.v.)
  • Đậu Hà Lan
  • Vỏ rau hoặc trái cây (cà chua, nho, v.v.)

Vì chất xơ là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh, vì vậy, ngay cả khi thấy bé 9 tháng đi ngoài phân sống, cha mẹ đừng quá lo lắng mà nên tiếp tục cho trẻ ăn thực phẩm giàu chất xơ. Khi hệ tiêu hóa của trẻ hoàn thiện từng ngày, cha mẹ sẽ nhận thấy trẻ tiêu ít phân sống hơn.

Bé đi ngoài phân sống
Ngô, đậu, các loại hạt như vừng có thể khiến bé 9 tháng đi ngoài phân sống

3. Điều trị bé 9 tháng đi ngoài phân sống như thế nào?

Việc em bé đi ngoài phân sống là một hiện tượng bình thường khi bắt đầu tuổi ăn dặm, điều đầu tiên là cha mẹ cần trang bị kiến thức nuôi con tối thiểu, tránh lo lắng hay suy nghĩ sai lệch. Không nên ngừng cho trẻ tập ăn dặm mà thay vào đó, cần chế biến bữa ăn dặm cho trẻ hợp lý hơn.

Cụ thể là cha mẹ cần tuân thủ thời điểm bắt đầu tập ăn dặm lý tưởng cho con là khi trẻ được 6 tháng tuổi. Không nên khởi động việc cho trẻ ăn thức ăn đặc quá sớm khi đường ruột của trẻ chưa phát triển kịp thời. Loại thức ăn dùng ăn dặm cho trẻ đầu tiên nên chọn là bột pha dinh dưỡng. Cha mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn, pha đúng công thức, vì nếu quá đặc thì bột sẽ bị vón cục trong đường ruột và hiện diện trong phân của trẻ. Một số trường hợp khác còn khiến bé đi ngoài phân lỏng, đau quặn bụng, đầy hơi hay nôn ói.

Trong các tháng tuổi tiếp theo, bữa ăn của trẻ có thể kết hợp từ nhiều loại thành phần khác nhau nhưng cần phải nấu chín như từ súp, cháo xay, khoai tây, cà rốt hầm cho đến các loại trái cây mềm như bơ, chuối. Khi răng cửa của trẻ mọc lên, chế độ ăn dặm tự chỉ huy nên được áp dụng, trẻ tự cầm nắm thức ăn và thực hiện phản xạ nhai trước khi nuốt sẽ tốt hơn khi được đút ăn.

Ngoài ra, trong suốt quá trình cho ăn, từ bữa ăn dặm đầu tiên cho đến khi trẻ lớn hơn, cha mẹ cần lưu ý sơ chế thức ăn phù hợp khả năng nhai và nuốt của trẻ. Đồng thời, luôn để trẻ ngồi đúng vị trí khi ăn, không vừa chơi vừa ăn và tránh ép trẻ ăn quá nhanh, quá nhiều, trẻ nuốt vội hay không tập trung nhai nuốt sẽ dễ khiến em bé đi ngoài phân sống.

4. Khi nào cần lo lắng về tình trạng bé đi ngoài phân sống?

Mặc dù cha mẹ vô cùng lo lắng khi nhìn thấy những khối thức ăn còn trong phân của bé, đó lại là một điều khá bình thường. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu cảnh báo liên quan đến hiện tượng bé đi ngoài phân sống cần phải đến gặp bác sĩ nhi khoa nếu:

  • Tiêu chảy: Khi trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ có thể còn sẽ nhìn thấy những mảng thức ăn trong tã của chúng. Tiêu chảy thường do lỗi bao tử gây ra, nhưng nếu bệnh không hết trong vòng 24 giờ, hãy liên hệ với bác sĩ.
  • Táo bón: Có nhiều phần thức ăn trong tã lót của con nhưng con lại bị táo bón nhiều ngày, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề tiêu hóa lớn hơn.
  • Sụt cân: Trẻ bị sụt cân hoặc không tăng cân như tốc độ mong muốn trên biểu đồ tăng trưởng, điều đó có nghĩa là trẻ không nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết do có các vấn đề về tiêu hóa.
  • Tiêu phân có máu: Có máu trong phân của trẻ hoặc phân trông có màu đen như hắc ín, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.
Bé đi ngoài phân sống
Nếu bé 9 tháng đi ngoài phân sống kèm máu, bạn cần đưa bé đi khám ngay

Tóm lại, bé đi ngoài phân sống đôi khi là bình thường vì dạ dày của trẻ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện về mặt chức năng. Một số thức ăn có thể trôi đi quá nhanh nên chỉ có thời gian để tiêu hóa một phần hay do bé chưa mọc răng, chưa biết nhai hay ăn dặm sớm có thể khiến bé đi ngoài phân sống.

Do đó, khi bé đi phân sống, cha mẹ không cần quá lo lắng, hãy chế biến đồ ăn dặm phù hợp với trẻ, không ép trẻ ăn,... và bé cũng cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này kèm theo việc bé đi ngoài phân lỏng, phân có máu hay sụt cân bất thường... thì trẻ cần được thăm khám có có hướng xử trí thích hợp.

XEM THÊM:
  • Trẻ sinh non có nên ăn dặm muộn hơn trẻ sinh đủ ngày tháng?
  • Thời điểm nào nên cho trẻ sinh non ăn dặm?
  • Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Những điều cần biết

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan