17-01-2024 12:18

Dị ứng hải sản có nên tiêm vắc-xin COVID-19?

Dị ứng hải sản có nên tiêm vắc-xin COVID-19?

Ngay cả trong trường hợp bị dị ứng với hải sản hay các loại thức ăn khác thì người tiêm cũng có thể hoàn toàn yên tâm bởi nguy cơ dị ứng với vắc-xin COVID-19 chỉ hoàn toàn tương đương với cộng đồng bình thường. Tức là khoảng 7 trường hợp trên 1 triệu liều vắc-xin. Nguy cơ này là rất thấp.

Dị ứng hải sản có nên tiêm vắc xin COVID-19?

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duy Bộ - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Trong Hướng dẫn tạm thời Khám sàng lọc trước khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19 ban hành ngày 10/8/2021 của Bộ Y tế, một trong số những đối tượng “cần thận trọng khi tiêm chủng” là “Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác”.

Đồng thời cũng trong hướng dẫn này, Bộ Y tế cho biết đối tượng “Chống chỉ định tiêm vắc-xin COVID-19” là:

  • Người tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc-xin phòng COVID-19 cùng loại (lần trước);
  • Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

1. Dị ứng hải sản có được tiêm phòng vắc-xin COVID-19 không?

Theo Bác sĩ Nguyễn Duy Bộ -Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City cho biết: Đối tượng chống chỉ định với vắc-xin COVID-19 là những người có tiền sử phản vệ rõ ràng khi tiêm vắc-xin COVID-19 mũi 1 hoặc trường hợp có chống chỉ định rõ ràng của nhà sản xuất.

Phản ứng phản vệ thường xuất hiện trong vòng 4 giờ sau khi tiếp xúc với dị nguyên mà đa phần là ngay trong giờ đầu tiên với các biểu hiện:

  • Da, niêm mạc: Như phát ban, phù da niêm mạc;
  • Hô hấp: Ho, khò khè, khó thở;
  • Tiêu hóa: Nôn, tiêu chảy, đau bụng;
  • Tuần hoàn: Mạch nhanh, hạ huyết áp... trường hợp nặng có thể dẫn đến giảm ý thức, ngừng tuần hoàn.

Như vậy, trường hợp các biểu hiện nói trên xuất hiện muộn sau khi tiếp tiêm vắc-xin hoặc chỉ có biểu hiện phát ban ngoài da thì không được coi là phản ứng phản vệ rõ ràng với vắc-xin COVID-19 và cũng không thuộc trường hợp chống chỉ định tiêm vắc-xin COVID-19. Nhóm đối tượng này, cần đi khám chuyên khoa dị ứng trước khi quyết định tiêm vắc-xin COVID-19 mũi tiếp theo.

Với người có tiền sử dị ứng, cụ thể là dị ứng thức ăn mà hay gặp là nhộng, côn trùng hay các loại thủy hải sản việc đầu tiên chúng ta cần xác định xem có thực sự bị dị ứng với các loại thức ăn nói trên không?

Chúng ta nên chú ý rằng bản thân các loại thủy hải sản đặc biệt là thủy hải sản không tươi, không được bảo quản tốt thì nó có thể tự sinh ra một lượng nhất định chất gây ra phát ban và dị ứng mà còn gọi là chất histamin và nếu ăn phải chúng ta có thể có các biểu hiện giống như dị ứng như phát ban, ngứa, đau bụng, tiêu chảy. Do vậy, nếu trường hợp các bạn có bữa ăn hải sản có các biểu hiện dị ứng, có bữa không thì khả năng nhiều là thuộc vào trường hợp này, chứ chưa hẳn là bạn bị dị ứng thực sự với hải sản.

2. Mối liên quan giữa dị ứng thức ăn và dị ứng vắc-xin COVID-19 thì như thế nào?

Chúng ta nên chú ý rằng, ngay cả trong trường hợp bị dị ứng với hải sản hay các loại thức ăn khác thì các chất gây dị ứng ở trong thức ăn đó, chúng hoàn toàn không có trong các loại vắc-xin COVID-19. Do đó, nguy cơ dị ứng với vắc-xin COVID-19 của người có dị ứng thức ăn là hoàn toàn tương đương với cộng đồng bình thường, tức là khoảng 7 trường hợp trên 1 triệu liều vắc-xin. Nguy cơ này là rất thấp.

Vậy tóm lại rằng, người có tiền sử dị ứng hải sản hay dị ứng thức ăn nói chung, hoàn toàn có thể yên tâm tiêm vắc-xin COVID-19 tại các cơ sở tiêm chủng như bình thường.

3. Hướng dẫn về nhóm đối tượng tiêm vắc-xin COVID-19

Sau đây là hướng dẫn của Bộ Y tế về các nhóm đối tượng khi tiêm vắc xin COVID-19:

Người đủ điều kiện tiêm chủng vắc-xin COVID-19:

  • Người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào trong thành phần của vắc-xin.

Người cần trì hoãn tiêm chủng COVID-19:

  • Người có tiền sử rõ ràng đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng;
  • Người đang mắc bệnh cấp tính;
  • Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.

Người cần thận trọng khi tiêm chủng COVID-19:

  • Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác;
  • Người có bệnh nền, bệnh mạn tính;
  • Người mất tri giác, mất năng lực hành vi;
  • Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu;
  • Phụ nữ mang thai trên 13 tuần;
  • Người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống gồm nhiệt độ dưới 35,5 độ C và trên 37,5 độ C, mạch dưới 60 lần/phút hoặc trên 100 lần/phút, nhịp thở trên 25 lần/phút

Người chống chỉ định tiêm chủng COVID-19:

  • Người tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc-xin COVID-19 cùng loại (lần trước);
  • Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.
XEM THÊM:
  • Tin Covid ngày 05/6: Trẻ em dưới 15 tuổi thực hiện cách ly tại nhà
  • Tê bì lưng dưới sau khi tiêm vacxin Pfizer 2 ngày có nên đi khám?
  • F0 dương tính, F1 âm tính, nguy cơ mắc Covid F2 như thế nào?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan