Mục lục
Lấy máu ngoại vi hay lấy ven tĩnh mạch là những phương pháp dùng trong kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch. Với nguyên lý dùng ống nhựa mềm đưa vào tĩnh mạch, từ đó dẫn kim vào và cố định việc đặt kim luồn tĩnh mạch đã mang lại nhiều hiệu quả cho tiêm truyền ở bệnh nhân.
1. Ý nghĩa của đặt kim luồn tĩnh mạch
Tiêm hay truyền tĩnh mạch là 1 phương pháp dẫn thuốc hay dung dịch chất lỏng vào cơ thể. Thông qua đường máu, thuốc sẽ được hấp thụ nhanh chóng hơn với việc uống. Đây được cho là phương pháp điều trị có tác dụng nhanh đồng thời mang lại hiệu quả cao cho người bệnh.
Ở kỹ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ có tên là kim luồn ngoại vi. Một ống nhựa mềm được đưa vào tĩnh mạch rồi luồn kim qua. Thao tác này đảm bảo cho thuốc dẫn đi đến đúng vị trí xác định. Đồng thời, ống nhựa luồn vào có nhiệm vụ cố định tránh kim gây tổn thương cho mạch máu.
>>> Các tai biến có thể xảy ra khi truyền dịch
Thông thường, bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp để tránh các bước rườm rà. Tuy nhiên với bệnh nhân cần tiêm truyền nhiều lần và thể trạng không tốt thì kim luồn ngoại vi luôn là lựa chọn tối ưu. Kỹ thuật này sẽ hạn chế số lần lấy ven, đồng thời đảm bảo khi sức khỏe bệnh nhân yếu đi không lấy được ven thì kim luồn vẫn duy trì được chức năng.
Đặc biệt, kim luồn tĩnh mạch có những ưu điểm vượt trội hơn các loại kim truyền thống. Các tai nạn ngoài ý muốn như lệch ven tổn thương mạch máu đều được hạn chế tối đa. Cùng với đó là tính tiện lợi của kim luồn ngoại vi sẽ giúp điều dưỡng có thể thực hiện tiêm truyền cho bệnh nhân nhanh chóng.
>>> Truyền dịch (đạm) có tác dụng gì với cơ thể?
2. Cấu tạo và điểm mạnh khi chọn đặt kim luồn tĩnh mạch
- Vật liệu chế tạo kim luồn là ETFE. Chúng có tính chất như thành mỏng, không quá cứng nhưng đủ để luồn qua tĩnh mạch. Thêm vào đó ống luồn có tính đàn hồi dễ dàng thích nghi với cơ thể. Đầu kim luồn cũng khá mềm có thể điều chỉnh nên giảm tối đa tổn thương khi người bệnh cử động.
- Với đặc điểm là vật liệu sinh học qua kiểm định, kim luồn ngoại vi có thể đặt trong cơ thể người bệnh đến 72 giờ. Mũi kim được chế tác sắn nhọn nhưng không làm cho bệnh nhân đau nhức như kim truyền thống. Sau khi tiêm truyền thì vết kim cũng không lớn như kim truyền thống. Hơn nữa, những vết bầm do tổn thương tĩnh mạch cũng không xuất hiện hay lan rộng. Do hạn chế số lần đâm kim nên vấn đề nhiễm khuẩn cũng giảm thiểu.
- Kim có đầu nhọn dáng thon, giúp cho lực cản khi xâm nhập được giảm xuống. Các loại kim này được tiệt trùng và đảm bảo vô trùng, không chứa chất dư thừa. Vì vậy dùng kim luồn ngoại vi sẽ giảm ảnh hưởng đến từ môi trường do không dùng hóa chất diệt khuẩn.
- Khi sử dụng phương pháp lấy máu ngoại vi, đường kim ổn định do được đặt trong tĩnh mạch và độ đàn hồi đã cố định kim ở vị trí Mỗi lần sử dụng người bệnh sẽ không bị hạn chế cử động. Điều này là một ưu điểm lớn đặc biệt với người già và các bé nhỏ. Nếu trường hợp cần truyền dài và qua nhiều ngày người bệnh sẽ không phải bất động hay chịu cảm giác tê cứng do giữ 1 tư thế.
>>> Sử dụng dịch truyền tĩnh mạch trong gây mê hồi sức
3. Phân biệt các loại kim luồn tĩnh mạch
Kim luồn lấy ven tĩnh mạch được sản xuất đồng loạt. Tuy nhiên tùy vào từng trường hợp kích thước mũi kim có sự điều chỉnh. Thông thường, mũi kim sẽ dao động trong khoảng 1,4 đến 2,4 mm. Việc phân loại kích cỡ kim sẽ tiện lợi cho quản lý và sử dụng.
Để nhận biết phân loại bạn có thể dựa trên màu sắc kim. Do trong ngành y có nhiều trường hợp cấp bách nên phân biệt bằng màu sắc là cách nhanh nhất. Đồng thời, cũng là cách giảm thiểu tối đa rủi ro. Kim cỡ 24 màu vàng, cỡ 22 màu xanh, cỡ 20 màu hồng, cỡ 18 xanh lá, cỡ 16 màu xám, cỡ 14 màu gạch cua.
Việc phân loại này sẽ tiện cho bảo quản và điều phối sử dụng. Từ đó có thể quản lý số lượng lẫn nhu cầu.
>>> Sưng cục cứng sau khi truyền dịch là do đâu?
Công năng của kim luồn cũng được ứng dụng rộng rãi trong y khoa như truyền dịch, lấy ven, chọc động mạch, chọc tĩnh mạch.....
4. Hướng dẫn sử dụng kim luồn đúng cách và lưu ý để đảm bảo an toàn
Trước khi tiến hành tiêm hay luồn kim, bác sĩ sẽ sát khuẩn tay và dụng cụ y tế. Đặc biệt trong phẫu thuật thì các dụng cụ như áo, mũ, khẩu trang, găng tay đều được sát khuẩn và đảm bảo vô trùng khi sử dụng. Sau đó đến bước chuẩn bị dụng cụ. Chuẩn bị lấy ven tĩnh mạch cần có những dụng cụ sau:
- Đĩa đựng dụng cụ thiết yếu: Bông, cồn y tế, bông tẩm cồn, kéo, bơm tiêm, dây truyền, kim luồn;
- Gối cho bệnh nhân đỡ tay, băng cá nhân, dây garo, hộp đựng chất thải y tế.
Tiến hành tiêm hay lấy máu ngoại vi cần thực hiện đầy đủ các bước để đảm bảo hiệu quả. Sau đây là 6 bước tham khảo để tiến hành đặt kim luồn tĩnh mạch cùng một số lưu ý của bác sĩ:
- Tìm kiếm chính xác vị trí ven: Khi chọn ven để tiêm hay truyền, y tá hoặc điều dưỡng sẽ ưu tiên ven to hơn. Đồng thời vị trí của ven không nằm ở vị trí gấp hay có nhu cầu cử động cao. Nếu người bệnh có bị liệt hay đang tiến hành chạy thận thì cần tránh trích vào vị trí đó. Những vị trí đã từng chích kim hay xuất hiện vết thương ngoài da cũng không nên chích lại vì sẽ dễ gây nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, tiến hành lấy ven cần hỗ trợ thêm đèn soi tĩnh mạch.
- Tiến hành sát khuẩn sau khi tìm thấy ven: Để sát khuẩn cho bệnh nhân, y tá điều dưỡng sẽ có 2 cách để thực hiện. Một là dùng cồn sát khuẩn theo hình xoắn ốc từ trong ra ngoài sao cho bán kính đạt 5cm từ vị trí xác định ven. Cũng có thể sát khuẩn từ dưới lên, từ giữa ra ngoài, miễn đảm bảo vị trí xa nhất cách nơi tiêm 5 cm. Việc này sẽ đảm bảo không cho vi khuẩn xâm nhập khi tiêm. Đồng thời vi khuẩn trong vùng sát khuẩn cũng được ngăn chặn.
- Chọn mũi kim loại kim phù hợp: Có rất nhiều mũi kim để lựa chọn. Do vậy y tá hoặc điều dưỡng sẽ chọn mũi kim phù hợp nhất cho bệnh nhân. Kim nhỏ sẽ dùng cho mạch nhỏ. Ưu điểm của loại kim này là sắc dễ xâm nhập và ít xuất hiện chệch ven. Nhờ vậy mà người bệnh cũng hạn chế sưng phù đau nhức. Một số trường hợp khác có thể sử dụng kim to. Tuy nhiên sẽ hạn chế không dùng kiêm trên 22. Thông thường 14, 16, 18 là những kích cỡ kim phổ biến.
5. Hỗ trợ bệnh nhân chỉnh tư thế thoải mái nhất trước khi bắt đầu
Tư thế truyền rất quan trọng. Do sau đó bệnh nhân hạn chế di chuyển hoặc khi lấy máu cần bát động để bác sĩ rút máu nên cần chọn tư thế dễ chịu nhất. Khi chích có thể ngồi hoặc nằm tùy thời gian thao tác. Nên chọn tư thế chắc chắn có gối hay đệm lót để giảm căng thẳng. Tâm lý bệnh nhân thoải mái thì thao tác sẽ nhanh chóng và chính xác.
5.1 Tiến hành thao tác tiêm/ truyền cho bệnh nhân
- Đầu tiên, y tá hay điều dưỡng sẽ làm căng bề mặt vùng da tiến hành tiêm. Việc này giúp tạo đà và hạn chế chệch ven khi tiêm cho bệnh nhân. Lưu ý nếu bệnh nhân đã cao tuổi cần làm nhanh và dứt khoát. Do tuổi cao độ đàn hồi kém rất dễ vỡ mạch.
- Trong trường hợp người bệnh thuộc đối tượng tĩnh mạch chìm thì hãy cảm nhận ven bằng những lần ấn nhẹ. Khi đã xác định rõ vị trí tiến hành đặt kim nghiêng với da 1 góc 10 - 15 độ và thao tác chậm.
- Lưu ý ven của người già cần căng da dứt khoát và chọc kim nhanh để giảm đau đơn và nguy cơ vỡ mạch. Với em nhỏ lưu ý chọn kim nhỏ phù hợp với tĩnh mạch. Lấy máu ngoại vị cho các bé thường khó hơn nên thao tác cần uyển chuyển để tránh tổn thương hoặc kim cắm sâu quá.
- Trong trường hợp máu trào ra hãy lấy bông bịt miệng lại và dán bằng cá nhân, dùng tay ấn chặt lên vị trí đặt bông để cầm máu. Khi rút kim cần nhanh dứt khoát. Nếu bước này xuất hiện sự cố có thể làm đứt ống luồn khiến nó trôi theo dòng máu. Sơ xuất này sẽ làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu vô cùng nguy hiểm cho bệnh nhân.
5.2 Bảo vệ vị trí tiêm truyền bằng bông và băng cá nhân
Không cho đầu kim được tiếp xúc với không khí. Hãy nhớ luôn để đầu kim được bao bảo vệ bởi lớp bông khi tiêm. Và có dán băng cá nhân sau tiêm hoặc đang truyền. Khi lấy bông ấn lên miệng vết kim chú ý chỉ cầm một mặt mặt tiếp xúc không chạm tay. Nhờ vậy sẽ hạn chế nguy cơ vi khuẩn xâm nhập.
- Tuyến yên nằm ở đâu và vai trò tiết ra hormone tăng trưởng?
- Mổ u tiền liệt tuyến có ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục không?
- U tuyến yên nguy hiểm thế nào?