17-01-2024 13:23

Dấu hiệu trẻ bị rối loạn hormone tăng trưởng

Dấu hiệu trẻ bị rối loạn hormone tăng trưởng

Rối loạn hormone tăng trưởng là tình trạng tuyến yên không sản xuất đủ hormone tăng trưởng. Quá dư thừa hoặc thiếu hụt hormone tăng trưởng sẽ gây ra những ảnh hưởng đến trẻ em. Vì vậy, khi nghi ngờ con bị rối loạn hormone tăng trưởng, phụ huynh không nên tự ý bổ sung hormone mà cần được sự tư vấn, thăm khám và điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

1. Rối loạn hormone tăng trưởng là gì?

Tuyến yên là tuyến nội tiết có vị trí ở nằm trong hố yên với kích thước là 10*13*6 mm và trọng lượng khoảng 0,6g. Đây là tuyến nội tiết có chức năng tiết ra những hormone quan trọng trong đó có hormon tăng trưởng (GH) có tác dụng chung về sự phát triển cơ thể.

Thiếu hormone tăng trưởng là một bệnh lý với dấu hiệu tầm vóc thấp bé và các biến chứng chuyển hóa. Khi tuyến yên không sản xuất đủ hormone tăng trưởng sẽ làm ảnh hưởng không chỉ đối với chiều cao mà còn đối với sức khỏe và sự phát triển nội tiết của trẻ.

Hormone tăng trưởng GH đóng vai trò cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển bình thường của con người. Nó thúc đẩy tăng trưởng xương tương thích tăng dần theo tuổi từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì. Trong những trường hợp hormone tăng trưởng xáo trộn đều có ảnh hưởng nghiêm trọng như sau:

  • Thiếu hụt hormone tăng trưởng là khi không sản xuất đủ GH. Trong giai đoạn bào thai, một số bệnh lý bẩm sinh cũng gây ra tình trạng thiếu hormone GH khiến đứa trẻ sinh ra nhỏ so với tuổi thai, còi trong bụng mẹ. Trẻ phát triển chậm và có tầm vóc nhỏ hơn so với tuổi.
  • Quá dư thừa hormone GH có thể làm cho xương của trẻ tiếp tục phát triển về chiều dài và vượt quá chuẩn ở tuổi dậy thì. Thậm chí, ở người dư thừa hormone GH có thể có chiều cao lên đến 2.1 m. Với những người dư thừa hormone GH sẽ có khuôn mặt to lên, sức khỏe yếu, tuổi dậy thì bị trì hoãn và thường xuyên bị nhức đầu.

Bên cạnh đó, hormone tăng trưởng GH còn đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh mật độ xương, khối lượng cơ và chuyển hóa lipid trong cơ thể. Hormone tăng trưởng xáo trộn có thể làm giảm mật độ xương, khối lượng cơ ít hơn, và mức độ lipid thay đổi. Tình trạng này có thể là nguyên nhân dẫn đến việc xương dễ bị gãy hơn, đặc biệt là ở người cao tuổi.

Rối loạn hormone tăng trưởng
Rối loạn hormone tăng trưởng là tình trạng tuyến yên không sản xuất đủ hormone tăng trưởng

2. Dấu hiệu trẻ bị rối loạn hormone tăng trưởng

Trẻ đang tuổi phát triển bị rối loạn hormone tăng trưởng thường sẽ thấp bé hơn so với bạn bè cùng tuổi, chiều cao < -2SD so với quần thể bình thường. Do giảm sản ở vùng mặt giữa nên gương mặt trẻ trông tròn trịa và non nớt. Kích thước tay chân của trẻ khá nhỏ, dương vật bé. Trẻ cũng có thể sẽ mũm mĩm và có mỡ tập trung quanh vùng bụng, mặc dù tỷ lệ cơ thể của trẻ trong giới hạn bình thường. Đối với các bé gái có thể sẽ không phát triển ngực hoặc các bé trai sẽ không vỡ giọng khi đến tuổi và việc này khiến chúng trở nên khác với bạn bè cùng tuổi.

Một số dấu hiệu khác về tâm lý cũng có thể xảy ra, bao gồm:

  • Trầm cảm;
  • Thiếu tập trung;
  • Trí nhớ kém;
  • Lo âu hoặc thay đổi cảm xúc.

Nếu tình trạng trẻ rối loạn hormone tăng trưởng xảy ra ở những giai đoạn sau của cuộc đời do những yếu tố nguy cơ khác nhau như: Chấn thương sọ não, khối u não thì dấu hiệu thường gặp là dậy thì muộn hoặc chậm phát triển về tình dục.

Trẻ bị rối loạn hormone tăng trưởng cũng có thể sẽ thường xuyên cảm thấy hay kêu mệt mỏi, khả năng chịu đựng kém, nhạy cảm hơn với nhiệt độ nóng hoặc lạnh.

rối loạn hormone tăng trưởng
Trẻ bị rối loạn hormone tăng trưởng cần được xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nhất

3. Trẻ đang tuổi phát triển hormone tăng trưởng xáo trộn nên làm gì?

Các chuyên gia y tế khuyến cáo khi phụ huynh nghi ngờ con bị thấp còi do rối loạn hormone tăng trưởng không nên tự ý bổ sung hormone này mà cần được sự tư vấn, thăm khám và điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Đồng thời, việc điều trị hormone cho trẻ, đặc biệt là trẻ đang tuổi phát triển cần được áp dụng càng sớm càng tốt và kéo dài đến 12 tuổi. Sau 12 tuổi, khi các đầu xương đã đóng lại nên việc việc điều trị không còn hiệu quả. Khi hormone tăng trưởng xáo trộn thì bên cạnh điều trị dùng thuốc hay hormone thì cần kết hợp tăng cường vận động, ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp trẻ đạt được chiều cao tối đa.

XEM THÊM:
  • Những sai lầm khiến con bỏ lỡ “giai đoạn vàng” phát triển chiều cao
  • Dậy thì muộn gây ảnh hưởng như thế nào tới trẻ?
  • Công dụng thuốc Mirenzine 5

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan