Mục lục
Cho đến hiện tại, đã có một lượng rất lớn dân số trên khắp thế giới được chủng ngừa vắc xin COVID-19 một cách an toàn. Đây là yếu tố quyết định đến khả năng loài người có thể sống chung với virus SARS CoV 2 hay không. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn không ít người vẫn thắc mắc, lo sợ về vấn đề tác dụng phụ như tiêm vắc xin bị đau đầu, đau tay, sưng tấy nơi tiêm hay những tác dụng nghiêm trọng hơn.
1. Những điều cần chuẩn bị trước khi tiêm vắc xin Covid 19
1.1. Trước khi tiêm
- Tìm hiểu đầy đủ thông tin cần thiết: Những thông tin sai lệch về vấn đề tiêm ngừa vắc xin Covid 19 xuất hiện rất nhiều trên các trang mạng, đặc biệt là mạng xã hội. Điều này có thể gây tâm lý hoang mang, lo sợ việc tiêm ngừa. Do đó, chúng ta chỉ nên thu thập thông tin từ các nguồn chính thống của Nhà nước, Bộ Y tế hay Tổ chức Y tế Thế giới;
- Những người không nên tiêm ngừa vắc xin Covid hiện nay bao gồm: Có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin hoặc người đang mắc hoặc có triệu chứng nhiễm SARS CoV 2 (nhóm này vẫn có thể tiêm sau khi đã khỏi bệnh);
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ: Nếu có tiền sử dị ứng với bất kỳ loại vắc xin nào hoặc thắc mắc về vấn đề tiêm vacxin đau tay hoặc xảy ra các tác dụng phụ khác, bạn hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ trước khi tiêm chủng;
- Tự chăm sóc sức khỏe bản thân: Đặc biệt là thời điểm trước khi tiêm chủng, bạn hãy nghỉ ngơi, bổ sung đủ nước để duy trì tình trạng sức khỏe tốt nhất.
1.2. Trong quá trình tiêm
- Bảo đảm an toàn: Người đi tiêm cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa nhiễm Covid 19 tại cơ sở tiêm chủng, đặc biệt là quy tắc 5K của Bộ Y tế;
- Khai báo trung thực: Người đi tiêm cần cung cấp, khai báo đầy đủ, trung thực về tình trạng sức khỏe bản thân như đang mang thai hoặc mắc bệnh suy giảm miễn dịch;
- Lưu giữ thẻ tiêm chủng: Sau khi tiêm vắc xin, người tiêm sẽ cung cấp một thẻ chứng minh đã tiêm chủng. Thẻ này chứa các thông tin: loại vắc xin, thời gian và địa điểm tiêm.
1.3. Sau khi tiêm ngừa
- Ở lại địa điểm tiêm để được theo dõi: Thời gian này rất quan trọng, nhân viên y tế sẽ theo dõi sức khỏe người tiêm trong khoảng 15 phút để đảm bảo không có bất kỳ phản ứng phụ tức thời nào;
- Nhận biết một số tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ mức độ nhẹ hay gặp như tiêm vắc xin bị đau đầu, sưng tấy nơi tiêm, sốt nhẹ, mệt mỏi, ớn lạnh hay tiêu chảy sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu các tác dụng này kéo dài hoặc người tiêm nhận thấy một số dấu hiệu nghiêm trọng hơn thì cần liên hệ ngay bác sĩ;
- Cần có sự kiên nhẫn: Sau tiêm vắc xin, hệ miễn dịch của chúng ta cần có thời gian để hình thành kháng thể. Bạn sẽ được xác nhận đã tiêm chủng đầy đủ sau 2 tuần tiêm mũi 2 của vắc xin Pfizer-BioNtech hoặc Moderna, sau 15 ngày tiêm mũi vắc xin AstraZeneca hoặc sau 2 tuần tiêm vắc-xin đơn liều của J&J/Janssen.
2. Tiêm vắc xin có đau không?
Việc tiêm chủng vắc xin phòng Covid 19 sẽ giúp bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus SARS CoV 2. Tương tự bất cứ loại vắc xin nào khác, người tiêm chủng có thể gặp phải một số tác dụng phụ ở các mức độ khác nhau và các dấu hiệu này chứng minh cơ thể đang phản ứng với vắc xin để xây dựng hàng rào miễn dịch.
Những tác dụng phụ của vắc xin như tiêm vắc xin bị đau đầu, đau tay hay sưng tấy vị trí tiêm... có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày nhưng chúng cũng nhanh chóng biến mất sau thời gian ngắn. Một số trường hợp có thể hoàn toàn bình thường và một số hiếm gặp lại có các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Do đó, phản ứng phụ sau tiêm vắc xin Covid 19 là hoàn toàn bình thường, có thể chấp nhận được.
Các tác dụng phụ hay gặp tại nơi tiêm vắc xin, bao gồm:
- Tiêm vacxin đau tay;
- Nổi mẩn đỏ nơi tiêm;
- Tiêm vắc xin bị sưng tấy nơi tiêm.
Tác dụng phụ toàn thân:
- Mệt mỏi;
- Tiêm vắc xin bị đau đầu, đau cơ;
- Sốt, ớn lạnh;
- Buồn nôn.
3. Một số lời khuyên để giảm tác dụng phụ
Trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc không kê đơn để giảm triệu chứng, bao gồm Ibuprofen, Acetaminophen, Aspirin hoặc các thuốc kháng histamin H1;
Đối với trẻ nhỏ, tiêm vắc xin bị đau đầu, đau cơ, sưng tấy tay sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của bé. Do đó, phụ huynh cần xin ý kiến bác sĩ về sử dụng thuốc để làm giảm triệu chứng, đặc biệt là thuốc giảm đau không chứa aspirin hoặc các biện pháp không dùng thuốc tại nhà khác;
Lưu ý không được sử dụng các loại thuốc này với mục đích dự phòng tác dụng phụ trước khi tiến hành tiêm chủng;
Một số biện pháp giảm tác dụng phụ tại vị trí tiêm:
- Nếu tiêm vắc xin bị sưng tấy, đau nhiều nơi tiêm, người tiêm có thể đắp khăn sạch, mát và ẩm lên khu vực đó;
- Tập thể dục nhẹ nhàng cho cánh tay.
Một số biện pháp giảm tác dụng phụ toàn thân như sốt, mệt mỏi:
- Bổ sung thật nhiều nước;
- Mặc trang phục gọn gàng, nhẹ nhàng.
4. Một số lưu ý khác khi tiêm vắc xin Covid 19
Các tác dụng phụ như tiêm vacxin đau đầu, đau tay có thể nghiêm trọng hơn sau mũi tiêm thứ 2. Tuy nhiên, điều này có thể xem là dấu hiệu tốt, cho thấy cơ thể tạo ra kháng thể, xây dựng hàng rào miễn dịch chống lại virus.
Hiện nay, các phản ứng phụ sau khi tiêm mũi nhắc lại cũng tương tự so với các mũi tiêm cơ bản. Trong đó phổ biến nhất là sốt, đau đầu, mệt mỏi, tiêm vắc xin bị đau tay, sưng tấy chỗ tiêm. Đặc biệt, hầu hết các tác dụng phụ đều ở mức độ nhẹ đến trung bình, các dụng phụ nghiêm trọng rất hiếm gặp nhưng không phải là không thể xảy ra.
Cả vắc xin phòng ngừa Covid 19 của Pfizer-BioNTech và Moderna đều cần tiêm 2 liều để hoàn thành loạt tiêm cơ bản. Người tiêm từ 5 tuổi trở lên đều cần tiêm liều thứ 2 kể cả trường hợp đã gặp tác dụng phụ ở liều đầu tiên, trừ trường hợp bác sĩ đề nghị không được tiêm.
Tất cả người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm vắc xin của Pfizer-BioNTech hoặc Moderna đều đủ điều kiện tiêm mũi nhắc lại sau ít nhất 6 tháng kể từ khi hoàn thành loạt vắc xin cơ bản.
Cơ thể cần có thời gian để xây dựng khả năng bảo vệ sau bất kỳ đợt tiêm chủng nào. Sau tiêm chúng ta vẫn nên tiếp tục sử dụng tất cả các biện pháp có sẵn để bảo vệ bản thân và gia đình cho đến khi được tiêm chủng đầy đủ.
Hàng triệu người đã được tiêm vắc xin Covid 19 và chưa ghi nhận bất kỳ tác dụng phụ lâu dài nào. Bên cạnh đó, hiện nay không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy vắc xin ngừa Covid 19 có thể gây ra các vấn đề về thụ thai. Vì thế, bạn nên thực hiện chủng ngừa theo đúng khuyến cáo để bảo vệ sức khỏe của bản thân và của cộng đồng.
- Bảng so sánh 6 loại vaccine COVID-19 phổ biến hiện nay
- Tổng quan về vắc-xin Covid-19 Phần 1: Nguyên lý hoạt động và phân loại các vắc xin COVID-19
- Tổng quan về vắc-xin Covid-19 Phần 2: Vắc-xin COVID-19 đã được cấp phép tại Mỹ, Châu Âu và hiệu quả phòng bệnh