17-01-2024 23:08

Đau đầu rất thường gặp, nhưng khi nào nên đi khám?

Đau đầu rất thường gặp, nhưng khi nào nên đi khám?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Huỳnh An Thiên - Khoa Khám bệnh và Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Đau đầu là do sự xáo động trong các cấu trúc nhạy cảm đau ở vùng đầu. Đây là bệnh thường gặp ở nhiều lứa tuổi nhưng chúng ta thường có tâm lý chủ quan không đi khám và điều trị kịp thời, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Các loại đau đầu thường gặp

1.1 Đau nửa đầu

Đối với các bệnh nhân hay bị đau nửa đầu bên trái thường được các chuyên gia nhận xét: điển hình sẽ là các bệnh nhân nữ, đã có tiền sử về gia đình có người thân từng bị như vậy. Thông thường, các cơn đau của người bệnh sẽ có sự liên quan đáng kể đến thời tiết, phản ứng với các mùi lạ hay sau khi có sử dụng những loại thức ăn hoặc thuốc có tác nhân gây dị ứng.

Dấu hiệu báo trước của đau nửa đầu đối với người bệnh sẽ thường là thị giác – ám điểm có triệu chứng nhấp nháy, đôi khi có thể là nhìn mờ thoáng qua, ngạt mũi hoặc buồn nôn rồi kéo đến là những cơn đau nửa đầu trong khoảng 20-30 phút. Có nhiều bệnh nhân sẽ gặp phải các vấn đề đi kèm theo với đau nửa đầu như nôn hoặc giảm nhẹ đi sau nôn.

Và một trong những cách phổ biến nhất để giảm đi cơn đau cho người bệnh đó chính là nằm nghỉ. Nếu trong cơn đau ghi được điện não sẽ có thể thấy được dấu hiệu rối loạn sóng thị giác tỏa lan. Nhưng đồng thời đáy mắt cũng không có dấu hiệu bị tổn thương.

Nếu cảm thấy người bệnh có thêm các triệu chứng sau đây thì hãy chụp chiếu thay vì uống thuốc điều trị cũng như phòng ngừa thông thường:

  • Đau đầu thường xuyên hơn.
  • Diễn biến đau ngày càng trở nên trầm trọng, mất kiểm soát.
  • Xuất hiện thêm các dấu hiệu về thần kinh khác, tồn tại, kéo dài liên miên.

1.2. Đau sau gáy

Đau sau gáy
Bệnh nhân bị đau sau gáy

Đây chính là dấu hiệu của cơn cao huyết áp. Người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn, kèm theo buồn nôn, rối loạn thần kinh điển, đây chính là biểu hiện điển hình của tăng áp lực nội sọ, u não. Bệnh nhân bị đau khi thay đổi thời tiết, đau chủ yếu tại các vị trí vùng trán gần mắt, cơn đau sẽ tăng khi hít hoặc khịt mũi, kèm với các vấn đề như xuất tiết mũi họng thì thường nghĩ đến chính là bệnh lý xoang.

Ngoài ra, còn những triệu chứng khác khá dữ dội cho cả hàm mặt và hốc mắt (chính là đau dây thần kinh số V). U dây V là bệnh hiếm gặp, gây đau đớn tất cả các vùng chi phối của dây này trong đó có đôi mắt.

Nếu người bệnh cảm thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu sau đây thì hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám:

  • Cảm giác đau đầu kinh khủng, đau khi nhai.
  • Phù gai thị.
  • Thay đổi nhiều hành vi và trạng thái tâm lý.
  • Giảm thị lực.
  • Cảm giác đau đầu chưa từng xuất hiện trước đó: đau đầu buồn nôn, đau đầu chóng mặt.
  • Triệu chứng đau ngày càng gia tăng về tần suất và cường độ.
  • Đau cùng với nhiều dấu hiệu đau về thần kinh khác.

1.3. Đau đầu liên quan đến bệnh lý của mắt, mạch máu

Có rất nhiều nguyên nhân do mắt gây ra khiến người bệnh bị đau đầu, đau mắt. Trong đó kinh điển nhất đó chính là cơn glocom cấp tính, góc đóng. Nguyên nhân nguy hiểm nhất là hẹp động mạch cảnh, hẹp động mạch tiểu não, thông động- tĩnh mạch cảnh xoang hang.

Đau đầu do nguyên nhân mạch máu: hẹp động mạch cảnh, dị dạng mạch não, phình tách động mạch chủ, thông động mạch cảnh- xoang hang,.., đều là những bệnh lý mạch máu nghiêm trọng đính kèm theo đau đầy, đau nhức quanh vị trí mắt, glocom tân mạch. Các bệnh nhân muốn điều trị bệnh lý này nên đến khám tại các trung tâm tim mạch.

Chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi: Những điều cần biết
Có rất nhiều nguyên nhân do mắt gây ra khiến người bệnh bị đau đầu, đau mắt

2. Đau đầu khi nào nên đi khám?

Nếu bạn gặp phải một trong các vấn đề dưới đây thì hãy đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được tư vấn sức khỏe:

  • Những cơn đau xảy ra đột ngột sau khi bệnh nhân gắng sức, căng thẳng, tức giận, cần phải nghĩ tới: xuất huyết màng não, xuất huyết não. Hoặc đó là những cơn đau mới xuất hiện lần đầu, cường độ dữ dội hay những cơn đau kèm theo yếu liệt nửa người, tê bì nửa người.
  • Những cơn đau ngày càng gia tăng thì hãy nghĩ đến: u não, tụ máu màng cứng mãn tính. Ngoài ra, cần cảnh giác với những cơn đau kèm theo sốt thường do viêm não, viêm màng não,...

Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm về các lĩnh vực chuyên sâu như: Thần kinh - Đột quỵ, tim mạch, nội tiết, tiêu hóa, hô hấp... Bệnh nhân điều trị đau nửa đầu tại Vinmec Đà Nẵng sẽ được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn Thần kinh bao gồm: Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Dương Tiến, Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Ngọc Phương Hoài, Bác sĩ CKII Lê Nghiêm Bảo, Thạc sĩ, Bác sĩ Huỳnh An Thiên...

Đau nửa đầu kéo dài có nguy hiểm?
XEM THÊM:
  • Đau nửa đầu giật giật theo nhịp mạch đập kéo dài: Phải làm sao?
  • Khám nội thần kinh là khám gì?
  • Các yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan